Tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi ngày càng tăng trong những năm gần đây. Bởi, đột quỵ là một bệnh nguy hiểm, có thể cướp đi mạng sống của con người bất cứ lúc nào. Nhiều người lầm tưởng rằng đột quỵ chỉ xảy ra ở người trung niên trở lên, nhưng đó lại là suy nghĩ sai lầm vì đột quỵ có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào và để lại hậu quả nghiêm trọng. Vậy đâu là nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết đột quỵ ở người trẻ tuổi. Hãy cùng JES tham khảo ngay nhé!
Câu chuyện 34 tuổi qua đời vì đột quỵ não
Đây là một câu chuyện về đột quỵ ở người trẻ tuổi ở Hà Nội. Bạn đọc có thể tham khảo để biết được mức độ nguy hiểm của căn bệnh “đột tử” này.
“Đến giờ anh T vẫn chưa quên được buổi sáng định mệnh hôm đó: Sau khi thức dậy, vợ anh sửa soạn chuẩn bị đi làm thì đột ngột thấy chóng mặt, nói hơi khó nghe, tê bì nửa người. Nghĩ là vợ chỉ bị mệt sau đợt chấm thi cuối kỳ, anh T đỡ vợ nằm nghỉ trên giường. Đến trưa, không thấy vợ dậy nên anh để vợ nghỉ ngơi thêm. Chiều tối, thấy vợ cũng chưa dậy, anh đến bên giường lay gọi, nhưng lúc này đáp lại anh chỉ là tiếng ú ớ với ánh mắt như mất hồn của vợ. Anh tích tắc gọi xe cấp cứu đưa vợ mình tới bệnh viện tỉnh. Bệnh viện tỉnh thăm khám rồi chuyển chị vợ lên Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng hôn mê.
Sau khi khám và đánh giá, các bác sỹ của Trung tâm Đột quỵ nhận định: Bệnh nhân bị đột quỵ tắc thân nền. Các bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân chụp MRI với mong muốn tìm kiếm ít cơ hội để cứu sống bệnh nhân. Kết quả chụp cho thấy toàn bộ cầu não 2 bên, trung não, tiểu não, thùy chẩm bị chấn thương nặng do tắc hoàn toàn động mạch thân nền. Bệnh nhân không còn chỉ định can thiệp lấy huyết khối, điều này đồng nghĩa là bệnh nhân sẽ có kết cục xấu, thậm chí tử vong. Và một kết quả buồn đã đến với cô giáo trẻ này.”
Nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ tuổi
Những nguyên nhân chủ yếu khiến người trẻ tuổi bị đột quỵ bao gồm:
1. Bệnh lý dị dạng mạch máu não
Dị dạng mạch máu não là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây nên đột quỵ chảy não ở người trẻ tuổi. Sự phát triển bất thường của mạch máu não có thể gây nên túi phình có thành mạch máu mỏng, đây là nguyên nhân có thể gây ra xuất huyết não. Hoặc mạch máu có thể bị bóc tách gây hẹp hay tắc mạch, nhồi máu não.
Hiện tại là chưa có biện pháp hiệu quả thực sự nào để dự phòng dị dạng mạch não. Những bất thường này có thể phát hiện sớm qua chụp cộng hưởng từ mạch máu não hoặc chụp cắt lớp vi tính tương phản mạch máu não. Điều này, có thể phát hiện được nguy cơ đột quỵ ở người trẻ tuổi.
2. Rối loạn chuyển hóa mỡ máu
Có khoảng từ 50-60% người trẻ tuổi bị nhồi máu cơ tim có rối loạn chuyển hóa mỡ máu, có sự khác biệt nhẹ giữa nữ và nam, trong đó nam giới gặp nhiều hơn so với nữ. Các nhà khoa học Brasil đã chỉ định rằng tỉ lệ Apoprotein A- I (ApoB/ApoA-I) và Apolipoprotein B có liên quan mật thiết đến nhồi máu não.
Đột quỵ ở người trẻ tuổi bởi thói quen ăn uống thiếu lành mạnh và khoa học (ăn quá nhiều thức ăn nhanh, thực phẩm dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn…), ngày càng đối diện với những bệnh lý mạch máu lớn và nhỏ sớm hơn (bệnh lý đột quỵ, tim mạch…)
3. Bệnh béo phì và lười vận động
Các nghiên cứu Hoa Kỳ cho thấy có khoảng 10% các bệnh nhân đột quỵ trẻ tuổi thừa cân (chỉ số khối cơ thể BMI >30), ngoài ra các chỉ số tỉ lệ vòng bụng/vòng hông, tỉ lệ vòng bụng/chiều cao, chu vi vòng bụng còn có mối liên quan chặt chẽ hơn đến nguy cơ bị đột quỵ ở người trẻ tuổi.
Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề này, tuy nhiên có một thực trạng là trong 5 năm vừa qua (từ 2014 – 2020), tỉ lệ người béo phì tại Việt Nam tăng 33%, đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á. Tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế kéo theo chế độ ăn uống không lành mạnh. Giới trẻ ngày càng thích ngồi trước máy tính hoặc ôm điện thoại di động hơn là tham gia vào các hoạt động thể dục, thể thao.
4. Đái tháo đường và tăng huyết áp
Đái tháo đường gặp ở 30% đột quỵ ở người trẻ tuổi và với bệnh tăng huyết áp khoảng 10%. Đặc biệt, với khu vực Đông Nam Á, tỉ lệ bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não trẻ tuổi có đái tháo đường lên đến 54.8%.
Tại Việt Nam, bệnh tiểu đường ở người trẻ đang có sự gia tăng nhanh, thậm chí với trẻ em. Nhiều ca bệnh được ghi nhận ở trẻ nhỏ từ 9 – 13 tuổi, thanh niên từ 20 đến dưới 30 tuổi. Thói quen ăn uống cộng lối sống không lành mạnh, ô nhiễm môi trường khiến độ tuổi mắc tiểu đường càng trẻ hóa, thậm chí mới 9 tuổi.
5. Hút thuốc lá
Khoảng 50% số bệnh nhân đột quỵ trẻ tuổi có hút thuốc lá, những nghiên cứu mới nhất gần đây cho thấy có sự tương quan giữa số lượng thuốc hút mỗi ngày và nguy cơ tăng đột quỵ não. Thuốc lá chứa đến 7000 chất độc hóa học như formaldehyde, carbon monoxide, arsenic và cyanide. Những chất độc này được hấp thu vào phổi, sau đó được vận chuyển vào máu làm thay đổi và phá hủy các tế bào trong cơ thể.
Những thay đổi của chất hóa học này làm tăng nguy cơ tổn thương mạch máu não, vữa xơ dẫn đến nguy cơ đột quỵ ở người trẻ tuổi ngày càng tăng. Những nghiên cứu này giống như một hồi chuông cảnh báo cho những người đã và đang có thú vui tai hại này.
6. Uống rượu bia
Uống rượu bia, đặc biệt là những loại rượu nặng có liên quan chặt chẽ đến sự tăng lên của bệnh lý chảy máu não ở bệnh nhân trẻ tuổi. Nghiên cứu từ Tạp chí Y khoa Lancet (Anh) về tình trạng sử dụng đồ uống có cồn ở 189 quốc gia và vùng lãnh thổ (1990 – 2017) cho thấy Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng tiêu thụ rượu nhiều nhất thế giới. Đây là một con số đáng báo động về nguy cơ đột quỵ ở người trẻ hiện nay.
Dấu hiệu nhận biết đột quỵ
Để có thể phòng tránh đột quỵ hiệu quả ngay từ khi còn trẻ thì việc nhận biết được những dấu hiệu đột quỵ là rất cần thiết. Khi bệnh nhân bị đột quỵ não, các triệu chứng đột quỵ ở người trẻ tuổi sẽ xảy ra sau vài phút hoặc sau vài giờ với các dấu hiệu sau:
- Đột ngột đau đầu dữ dội;
- Đột ngột mất thị lực, đặc biệt là triệu chứng xuất hiện ở một bên mắt;
- Đột ngột có cảm giác tê hay yếu liệt ở mặt, chân hoặc tay (các triệu chứng thường xảy ra ở một bên cơ thể – nửa người);
- Đột ngột không nói được, giọng nói bị méo mó hoặc bệnh nhân nói nhảm, vô nghĩa, không hiểu được lời nói của mình;
- Chóng mặt, cơ thể mất thăng bằng hoặc không thể thực hiện vận động theo ý muốn…
Nếu bất kỳ ai có biểu hiện bất thường với những triệu chứng như trên, thậm chí không rõ ràng, hãy lập tức gọi cấp cứu 115, đồng thời thực hiện sơ cứu đột quỵ tại nhà và vận chuyển người bệnh an toàn tới bệnh viện gần nhất để tìm cơ hội điều trị trong giờ vàng để “cứu não”.
Theo PGS. Tôn khuyến cáo: “Để giảm nguy cơ đột quỵ ở người trẻ tuổi, bạn cần khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát kịp thời các yếu tố nguy cơ, nếu có cần điều trị sớm. Chẳng hạn điều trị tăng huyết áp và các bệnh lý chuyển hóa, béo phì…nên thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học, bỏ rượu, bỏ thuốc lá. Với bệnh nhân trong gia đình có người từng bị bất thường mạch máu, tăng đông nên được tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa nhằm sàng lọc và loại trừ yếu tố nguy cơ”.
PGS. Tôn cũng chia sẻ thêm: khoảng 1/3 các ca đột quỵ ở người trẻ tuổi xuất hiện sau khi có một hoặc nhiều cơn đột quỵ nhẹ còn gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua. Cơn thiếu máu não thoáng qua xảy ra do tình trạng máu cung cấp lên não bị ngưng tạm thời.
Các dấu hiệu như yếu một cánh tay hoặc chân, mất thị lực đột ngột trong ít phút có thể xuất hiện do cơn thiếu máu não thoáng qua gây nên. Sau đó khả năng vận động có thể trở lại bình thường, điều này tạo cảm giác chủ quan cho người bệnh. Tuy nhiên sẽ rất nguy hiểm nếu bạn không quan tâm. Đây thường là dấu hiệu cảnh báo sớm một cơn đột quỵ não thực sự đang “rình rập” bạn.
Bên cạnh việc lên kế hoạch cho một đồng hồ sinh học khoa học và hợp lý, thì để hạn chế đột quỵ ở người trẻ tuổi, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng viên uống chống đột quỵ để có được hiệu quả tốt nhất.
XEM THÊM: List 7 viên uống chống đột quỵ của Mỹ hiệu quả nhất hiện nay
Đột quỵ ở người trẻ tuổi đang dần trở nên phổ biến, điều này khiến mọi người cần cảnh giác hơn và không nên chủ quan. Với những thông tin chia sẻ trên, hy vọng đã cung cấp được cho người đọc nguồn thông tin hữu ích và gá trị.