Home Sức khỏe Top 10 bệnh xương khớp thường gặp ở người Việt Nam

Top 10 bệnh xương khớp thường gặp ở người Việt Nam

Top 10 bệnh xương khớp thường gặp ở người Việt Nam

Các bệnh về xương khớp thường liên quan đến quá trình thoái hóa hoặc do thay đổi nội tiết tự nhiên của cơ thể. Khiêng vác nặng, ngồi sai tư thế trong thời gian dài cũng khiến xương khớp bị lão hóa sớm. Dưới đây là top 10 bệnh xương khớp phổ biến ở người Việt Nam. Hãy tìm hiểu cùng JES nhé!

Các bệnh về xương khớp thường gặp

1. Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là một trong các bệnh về xương khớp thường gặp ở người Việt Nam. Đây là tình trạng tổn thương phần xương dưới sụn và sụn khớp, kèm theo phản ứng viêm và giảm lượng dịch khớp.
Thoái hóa khớp tiến triển chậm và hay gặp trong độ tuổi trung niên, lớn tuổi (khoảng trên 50 tuổi). Đặc biệt, phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh xương khớp này cao hơn nam giới do quá trình sinh nở hoặc những thay đổi về nội tiết. Thoái hóa khớp không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh.

2. Viêm khớp

Viêm khớp là căn bệnh về xương khớp khá phổ biến ở mọi lứa tuổi. Viêm khớp chủ yếu xảy ra ở người từ trên 65 tuổi, tuy nhiên ở lứa tuổi nhỏ hơn cũng có nguy cơ mắc bệnh xương khớp này, với gần một nửa số người mắc phải ở độ tuổi trẻ. Độ tuổi từ 18 – 44 tuổi tỉ lệ người mắc phải là 7,3%. Tuổi từ 45 – 64 tuổi30,3% và trên 65 tuổi49,3%.
Theo những con số biết nói trên, ta thấy tuổi tác càng cao, tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp càng nhiều, tuy nhiên đây không phải là nguyên nhân duy nhất. Căn bệnh viêm khớp chiếm 26% ở nữ giới và 19% ở nam giới mọi lứa tuổi. Các số liệu do Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đưa ra. Những người béo phì, thừa cân sẽ nằm trong diện nguy cơ mắc bệnh về xương khớp nhiều hơn.
Tình trạng viêm xương khớp cũng có thể xảy ra do va đập, chấn thương hoặc tình trạng lão hóa, bào moòn sụn khớp và xương dưới sụn, cộng thêm việc vận động khớp thiếu hợp lý dẫn đến khớp bị viêm. Phản ứng viêm khớp xảy ra chính là cơ chế tự vệ của cơ thể trước sự xâm nhập của những yếu tố bên ngoài như chấn thương, va đập hoặc từ bên trong như nhiễm trùng, di truyền,.. Chính vì thế, khi nhắc đến các bệnh về xương khớp, đặc biệt là bệnh viêm khớp hãy nghĩ ngay đến tình trạng viêm, sưng, nóng đỏ và đau ở một vị trí nào đó của khớp.
Có rất nhiều dạng viêm khớp không giống nhau, tuy nhiên một số dạng thường thấy là: viêm do thoái hóa, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, thấp khớp cấp, viêm khớp nhiễm trùng. Đa số các bệnh viêm khớp đều rất khó điều trị dứt điểm. Bệnh dễ tái phát trở lại và trở nên nặng hơn. Để lâu ngày có thể dẫn đến đau nhức, dần mất đi khả năng vận động, thậm chí bị tàn phế nên cần phải cải thiện sớm.

3. Viêm khớp dạng thấp

Là một dạng bệnh viêm khớp nhưng mang tính nguy hiểm hơn, gây ra tình trạng viêm mạn tính tự miễn trong các khớp. Bệnh viêm khớp dạng thấp này xảy ra khi hệ thống tự miễn dịch tấn công lên mô xung quanh của khớp được gọi là bao hoạt dịch. Các bệnh về xương khớp và cụ thể là viêm khớp dạng thấp gây ảnh hưởng đến nhiều khớp, các mô và cơ quan khác trong cơ thể. Mặc dù các nhà nghiên cứu đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu và khảo sát, nhưng vẫn chưa tìm được đáp án đầy đủ về nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy viêm khớp dạng thấp có thể liên quan đến yếu tố di truyền.
Tại Việt Nam, viêm khớp thường gặp ở phụ nữ chiếm đến 70 – 80%, đa số là phụ nữ trung niên độ tuổi khoảng 30 – 60 tuổi. Có trường hợp trẻ em mắc bệnh xương khớp nhưng tỉ lệ này khá ít.
Viêm cột sống dính khớp: viêm cột sống dính khớp là một bệnh thấp viêm đặc trưng do tổn thương cột sống và các khớp ở chi dưới, khớp cùng chậu, thường kèm theo viêm các điểm bám gân. Bệnh tiến triển chậm song có xu hướng bị dính khớp. Hơn 90% những người bị ảnh hưởng có 1 kháng nguyên bạch cầu đặc trưng được gọi là kháng nguyên HLA-B27. Cơ chế cơ bản được cho là gây viêm tự động hoặc tự miễn dịch.

4. Loãng xương

Khi nói đến loãng xương, PGS.TS Đặng Hồng Hoa (Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh) cho hay: Loãng xương là tình trạng giảm mật độ xương, đồng thời hủy hoại cấu trúc xương đến mức có thể làm tăng nguy cơ gãy xương. Cấu trúc xương bị xốp dạng tổ ong và mỏng hơn xương bình thường dẫn đến hạn chế khả năng chịu lực và chống đỡ của xương.
Nguyên nhân gây ra các bệnh xương khớp loại này là do thay đổi nội tiết tố, dùng thuốc, tuổi tác… Đặc biệt ở phụ nữ, tốc độ mất xương giai đoạn mãn kinh từ 1 – 3%/năm, kéo dài từ 5 – 10 năm sau khi bước qua thời kỳ mãn kinh.

Bệnh loãng xương
Loãng xương là tình trạng giảm khối xương, gây tổn hại đến vi cấu trúc của tổ chức xương làm giảm độ chắc của xương

5. Gãy xương

Gãy xương là tình trạng xương bị tổn thương làm mất tính liên tục của xương do nguyên nhân chấn thương hoặc do bệnh lý. Tình trạng mất tính liên tục hoàn toàn được gọi là gãy xương hoàn toàn, tình trạng mất tính liên tục không hoàn toàn được gọi là gãy xương không hoàn toàn. Vì vậy, gãy xương cũng được liệt kê trong các bệnh về xương khớp hay gặp ở người Việt Nam.

6. Bệnh gout

Bệnh gút là do lắng đọng các tinh thể acid uric hoặc tinh thể muối urat gây viêm các khớp, thường gặp ở nam giớiđộ tuổi từ 40 trở lên. Bệnh thường có những đợt tái phát nhiều lần rồi trở thành mạn tính.
Các nguyên nhân làm tăng acid uric máu và bệnh gút gồm có: Các nguyên nhân làm giảm bài tiết acid uric (bệnh thận, một số thuốc…), các nguyên nhân làm tăng sản xuất acid uric (chủ yếu do ăn nhiều thịt đỏ như bò, dê, cá biển) và các yếu tố khác liên quan khác như di truyền, tuổi tác hay giới tính.

7. Thoát vị đĩa đệm

Thêm một trong các bệnh về xương khớp phổ biến hiện nay chính là thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm là do nhân nhầy đĩa đệm cột sống ra khỏi vị trí bình thường. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm do các yếu tố như: tư thế sai trong lao động, di truyền, vận động, thoái hóa tự nhiên… Ngoài ra, chấn thương cột sống, bị tai bạn cũng gây thoát vị đĩa đệm.
Người bị thoát vị đĩa đệm thường tập trung ở những dạng chính là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm mất nước và thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng. Bệnh gây nên những triệu chứng tê lan, tê nhức dọc từ thắt lưng xuống mông và chân, hay đau từ vùng gáy, cổ lan ra hai vai xuống cánh tay và bàn tay… Song song, đó bệnh thường gây đau rễ thần kinh và đau cột sống, mỗi đợt đau kéo dài từ 1-2 tuần. Giai đoạn đầu có thể đau âm ỉ nhưng càng về sau càng đau dữ dội, đau nhiều hơn hơn.
Tương tự như thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp, thoát vị đĩa đệm khó chữa trị hoàn toàn. Một khi nhân nhầy đã thoát ra ngoài, cột sống sẽ yếu đi và dễ bị mất ổn định. Hơn nữa, cơn đau thoát vị có thể khiến dáng đi đứng của người bệnh bị thay đổi, dẫn đến teo cơ và vẹo cột sống.

8. Gai cột sống

Gai cột sống là một diễn biến của căn bệnh thoái hóa cột sống xảy ra khi các gai xương hình thành tại khu vực giao nhau của đốt cột sống. Các gai cột sống này là sự phát triển thêm ra của xương tại nơi đầu đĩa sụn, đốt sống, dây chằng quanh khớp do viêm khớp cột sống mạn tính, chấn thương hay sự tích tụ canxi ở các gân, dây chằng tiếp xúc với đốt sống gây ra.
Gai cột sống có thể xuất hiện trên nhiều vị trí của xương sống cơ thể nhưng thường hay gặp ở gai cột sống cổ và gai cột sống lưng. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm các bệnh về xương khớp, cụ thể là bệnh gai cột sống, nó sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, khiến người bệnh khó chịu, cảm giác đau vai, đau ở vùng thắt lưng hoặc cổ nếu gai chèn ép vào dây thần kinh. Điều này, khiến cơn đau có thể lan xuống cánh tay, tê bì chân tay, thậm chí làm hạn chế cử động.

9. Lupus ban đỏ hệ thống

Lupus ban đỏ hệ thống (đọc tắt là lupus) xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công vào các mô chính cơ thể bạn. Điều này dẫn đến tình trạng viêm mạn tính và gây tổn thương cho nhiều mô và nhiều hệ thống khác nhau của cơ thể như: khớp xương, da, thận, phổi, tim, các tế bào máu và não. Trong đó, có triệu chứng trên da xuất hiện chiếm đến 70% người bệnh và thường trở nên xấu đi khi phơi ra nắng hay tiếp xúc với ánh sáng.
Trong đợt bùng phát, bệnh xuất hiện triệu chứng đau cơ, đau các khớp nhỏ của bàn tay, cổ tay, cứng khớp và phù mề. Tuy không chữa được hoàn toàn, nhưng có thể điều trị hiệu quả bằng thuốc. Bệnh thường không hủy hoại khớp hay làm giảm khả năng vận động.

10. Ung thư xương

Ung thư xương cũng thuộc trong các bệnh về xương khớp được chúng tôi nhắc đến. Đây là sự xuất hiện khối u ác tính ở trong xương. Những khối u này thường phát triển rất nhanh và cạnh tranh với các mô xương lành, có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Ung thư xương
Ung thư xương là sự xuất hiện khối u ác tính ở trong xương

Triệu chứng bệnh xương khớp

Triệu chứng của bệnh xương khớp nếu như liệt kê cụ thể cho từng căn bệnh thì nhiều vô số kể. Mỗi khớp sẽ có những khó khăn khi vận động riêng, mỗi loại bệnh sẽ có những triệu chứng sưng, đau, tê bì và cứng khớp khác nhau. Dưới đây là những triệu chứng liên quan đến các bệnh về xương khớp:

1. Đau khớp

Triệu chứng phổ biến nhất của đau cơ xương khớp là đau khớp. Đây là lý do khiến phần lớn người bệnh tìm đến viện điều trị. Đau có thể khác nhau tùy thuộc vào loại bệnh xương khớp cũng như mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh.
Đa số người bị bệnh xương khớp thấy đau nhức khớp tăng lên khi hoạt động nhiều hoặc giảm bớt khi nghỉ ngơi. Các triệu chứng đau do bệnh xương khớp phổ biến khác bao gồm đau trầm trọng hơn đi kèm với hoạt động, tăng lên do thay đổi thời tiết, đau khi tâm trạng xấu.

2. Sưng khớp

Có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân phổ biến gây sưng khớp là viêm khớp. Nguyên nhân phổ biến thứ 2 gây sưng khớp là tổn thương khớp do tai nạn, va đập. Một số xét nghiệm có thể được thực hiện như chọc hút dịch khớp, kiểm tra máu. Các xét nghiệm phân tích dịch khớp có thể giúp xác định xem có bệnh xương khớp hay do những nguyên nhân khác gây sưng khớp như nhiễm khuẩn, bệnh gout.

3. Cứng khớp

Những người bị bệnh xương khớp hầu như luôn cảm thấy cứng khớp. Cứng khớp thường nặng hơn vào buổi sáng hoặc sau thời gian dài ngồi cố định một vị trí. Khi bạn di chuyển và hoạt động, cứng khớp sẽ thuyên giảm một ít. Các cách khác để giảm cứng khớp là sử dụng thuốc chống viêm.

4. Cảm nhận khớp mài mòn

Khi sụn khớp bị mòn đi, lớp lót mịn phủ khớp sẽ bị mất. Khớp di chuyển không được trơn tru. Có thể cảm nhận hoặc nghe thấy âm thanh “lụp cụp” thô ráp. Đặt tay lên khớp khi uốn cong khớp lại bạn sẽ cảm nhận được cảm giác này. Đôi khi đây còn được biết đến là dấu hiệu cảnh báo bệnh đau nhức xương khớp ở người già.

5. Đau khi nhấn khớp

Các khớp bị viêm khá nhạy cảm. Nếu một khớp bị viêm và khi nhấn xung quanh khớp, bạn có cảm giác đau là dấu hiệu cho thấy khớp bị viêm.

6. Nóng và đỏ vùng da quanh khớp

Bệnh xương khớp mà thường gặp là gout hay viêm khớp có thể dẫn đến các triệu chứng của đỏ và nóng khớp. Khi thấy những triệu chứng của các bệnh về xương khớp này, bạn nên đến bác sĩ để khám bởi vì chúng đang tiềm ẩn nguy cơ bệnh nhiễm trùng khớp tiềm ẩn.

Nóng và đỏ quanh vùng khớp
Nóng và đỏ quanh vùng khớp

7. Các khối sưng và u nhô lên xung quanh khớp

Bệnh xương khớp có thể gây ra sự hình thành túi chất lỏng hoặc gai xương. Chúng biểu hiện như là các khối u xung quanh khớp. Các khối sưng và u nhô lên có thể không nhạy cảm khi bị va chạm, có vẻ ngoài không đều. Hầu hết người bệnh nhận thấy những biểu hiện này trên các khớp nhỏ của ngón tay, chúng cũng có thể xảy ra ở các khớp khác trên cơ thể.

8. Biến dạng khớp

Khi xương và sun khớp dưới bị mòn bởi bệnh xương khớp, khớp có thể xuất hiện biến dạng. Nếu sụn khớp bị mòn, xương dưới dụn và khớp có thể xuất hiện góc cạnh. Biến dạng khớp thường được nhìn thấy ở các khớp gối, khớp ngón tay.

9. Đau lan truyền

Có một loại bệnh đặc biệt đó là thoái vị đĩa đệm cổ và thắt lưng. Bệnh gây nên những triệu chứng nhức, tê lan dọc từ thắt lưng xuống chân và mông (theo dây thần kinh tọa) hay đau từ vùng cổ, gáy lan ra hai vai xuống bàn tay, cánh tay… Mỗi đợt đau kéo dài từ 1 – 2 tuần.
Để có những khớp xương chắc khỏe và dẻo dai, ngoài chế độ vận động hợp lý, bạn cũng nên tìm hiểu thêm đau nhức xương khớp nên kiêng ăn gì. Hơn hết, việc kết hợp sử dụng các viên uống bổ xương khớp cũng mang đến các lợi ích thiết thực.
XEM THÊM: Top 8 thuốc bổ xương khớp của Mỹ tốt và hiệu quả nhất
Các bệnh về xương khớp hiện nay đang rất phổ biến và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của con người.

Nguyễn Thùy Linh nhiều năm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm, hy vọng với kiến thức của Linh sẽ mang tới nhiều thông tin hữu ích cho độc giả