Người bị tai biến sống được bao lâu? Đây là câu hỏi đang được rất nhiều người quan tâm. Việc nắm rõ về bệnh tai biến mạch máu não cũng như phương pháp điều trị hiệu quả sẽ giúp bạn không rơi vào tình trạng lo lắng khi mắc bệnh hoặc người nhà có nguy cơ đối mặt với bệnh lý này. Cụ thể như thế nào, hãy cùng JES tìm hiểu trong bài viết sau!
Tai biến mạch máu não là gì? Có nguy hiểm không?
1. Tai biến mạch máu não là gì?
Não là cơ quan trung ương với chức năng kiểm soát chuyển động của cơ thể, lưu trữ ký ức và cũng là nguồn gốc của mọi cảm xúc, suy nghĩ, lời nói của con người. Để duy trì tốt chức năng này, não cần được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng để nuôi sống các tế bào não.
Tai biến mạch máu não là tình trạng xảy ra khi lượng máu cung cấp cho một phần não đột ngột bị giảm hay tắc nghẽn do mạch máu não bị vỡ hoặc tắc. Khi đó, các mô não sẽ bị hoại tử dần, cơ thể mất khả năng kiểm soát hoạt động. Tình trạng này nếu không được cấp cứu và điều trị sớm có thể dẫn đến tàn tật lâu dài, thậm chí là tử vong.
2. Các loại tai biến mạch máu não
Có 2 loại tai biến mạch máu não:
- Tai biến do thiếu máu não cục bộ (nhồi máu não): Tai biến do thiếu máu não cục bộ xảy ra khi các cục máu đông gây tắc mạch máu, làm cản trở dòng máu lưu thông lên não.
- Tai biến do xuất huyết não (chảy máu não): Tai biến do xuất huyết não xảy ra khi 1 mạch máu bị vỡ, máu thấm vào và làm tổn thương những mô não xung quanh.
3. Tai biến mạch máu não có nguy hiểm không?
Người bị tai biến sống được bao lâu? Trước khi giúp bạn có câu trả lời JES nghĩ bạn nên nắm được sự nguy hiểm của căn bệnh này để có thể phòng bệnh hơn trị bệnh.
Tai biến mạch máu não là loại bệnh thuộc về hệ thần kinh được đánh giá là có tỷ lệ tử vong đứng thứ 3 sau ung thư và tim mạch. Theo thống kê có đến 16 triệu người mắc bệnh/ 1 năm và khoảng 6 triệu người tử vong/năm, số còn lại phải đối mặt với dị tật cả đời. Riêng khu vực châu Á chiếm tới 60% số ca bị tai biến trên thế giới.
Theo một kết quả thống kê đã cho thấy thì có khoảng 200,000 người bị tai biến và khoảng 50% không qua khỏi, 90% đã phải sống chung với tàn tật. Tỉ lệ người nhập viện vì tai biến mạch máu não thường tăng từ 1.7-5.2% và nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 4 lần nữ giới. Độ tuổi này ngày càng trẻ hóa từ 50 – 60 tuổi xuống 40 – 50 tuổi, thậm chí có cả ở tuổi đôi mươi. Những con số biết nói này cho thấy mức độ nguy hiểm của căn bệnh này thế nào rồi phải không?
Người bị tai biến sống được bao lâu?
Đây là một câu hỏi mà bạn sẽ không thể có được câu trả lời cụ thể, bởi tai biến mạch máu não ở mỗi người có mức nghiêm trọng không giống nhau. Thể trạng, sức bền, khả năng chịu đựng, thậm chí là số phận cũng không ai giống ai. Có những người tử vong chỉ sau vài phút cơn tai biến khởi phát, nhưng cũng có rất nhiều người đã vượt qua và phục hồi, sống khỏe mạnh cho đến rất nhiều năm sau đó.
Như vậy, “Người bị tai biến sống được bao lâu?” là câu hỏi không có hồi đáp. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là, sau tai biến mạch máu não, chất lượng cuộc sống cũng như tuổi thọ của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng một phần. Bản thân bệnh nhân và gia đình cần tích cực thực hiện liệu trình theo sự chỉ dẫn của các chuyên gia.
Người bị tai biến sống lâu hơn nếu điều trị và chăm sóc đúng cách
Sau cơn “đại nguy kịch”, người tai biến sống được bao lâu? Trên thực tế, nếu đã cấp cứu kịp thời và bệnh nhân qua cơn nguy kịch ban đầu, thì sau đó tuổi thọ của người tai biến sẽ do việc chăm sóc và điều trị quyết định.
1. Dinh dưỡng tốt giúp bệnh nhân tai biến sống lâu hơn
Thời gian sống của người bị đột quỵ càng kéo dài nếu được chăm sóc, quan tâm đúng cách về mặt tâm lý và vật chất. Trong đó, chế độ dinh dưỡng lành mạnh dành cho người bệnh cần hạn chế chất béo động vật, đường bột, nội tạng, thịt đỏ, chất kích thích… thay vào đó là bổ sung nhiều rau xanh và trái cây.
Người bệnh tai biến mạch máu não nên được chia sẻ, cảm thông để có động lực vượt lên khó khăn. Tốt nhất, bác sĩ và thân nhân hỗ trợ và khuyến khích người bệnh trị liệu, tự thân thực hiện các sinh hoạt nếu khả năng cho phép để đẩy nhanh tiến trình hồi phục, cũng như có thêm niềm tin sống vui sống khỏe.
2. Vệ sinh sạch sẽ, đẩy lùi nguy đột quỵ tái phát, giúp bệnh nhân tai biến sống thọ
Người bệnh sau cơn tai biến có thể bị liệt nửa người, yếu cơ, kèm theo nhận thức bị suy giảm gây nhiều khó khăn trong việc tự chủ đại tiểu tiện, hay trong vệ sinh cá nhân như tắm rửa, đánh răng, thay quần áo… Nếu được chăm sóc đúng cách và thường xuyên, bệnh nhân sẽ tránh được nguy cơ viêm nhiễm, hoại tử các phần thịt tiếp giáp với giường, ngăn ngừa tái phát đột quỵ lần 2, giúp kéo dài thời gian sống của người sau tai biến.
3. Trị liệu phục hồi giúp bệnh nhân tai biến sống lâu như người bình thường
Thực tế cho thấy, khả năng phục hồi tự nhiên di chứng liệt nửa người do đột quỵ gây ra là trong vòng 1 năm kể từ ngày bị liệt. Sau thời gian này thì tỷ lệ hồi phục giảm đi, nhưng người bệnh có thể kéo dài sự sống sau cơn tai biến, sớm tự lập trở lại trong sinh hoạt hằng ngày bằng cách kiên trì luyện tập vật lý trị liệu vừa sức như lăn trở mình, co duỗi tay chân…
Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp sử dụng viên uống chống đột quỵ, chống tai biến mạch máu não của Mỹ để có thể phòng chống bệnh hiệu quả.
THAM KHẢO: Top 7 viên thuốc chống đột quỵ của Mỹ tốt nhất
Nhìn chung bệnh nhân tai biến sống được bao lâu còn phụ thuộc vào việc sơ cứu kịp thời và nhanh chóng. Tiếp theo là chế độ chăm sóc và điều trị phù hợp giúp người bệnh tai biến bình phục dần cả về thể chất và chức năng. Nếu làm tốt 3 điều này, người tai biến sẽ sống lâu như người bình thường.