Home Sức khỏe [Bật mí] Cách tắm đêm an toàn tránh bị đột quỵ

[Bật mí] Cách tắm đêm an toàn tránh bị đột quỵ

[Bật mí] Cách tắm đêm an toàn tránh bị đột quỵ

Đâu là cách tắm đêm an toàn tránh đột quỵ mà chúng ta cần phải biết. Bởi, với lối sống bận rộn ngày nay đã khiến cho nhiều người hình thành thói quen tắm đêm. Tuy nhiên, thói quen tắm đêm lại có ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng con người. Vậy làm thế nào để tắm an toàn và đúng cách giúp đảm bảo sức khỏe? Hãy để JES giải đáp thắc mắc về cách tắm đêm an toàn phòng tránh đột quỵ dưới đây. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!

Cách tắm đêm an toàn tránh đột quỵ

1. Những nguy hiểm khi tắm đêm

  • Gây đau đầu kinh niên: Một số người tắm đêm thường hay đi ngủ khi tóc vẫn còn ướt khiến da đầu bị nhiễm lạnh, các mạch máu lưu thông khó khăn dẫn đến đau đầu mãn tính.
  • Gây đột tử: Tắm đêm sẽ làm nhiệt độ cơ thể thay đổi, làm các mạch máu co lại, dẫn tới máu không lên não gây các bệnh về phổi, nặng hơn là đột quỵ và tai biến.
  • Cơ thể bị nhiễm lạnh: Một số người thường có thói quen tắm đêm ngay sau khi vừa hoạt động mạnh như chơi thể thao vào buổi tối. Đây là lúc lỗ chân lông còn mở và hơi nước dễ ngấm vào dẫn đến các triệu chứng như sốt, ho, phổi nhiễm lạnh.

2. Cách phòng tránh những rủi ro khi tắm đêm

Nguy cơ đột quỵ khi tắm đêm thường xuất hiện ở những người có sức khỏe yếu, người lớn tuổi, người bị bệnh tim mạch, suy giảm miễn dịch hay ung thư.
Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe khi tắm, bạn không nên để nhiệt độ cơ thể thay đổi quá đột ngột. Ví dụ, mới vận động cơ thể thân nhiệt đang nóng không nên tắm nước lạnh hoặc trong môi trường lạnh tắm nước quá nóng.
Thay vào đó, bạn nên tắm trong môi trường và nhiệt độ tương thích nhau. Khi về muộn, tốt nhất bạn chỉ nên vệ sinh cơ thể bằng nước ấm, dùng khăn lau sạch người, không nên tắm hoặc ngâm bồn khi quá khuya.
Trong trường hợp bắt buộc phải tắm vào buổi tối, lưu ý tắm trong một môi trường an toàn và có người xung quanh. Những trường hợp đột quỵ khi tắm đêm xảy ra đa phần là ở nhà một mình.

Cách phòng chống rủi ro khi tắm đêm
Cách phòng tránh những rủi ro khi tắm đêm

Tắm đêm nên tắm bằng nước lạnh hay nước nóng?

Tắm đêm bằng nước nóng hay nước lạnh? Vẫn là nỗi băn khoăn của không ít người khi tắm đêm. Khi nhiệt độ nước tắm không tương thích với nhiệt độ cơ thể, cơ thể sẽ tự điều chỉnh lại bằng cách giãn hoặc co các mạch máu để thích nghi. Chính bởi lý do trên mà tùy vào thời tiết mà chúng ta có những phương án lựa chọn về nhiệt độ nước tắm khác nhau.
Tránh trường hợp nhiệt độ cơ thể có chênh lệch lớn so với nhiệt độ nước như: ngâm bồn tắm nước nóng khi trời lạnh hay tắm nước lạnh khi vừa đi ra ngoài trời nóng rất dễ khiến cơ thể rơi vào trạng thái sốc nhiệt.
Không tắm nước lạnh về đêm vì việc tắm bằng nước lạnh khiến các mạch máu co lại, khiến quá trình máu lưu thông bị trì trệ dẫn đến cơ thể yếu ớt, mệt mỏi.
Không tắm đêm bằng nước quá nóng vì nước quá nóng sẽ phá vỡ các chất dầu trên da đầu, gây giãn huyết quản, nở lỗ chân lông, tăng gánh nặng cho tim.
Nhiệt độ lý tưởng nhất để tắm đêm đó chính là tắm nước nóng. Tắm nước nóng hỗ trợ làm tăng tốc độ tuần hoàn máu, tạo cảm giác thả lỏng cho trí não và còn giúp cơ thể đi vào giấc ngủ sâu và ngon hơn.

Tắm đêm nên tắm bằng nước lạnh hay nước nóng
Có nên tắm đêm bằng nước lạnh

Những lưu ý khi tắm về đêm

Các chuyên gia thường khuyên chúng ta không nên đi tắm khi đồng hồ đã quá 22h, tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý thêm về những “thời điểm cấm” không nên tắm đêm để giúp bạn có cách tắm đêm an toàn tránh đột quỵ.

1. Chú ý về thời điểm tắm

  • Sau khi tập luyện có cường độ cao và vận động mạnh: khi luyện tập thể dục thể thao cơ thể sẽ tiết ra nhiều mồ hôi. Thay vào đó bạn có thể chờ 15 phút cho cơ thể hạ nhiệt rồi mới bắt đầu tắm. Tuy nhiên, nếu bạn tập luyện có cường độ cao thì nên cân nhắc không nên tắm mà chỉ lau khô người rồi ngồi nghỉ.
  • Khi cơ thể mệt mỏi hoặc khi vừa trải qua một cơn ốm nặng: người ốm có thân nhiệt cao hơn so với mức bình thường. Bởi vậy, nếu tắm ngay lúc này rất dễ để lại những hậu quả không mong muốn, đồng thời tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Khi quá đói hoặc quá no: sau khi ăn cơ thể cần tập trung máu đến hệ tiêu hóa nên khi tắm ngay thì các mạch máu sẽ giãn nở gây cản trở đến tiêu hóa. Còn khi tắm bụng rỗng sẽ vô tình gây hạ đường huyết khiến mắt hoa, đột quỵ.

2. Những gợi ý tắm an toàn vào đêm

Hình thức tắm đêm mặc dù hại nhiều lợi ít đến sức khỏe con người, nhưng đôi khi đây cũng là một giải pháp hiệu quả đáp ứng nhu cầu muốn tắm rửa sạch sẽ của những người bận rộn. Sau đây là một số gợi ý về cách tắm đêm an toàn tránh đột quỵ.

  • Dùng khăn và nước ấm để lau người: sau khi tắm nên chuẩn bị khăn ấm cỡ to để đắp lên toàn thân. Chiếc khăn ấm ngoài công dụng mở rộng lỗ chân lông giúp điều chỉnh cơ thể về trạng thái cân bằng, điều hòa cơ quan nội tạng, còn giúp bạn giảm căng thẳng mệt mỏi và thư giãn.
  • Tắm bằng nước nóng để tránh bị cảm hay đột quỵ: chúng ta nên tắm đêm bằng nước nóng thay vì nước lạnh. Vì nước nóng có thể cải thiện máu lưu thông từ đường bụng, tim từ đó phòng chống đột quỵ.

XEM THÊM: Top 7 viên thuốc chống đột quỵ của Mỹ hiệu quả và tốt nhất
JES hy vọng những thông tin cách tắm đêm tránh đột quỵ được chia sẻ trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Hãy nắm lấy những lưu ý trên để tắm đêm an toàn bạn nhé.

Nguyễn Thùy Linh nhiều năm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm, hy vọng với kiến thức của Linh sẽ mang tới nhiều thông tin hữu ích cho độc giả