Home Sức khỏe Các triệu chứng sắp bị đột quỵ mà bạn nên biết

Các triệu chứng sắp bị đột quỵ mà bạn nên biết

Các triệu chứng sắp bị đột quỵ mà bạn nên biết

Triệu chứng của đột quỵ là một trong những điều mà bạn nên lưu ý, bởi đây là điều kiện tiên quyết giúp bạn phòng chống bệnh đột quỵ hiệu quả. Với xu hướng phát triển như ngày nay thì đột quỵ đang dần trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Nó thường xuất hiện đột ngột, gây ra tỷ lệ tử vong cao và nhiều khi để lại hậu quả nặng nề. Tuy nhiên, nếu nhận biết dấu hiệu sớm của bệnh sẽ giúp bạn tránh được những hối tiếc muộn màng. Hãy cùng JES tìm hiểu ngay các dấu hiệu sắp bị đột quỵ dưới đây nhé.

Dấu hiệu của người bị đột quỵ

1. Các dấu hiệu của đột quỵ chủ yếu

  • Dấu hiệu ở thị lực

Thị lực giảm, mắt nhìn mờ dần ở cả hai hoặc một mắt. Tuy nhiên biểu hiện đột quỵ này không rõ ràng như các dấu hiệu yếu tay, yếu cơ mặt và các vấn đề về ngôn ngữ. Chính vì thế, người bệnh khi nhận thấy mình có triệu chứng của đột quỵ thì nên yêu cầu được cấp cứu ngay.

  • Dấu hiệu ở mặt

Mặt có biểu hiện mất cân xứng, miệng méo, nhân trung (là đường rãnh ở phía dưới mũi và phía trên bờ môi) hơi lệch qua một bên so với bình thường và nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống. Đặc biệt, khi người bệnh cười hoặc nói thì sẽ thấy rõ dấu hiệu méo miệng cũng như thiếu cân xứng trên khuôn mặt.

  • Dấu hiệu yếu tay hoặc yếu chân

Khi xảy ra đột quỵ, một triệu chứng của đột quỵ hay gặp là một bên cánh tay hoặc chân (hoặc cả hai) đột ngột yếu đi hoặc tê bì. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến các chi ở bên đối diện vùng não gây ra đột quỵ. Cảm giác của người bị đột quỵ là tay bị tê mỏi, khó thao tác, khó cử động, không nhấc chân lên được. Bạn có thể kiểm tra bằng việc mở rộng cả hai cánh tay trong vòng 10 giây. Nếu một cánh tay rơi xuống thì có thể chỉ là báo yếu cơ – một dấu hiệu của bệnh.

  • Dấu hiệu qua giọng nói

Triệu chứng của đột quỵ mà chúng ta cũng thường gặp là nói ngọng hay khó nói bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở ra khó, phải gắng sức thì mới nói được. Hãy tự kiểm tra bằng việc nói lặp đi lặp lại một cụm từ. Bạn có bị nói líu lưỡi, dùng từ sai hoặc không nói được? Nếu bạn đang gặp các dấu hiệu trên thì bạn có khả năng bị đột quỵ.

  • Dấu hiệu ở thần kinh

Người bệnh cảm thấy đau nhức đầu dữ dội. Đây là triệu chứng nặng và khá phổ biến của bệnh đột quỵ, nhất là những người bệnh có tiền sử bị đau nửa đầu.

  • Dấu hiệu qua nhận thức

Người bệnh có biểu hiện không nhận thức được, rối loạn trí nhớ, mắt mờ, tai ù không nghe rõ. Đây cũng là những triệu chứng của đột quỵ mà bạn nên lưu ý.

2. Một số dấu hiệu khác

  • Tự nhiên chóng mặt

Hệ thống tuần hoàn sẽ gặp nhiều trở ngại, nếu tim quá yếu. Bộ não không nhận đủ oxy cần thiết. Điều đó sẽ làm bạn cảm thấy chóng mặt, thậm chí là đau đầu. Do đó, bạn cần chú ý và đi chẩn đoán bệnh ngay khi có những biểu hiện trên thường xuyên.
Nếu bạn bị chóng mặt, buồn nôn hoặc gặp khó khăn trong đi lại thì bạn có thể nghĩ rằng mình bị say, song thực tế đó có thể là dấu hiệu của đột quỵ mà bạn không nên chủ quan.

  • Đau đầu nặng

Cơn đau đầu nặng, đột ngột là một trong những triệu chứng hay gặp ở người bị đột quỵ.

  • Yếu một bên cơ mặt

Yếu đột ngột một bên cơ mặt có thể là triệu chứng của đột quỵ. Để kiểm tra, các nhân viên cấp cứu có thể yêu cầu bạn cười, nói hoặc nhe răng. Nếu một bên mặt của bạn chùng xuống, không cử động thì có thể bạn bị tình trạng này.

  • Khó thở hoặc tim đập nhanh

Một nghiên cứu về các khác biệt giới trong đột quỵ đã cho thấy phụ nữ dễ bị các triệu chứng tim đập nhanh hoặc khó thở khi đột quỵ.

Dấu hiệu nhận biết sớm đột quỵ
Những dấu hiệu giúp bạn nhận biết sớm bệnh đột quỵ

Cách phòng ngừa bệnh đột quỵ

Đột quỵ là nguyên nhân “chủ chốt” gây tàn phế hàng đầu, gây tử vong thứ ba sau bệnh tim mạch và ung thư. Theo đó, mọi người khi có dấu hiệu của đột quỵ, đặc biệt là người có độ tuổi trên 50 nên khám sức khỏe định kỳ hàng năm để phát hiện sớm và được bác sĩ tư vấn điều trị đúng cách nhằm phòng chống đột quỵ hiệu quả.

  • Ổn định huyết áp: Huyết áp cao là nguyên nhân chính làm đứt mạch máu não. Vì thế, bệnh nhân cần được điều trị sớm để ổn định huyết áp và tránh nguy cơ bị đột quỵ.
  • Ổn định đường huyết: Bệnh tiểu đường là yếu tố gây ra mảng xơ vữa động mạch lớn, dẫn đến thiếu máu não. Ổn định đường huyết cũng là cách hiệu quả để phòng ngừa bệnh đột quỵ.
  • Bỏ thuốc lá, giảm uống rượu: Thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra bệnh mạch máu não. Ngừng hút thuốc lá sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ rất lớn gây đột quỵ.
  • Thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh: ăn nhiều rau xanh, ít cholesterol, ít dầu mỡ và muối.
  • Kiểm soát cholesterol trong máu.
  • Ổn định trọng lượng cơ thể.
  • Thường xuyên vận động để rèn luyện thể chất.
Cách phòng ngừa bệnh đột quỵ
Các cách giúp bạn phòng chống bệnh đột quỵ hiệu quả

“Giờ vàng” khắc phục đột quỵ

3 giờ đầu sau những dấu hiệu đột quỵ được xem là “thời gian vàng“. Do lúc này các dấu hiệu của bệnh chỉ vừa mới xuất hiện nên khả năng hồi phục cao. Sau 3 giờ, nơi vùng não xảy ra tai biến và mô não cận kề vùng tai biến sẽ bị hư hại và phục hồi khó hơn. Do vậy, khi xuất hiện các triệu chứng của đột quỵ cần đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Không nên áp dụng các phương pháp dân gian truyền miệng hoặc sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, những việc này đều làm chậm trễ thời gian vàng cho điều trị.
Đặc biệt, nên cho bệnh nhân đột quỵ tập vận động càng sớm khi có thể. Trước đây, có nhiều quan niệm sai lầm khi bắt người bệnh nằm nguyên một tư thế, thậm chí không được nhúc nhích đầu sau khi bị đột quỵ. Hiện nay, các bác sĩ đều khuyến cáo nên cho các bệnh nhân luyện tập sớm, có thể bắt đầu sau 24 giờ hoặc 48 giờ, khi đã qua giai đoạn nguy hiểm của bệnh đôt quỵ. Ngoài ra việc tập vận động sớm giúp giảm đi các biến chứng khác như viêm phổi, loét do tì đè.
Hồi phục sau đột quỵ là một quá trình đòi hỏi cần nhiều thời gian trong khoảng 3- 6 tháng đầu, nhưng có thể tiếp tục tiến triển cho đến 2 năm hoặc có thể lâu hơn. Vì vậy, bệnh nhân không nên mất hy vọng nếu lỡ bị tàn phế nặng.

Giờ vàng khắc phục bệnh đột quỵ
Mốc “thời gian vàng” giúp khắc phục bệnh đột quỵ mà bạn nên nhớ

Cách xử trí người bị đột quỵ

Khi phát hiện người có các triệu chứng của đột quỵ, bạn cần xử trí đúng cách:

  • Đỡ người bệnh, không để người bệnh bị té ngã chấn thương.
  • Gọi xe đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
  • Không tự ý cho uống, thậm chí nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác.
  • Không để người bệnh nằm chờ xem có khỏe lại không.
  • Không cạo gió, cắt lễ, cúng vái
  • Để người bệnh nằm xuống chỗ thoáng, nghiêng qua một bên. Nếu nôn ói bạn cần móc hết đàm nhớt để bệnh nhân dễ thở.
  • Phải đưa người bệnh vào bệnh viện càng nhanh càng tốt để cứu sống kịp thời các phần não chưa chết nhưng đang bị sưng, đang bị thiếu máu nuôi, hoặc bị chèn ép.

Vì thế, có thể thấy rằng việc biết cách sơ cứu đột quỵ tại nhà là vô cùng cấp bách và thiết thực để “cứu vớt” được tính mạng của người bị đột quỵ trong giây phút đoạt mệnh này. Thêm vào đó, việc phát hiện sớm các triệu chứng của đột quỵ cũng mang một ý nghĩa quan trọng trong việc phòng chống bệnh đột quỵ.
Hơn hết, việc sử dụng bổ sung viên uống chống đột quỵ của Mỹ cũng là cách giúp bạn chống đột quỵ hiệu quả đang được nhiều bác sĩ khuyến khích hiện nay.

Cách xử trí người bị đột quỵ
Cách xử trí người bị đột quỵ ngay tại nhà hiệu quả

XEM THÊM: Danh sách 7 loại thuốc chống đột quỵ của Mỹ tốt nhất
Hy vọng, với những chia sẻ về các triệu chứng của đột quỵ, cách phòng chống và xử lý khi bị đột quỵ trên đây, đã giúp mọi người hiểu hơn về vấn đề này. Đôi khi chúng ta nên nhớ rằng “phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh” nhé mọi người.

Nguyễn Thùy Linh nhiều năm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm, hy vọng với kiến thức của Linh sẽ mang tới nhiều thông tin hữu ích cho độc giả