Home Học tiếng Nhật Tổng hợp ngữ pháp N5: Cấu trúc xuất hiện trong kỳ thi JLPT

Tổng hợp ngữ pháp N5: Cấu trúc xuất hiện trong kỳ thi JLPT

Tổng hợp ngữ pháp N5: Cấu trúc xuất hiện trong kỳ thi JLPT

Đối với những bạn đang chuẩn bị cho kỳ thi N5, có quá nhiều những ngữ pháp cần học và ghi nhớ, để ôn luyện kĩ càng hơn cho bài thi, hãy cùng nhau tổng hợp ngữ pháp N5 để vượt qua kỳ thi này thành công nhé.

KỲ THI NĂNG LỰC TIẾNG NHẬT JLPT N5

Kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT N5 là gì?

N5 là cấp độ thấp nhất trong hệ thống các cấp độ của kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT, được dùng để đánh giá khả năng đọc và hiểu những câu văn đơn giản, sử dụng các chữ cái trong bảng Hiragana, Katakana và các chữ Kanji căn bản nhất. Tuy về cơ bản, kỳ thi N5 không quá khó, nhưng để chắc chắn đạt được kết quả tốt, bạn nên ôn tập một cách tổng hợp ngữ pháp N5 để tự tin hơn làm bài.

Cấu trúc đề thi N5

Đề thi năng lực tiếng Nhật N5 được chia thành 3 phần chính :
Phần kiến thức ngôn ngữ (thời gian làm bài : 25 phút).

  • Cách đọc Kanji: kiểm tra cách đọc của từ được viết bằng Hán tự – khoảng 12 câu.
  • Kanji và Katakana: Chuyển từ viết bằng bảng chữ Hiragana sang bảng chữ Katakana hoặc Kanji – khoảng 8 câu.
  • Điền từ theo mạch văn: Tìm từ phù hợp dựa vào đoạn văn và bối cảnh – khoảng 10 câu.
  • Thay đổi cách nói: Kiểm tra khả năng thay đổi cách nói bằng cách tìm những cách diễn đạt, những từ gần nghĩa với các từ đã cho – khoảng 5 câu.

Đọc hiểu (thời gian làm bài 50 phút).

  • Ngữ pháp của câu -1: Kiểm tra khả năng phán đoán để lựa chọn dạng ngữ pháp phù hợp với nội dung của câu – khoảng 16 câu.
  • Ngữ pháp của câu -2 : Sắp xếp từ thành 1 câu đúng ngữ pháp và mạch lạc về mặt ngữ nghĩa – khoảng 5 câu.
  • Ngữ pháp theo đoạn văn: Kiểm tra kỹ năng lựa chọn câu, từ phù hợp với mạch văn trong đoạn văn ngắn cho trước – khoảng 5 câu.
  • Đọc hiểu đoạn văn ngắn: Kiểm tra khả năng đọc hiểu 1 đoạn văn ngắn, khoảng 80 chữ Hán tự đơn giản, được viết về các chủ đề như học tập, cuộc sống, công việc… – khoảng 3 câu.
  • Đọc hiểu đoạn văn cỡ vừa: Kiểm tra khả năng đọc hiểu 1 đoạn văn dài khoảng 250 chữ Hán tự, được viết dễ hiểu về các chủ đề liên quan đến cuộc sống hàng ngày – khoảng 2 câu.
  • Tìm thông tin: Kiểm tra khả năng tìm thông tin cần thiết trong các bản tin, bảng hướng dẫn dài khoảng 250 chữ Hán tự cơ bản – khoảng 1 câu.

Phần nghe (thời gian làm bài 30 phút).

  • Nghe hiểu chủ đề: Kiểm tra khả năng nghe hiểu 1 đoạn hội thoại ngắn, nghe và nắm bắt được những thông tin cần thiết, giải quyết những chủ đề mang tính cụ thể và có thể biết được cái thích hợp để diễn ra tiếp theo. – khoảng 7 câu.
  • Nghe hiểu điểm cốt lõi (point): Kiểm tra khả năng nghe hiểu 1 đoạn hội thoại ngắn, có tóm lược. Cho biết điều cần phải nghe, nghe và rút ra được thông tin theo yêu cầu – khoảng 6 câu.
  • Nghe hiểu đối thoại: Kết hợp nghe tình huống và nhìn hình để lựa chọn câu thoại thích hợp – khoảng 5 câu.
  • Nghe hiểu ứng đáp: Nghe hiểu 1 đoạn hội thoại ngắn rồi chọn ra câu ứng đáp sao cho phù hợp – khoảng 6 câu.

Tổng hợp ngữ pháp thi bằng N5

NHỮNG CẤU TRÚC XUẤT HIỆN TRONG KỲ THI N5

Trong đề thi N5 sẽ xuất hiện rất nhiều những cấu trúc ngữ pháp căn bản, để cụ thể hơn cho việc ôn tập, dưới đây sẽ là tổng hợp ngữ pháp N5 cần thiết và quan trọng mà bạn cần ghi nhớ

Ngữ pháp N5 Minna bài 1

Về ngữ pháp N5 Minna bài số 1, chúng ta cần lưu ý những nội dung chính sau: Cấu trúc khẳng định và phủ định của một danh từ, hỏi tuổi tác – đếm tuổi, trợ từ ”は” và trợ từ “の”. Trong đó, bạn cần quan tâm đến các cách dùng 2 trợ từ theo từng ngữ cảnh:
Trợ từ ”は”:

Dùng để nhấn mạnh vế sau, giải thích chủ đề được nói đến:
Được dùng với nghĩa là “cũng”
Dùng để phủ định hoàn toàn không làm gì
Trợ từ “の”:
Dùng để giải thích thêm cho một danh từ khác
Dùng để thể hiện sự sở hữu
Dùng để nói về xuất xứ
Dùng để đọc các dấu “-“ trong dãy số như số nhà hay số điện thoại

Ngữ pháp N5 Minna bài 2

  • Câu hỏi xác nhận trả lời với はい hoặc いいえ
  • Câu hỏi với nghi vấn từ
  • Câu hỏi lựa chọn
  • これ: Cái này, đây     それ: Cái đó, đó     あれ: Cái kia, kia

これ、このN:Dùng khi vật ở gần người nói.
それ、そのN:Dùng khi vật ở xa người nói, gần người nghe.
あれ、あのN:Dùng khi vật ở xa cả người nói và người nghe.

  • Nghi vấn từ なんの: Về cái gì?
  • Nghi vấn từ だれの: Của ai
  • Nghi vấn từ. どこの: Dùng để hỏi về xuất xứ

Ôn tập thi bằng N5

Ngữ pháp N5 Minna bài 3

  • ここ、そこ、あそこ: Chỗ này, chỗ đó, chỗ kia
  • Mẫu câu chỉ nơi chốn
  • Câu hỏi với nghi vấn từ chỉ nơi chốn
  • なんがい。: Tầng mấy?
  • いくら: Giá bao nhiêu?
  • Nghi vấn từ どちら

Ngữ pháp N5 Minna bài 4

  • なんじ: mấy giờ?   なんぶん: mấy phút
  • Trợ từ に: lúc
  • から…まで: Từ…đến
  • Động từ chia ở quá khứ, hiện tại, tương lai
  • Hỏi số điện thoại なんばん?: Số mấy

Ngữ pháp N5 Minna bài 5

  • Động từ いきます/ きます / かえります
  • Trợ từ へ dùng để chỉ về phương hướng
  • Trợ từ も trường hợp nhấn mạnh phủ định
  • なんで: Bằng cái gì? Bằng cách nào?
  • だれと: Cùng với ai?
  • Một số trạng từ chỉ thời gian
  • Đếm ngày tháng なんがつ: Tháng mấy?
  • いつ: Khi nào?

Ngữ pháp N5 Minna bài 6

  • Chia nhóm động từ
  • Chia động từ ở thể nguyên mẫu sang thể lịch sử (ます形)
  • Trợ từ を
  • なに: Cái gì?
  • Quy tắc nhấn mạnh của trợ từ も
  • ~に会います/~と会います
  • ~で: Tại/ở
  • ~と: Cùng với
  • Sắp xếp các trợ từ trong câu
  • ~Vましょう: cùng nhau làm~

Ngữ pháp N5 Minna

  • Cách hỏi tại sao?: どう して ~ tại sao?
  • Làm gì đó bao nhiêu lần trong khoảng thời gian bao lâu: Lượng từ (khoảng thời gian) + に + ~かい + động từ
  • N1 là N2 của N3: N1 は N2 の N3 です
  • Cái này/cái đó/cái là N: これ / それ / あれ   に   N   です
  • Chỗ này/chỗ đó/chỗ đó là N(địa điểm): ここ / そこ / あそこ    に   N(địa điểm)    です
  • Chia thì của động từ (hiện tại và quá khứ, khẳng định và phủ định)

Bài viết tổng hợp ngữ pháp N5 trên đã bao gồm những công thức phổ biến và hay xuất hiện trong bài thi N5 nhất. Ngoài ra, bạn nên ôn luyện thêm các công thức đã được dạy trong quá trình học để có thể đạt được kết quả thi tốt nhất nhé. Chúc các bạn sớm chinh phục được mục tiêu mà các bạn đặt ra!