Vậy là chúng ta cũng đi đến bài cuối cùng rồi, ngữ pháp Minna no nihongo bài 50. Như mình đã đề cập ở bài 49, trong bài 50 chung ta sẽ tiếp tục học về kính ngữ, cụ thể là 2 loại kính ngữ còn lại : khiêm nhường ngữ và thể lịch sự. Bài cuối cùng rồi, chúng ta hãy cố gắng hết sức nhé!
1. Khiêm nhường ngữ
Là cách nói hạ mình dùng để nói hành vi bản thân qua đó thể hiện sự kính trọng với người nghe hay người được nói tới
A. お / ご~します
- お / ご động từ nhóm I, II thể ます + します
おもそうですね。おもちしましょうか (1)
Trông nặng quá nhỉ. Tôi mang giúp anh chị nhé
わたくじがしゃちょうにスケジュールをおしらせします (2)
Tôi thông báo lịch làm việc tới giám đốc
あにがくるまでおくります (3)
Anh trai tôi sẽ chở anh chị bằng ô tô
Người nói dùng cách nói khiêm nhường ngữ để nói với người nghe ở (1) và ngườ được nói tới ở (2). Còn (3) chủ thể hành vi không phải người nói nhưng là người ngoài thuộc cùng nhóm với người nói
Cần chú ý với cách nói này, không dùng với các động từ thể ます một âm tiết
- ご động từ nhóm III
Cách nói này được dùng với động từ nhóm III . Ngoài ra còn có các động từ khác như sau : [しょうかいします], [しょうたいします], [そうだんします], [れんらくします] ,… Đối với các trường hợp ngoại lệ như [でんわします], [やくそくします] ,… thì chúng ta không dùng [ご] mà dùng [お] trước động từ
Ví dụ :
きょうのよていをごせつめいします
Tôi sẽ giải thích về lịch làm việc ngày hôm nay
B. Động từ khiêm nhường đặc biệt
Động từ | Động từ khiêm nhường đặc biệt |
いる | おる |
言う | もうす |
たべる/飲む | いただく |
する | いたす |
行く/来る | まいる |
見る | はいけんする |
Ví dụ :
ベトナムからまいりました
Tôi đến từ Việt Nam
おおかしをいただきたいです
Tôi muốn được nhận kẹo
けんきゅうじょのなかにおります
Tôi ở trong phòng nghiên cứu
2. Thể lịch sự
- Cách dùng : cách nói lịch sự của người nói thể hiện sự kính trọng với người nghe
- Thể lịch sự của một số từ
ございます là thể lịch sự của あります
でございます là thể lịch sự của です
よろしでしょうか là thể lịch sự của いいですか - Ví dụ :
でんわはかいだんのよこにございます
Điện thoại ở cạnh cầu thang ạ
がくせいでございます
Tôi là học sinh ạ
おのみものはなにがよろしでしょうか
Đồ uống gì thì được ạ?
Thế là đã kết thúc cho trình độ sơ cấp 2. Mọi người nhớ học và ôn tập thật kĩ lại trước khi chúng ta bước vào các bài học trung cấp nhé!