Home Học Tiếng Trung [PDF] Bài tập ngữ pháp HSK 3 có đáp án chi tiết

[PDF] Bài tập ngữ pháp HSK 3 có đáp án chi tiết

[PDF] Bài tập ngữ pháp HSK 3 có đáp án chi tiết

Có một sự thật rằng học lý thuyết mà không thực hành thì kiến thức sẽ nhanh chóng trôi đi. Không chỉ có tiếng Trung mà ở bất cứ ngôn ngữ nào cũng vậy, sau khi học ngữ pháp, thì cần phải làm bài tập vận dụng để nắm được cách dùng. Trong bài viết hôm nay, cô Minh Trang đã tổng hợp lại hơn được những bài tập ngữ pháp tiếng Trung HSK 3 có đáp án PDF từ cơ bản đến nâng cao. Hãy mau mau tải xuống để luyện tập ngay từ bây giờ nhé!

Bài tập ngữ pháp HSK 3 có đáp án

HSK 3 là cấp độ Trung cấp tiếng Trung. Nếu muốn thi và lấy chứng chỉ HSK 3 thì bạn cần phải nắm vững được ngữ pháp liên quan. Ngữ pháp HSK 3 được đánh giá là không quá phức tạp. Bạn chỉ cần chăm chỉ làm những dạng bài về các cấu trúc đã được học là có thể nắm được kiến thức ở phần này.

Câu 1: Đặt 一下 vào chỗ thích hợp: 我们①刚才②看了③这本书④。

A. ①
B. ②
C. ③
D. ④

Câu 2: Đặt 才 vào chỗ thích hợp: 已经①十一点②了,你③怎么④起床。

A. ①
B. ②
C. ③
D. ④

Câu 3: Đặt 就 vào chỗ thích hợp: 你①这么②早③来④了。

A. ①
B. ②
C. ③
D. ④

Jes đã tổng hợp được file PDF bài tập ngữ pháp tiếng Trung có đáp án chi tiết trình độ HSK 3 tại đây. Bạn có thể tải xuống để luyện tập ngay từ bây giờ nhé!

Phương pháp làm bài tập ngữ pháp tiếng Trung HSK 3 nhanh gọn

Nắm kiến thức cơ bản

Để làm được các dạng bài tập ngữ pháp tiếng Trung có đáp án hoặc ở bất cứ ngoại ngữ nào khác thì yếu tố cực kỳ quan trọng đó là cần phải nắm chắc kiến thức nền tảng. Trong chương trình Hán ngữ sẽ có rất nhiều cấu trúc được phân chia theo các cấp độ Sơ – Trung – Cao cấp, ứng với HSK 1 – HSK 6.

Các kiến thức về ngữ pháp tiếng Trung mà bạn cần nắm khi muốn làm tốt tất cả các dạng bài tập đó là:

  • Từ loại: đại từ nhân xưng, đại từ nghi vấn, động từ, đại từ chỉ thị, tính từ, liên từ, số từ, lượng từ, phó từ,…
  • Các cấu trúc câu đặc biệt: câu hỏi, câu trần thuật, cấu trúc biểu thị nguyên nhân – kết quả, cấu trúc nhấn mạnh nội dung,…
  • Thành phần câu có trong tiếng Trung: chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, tân ngữ, định ngữ, trung tâm ngữ,…
  • Cách để phân biệt từ/cụm từ dễ nhầm lẫn trong tiếng Trung: 又 và 再, 次 và 遍, 3 chữ “de” trong tiếng Trung, 能 và 会, 能 và 可以,…
Nắm chắc kiến thức cơ bản
Khi làm bài ngữ pháp cần nắm vững các kiến thức

Đọc kỹ đề bài trước khi làm

Khi làm bài tập ngữ pháp tiếng Trung có đáp án trước hết thì bạn nên đọc kỹ yêu cầu đề bài. Có các câu nếu đọc lướt qua thì nghĩ là đúng nhưng nó có thể mắc lỗi sai ở đâu đó khó phát hiện. Thế nên, đọc kỹ yêu cầu đề bài, đáp án là kinh nghiệm đầu tiên trong quá trình làm bài tập mà người học phải nắm.

Quy tắc làm bài trắc nghiệm tiếng Trung

Khi làm những dạng bài tập trắc nghiệm ngữ pháp tiếng Trung, để tránh mắc những lỗi sai không đáng có thì bạn cần quan tâm đến một số vấn đề sau:

  • Đọc lướt qua đề bài và đáp án từ đầu đến cuối để nắm được yêu cầu của đề. Sẽ có một số chỗ có thể bạn không hiểu nhưng cũng đừng lo lắng mà hãy lướt qua.
  • Phân tích chỗ trống cần điền sau đó đọc hiểu những vế để xem câu đó sử dụng cấu trúc ngữ pháp gì, dấu hiệu nhận biết như thế nào.

Ví dụ: Chọn từ cần điền vào chỗ trống sau: 他……生病了,所以没有来上课。

A. 因为

B. 不但

C. 如果

D. 不管

Đọc kỹ câu ta sẽ thấy có 2 vế, dịch nôm na là “Anh ấy….ốm rồi, cho nên không lên lớp được”. Vế trước nói về nguyên nhân, vế sau là nói về kết quả cùng với dấu hiệu nhận biết là từ 所以 (cho nên) ➡ Đáp án A (因为: bởi vì). (Theo cấu trúc câu 因为……所以: Bởi vì …… cho nên).

Các quy tắc làm bài trắc nghiệm tiếng Trung
Những quy tắc làm bài tiếng Trung cần biết

Cách để làm dạng bài tìm lỗi sai

Với dạng bài tìm lỗi sai chủ yếu, kinh nghiệm làm bài tập cho người thi là phải ứng dụng vốn từ vựng, kiến thức ngữ pháp mới có thể làm được bài này. Hướng dẫn cách để làm dạng bài này:

  • Bước 1: Xem câu đã cho trên đề bài có đủ thành phần trong câu hay chưa, nghĩa biểu đạt đã rõ ràng chưa. Ví dụ: 自行车()比较容易的交通方法。➡ Câu này sai do thiếu vị ngữ ở phần trong dấu ngoặc.
  • Bước 2: Xem cách dùng từ đã hợp lý hay chưa: Bởi vì một số câu tiếng Trung có thể xuất hiện những chỗ dùng từ không đúng, khó biểu đạt được ý nghĩa của cả câu. Một số lỗi thường gặp như dùng từ loại dễ bị nhầm như danh từ, động từ, tính từ,… Ví dụ: 我还想好这个问题。➡ Câu này dùng sai ở chỗ in đậm (sau 还 không sử dụng 不, 了 chỉ được dùng sau tính từ nhưng trước đó phải có trợ từ ngữ khí).
  • Bước 3: Kiểm tra thứ tự ngữ pháp trong câu đã chính xác hay chưa. Ví dụ: Câu 我的房间比别人的房间一点大。⇒ 我的房间比别人的房间大一点。(Cấu trúc A 比 B + Tính từ).

Hy vọng rằng với những thông tin trên đây đã có thể giúp bạn có được nguồn tài liệu phù hợp với nhu cầu của mình. Chúc các bạn học tập thật tốt!