Trà giảm mỡ máu ngoài việc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe về thể chất và tinh thần còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh mỡ máu cao. Mỡ máu tăng cao kéo dài có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh như đột quỵ, xơ vữa động mạch,… Để hạn chế tình trạng này, bạn có thể tham khảo sử dụng 20 loại trà giảm mỡ máu dưới đây.
Ưu điểm của trà giảm mỡ máu
Có nhiều lý do để ngày càng nhiều người ưa chuộng sử dụng trà hạ mỡ máu như một phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh máu nhiễm mỡ.
- Có một số loại trà dạng túi lọc, người bệnh có thể mang theo sử dụng mọi lúc, mọi nơi.
- Trà có nguyên liệu từ thiên nhiên nên khá lành tính và an toàn.
- Uống trà giảm mỡ máu là một trong những cách chữa mỡ máu cao tại nhà dễ thực hiện. Nguyên liệu dễ mua, cách hãm trà, đun trà cũng vô cùng đơn giản.
- Không chỉ làm giảm các chỉ số mỡ mà uống trà còn đêm lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó cũng tạo cảm giác thoải mái, thư giãn cho người bệnh.
Các loại trà giảm mỡ máu
Có rất nhiều loại trà giúp giảm mỡ máu. Có những loại rất dễ mua hoặc hái trong vườn nhà. Tuy nhiên có những nguyên liệu trà khó kiếm hơn. Tùy thuộc vào điều kiện, người bệnh có thể lựa chọn một vài loại trà giảm mỡ máu dưới đây.
1. Trà lá vối
Đồ uống dân dã này ngoài việc giúp thanh nhiệt cơ thể mà còn hỗ trợ chuyển hóa cholesterol trong máu. Khả năng này nhờ có hoạt chất beta-sitosterol có trong lá vối.
2. Trà hoa cúc
Trà hoa cúc giảm mỡ máu nhờ chứa hoạt chất flavones. Hơn nữa nó còn giúp giảm mát gan, giải độc, huyết áp, bảo vệ tim mạch. Bạn có thể sử dụng cúc mâm xôi, cúc tiến vua, hoa cúc la mã, cúc trắng phơi khô để hãm trà. Mỗi ngày, người bệnh mỡ máu nên uống tối đa 2 tách trà hoa cúc.
3. Trà đen
Trong trà đen chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe như: flavonoid, polyphenol… Uống 5 phần trà đen/ngày sẽ làm giảm 11% cholesterol xấu ở những người có mức cholesterol đang tăng nhẹ. Một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng uống loại trà này trong 3 tháng làm giảm 36% triglycerid.
Hơn nữa loại trà giảm mỡ máu này cũng góp phần giúp người béo phì giảm cân. Đây là một trong số các yếu tố giúp giảm mỡ máu.
4. Trà bồ công anh
Sở dĩ bồ công anh được nằm trong danh sách này là do trong thành phần có chứa hoạt chất Flavonoids. Uống 2 ly trà bồ công anh/ngày là cách để loại bỏ độc tố trong máu bao gồm cả lượng cholesterol xấu. Tuy nhiên, loại trà này không khả quan với người bị tiểu đường.
5. Trà xạ đen giảm mỡ trong máu
Có lẽ đây là loại trà nghe còn khá xa lạ đối với nhiều người. Xạ đen chủ yếu được trồng ở vùng núi cao Hòa Bình. Từ lâu, xạ đen đã xuất hiện trong các bài thuốc chữa ung thư, gan nhiễm mỡ, giảm mỡ máu.
Trong xạ đen có chứa nhiều hoạt chất quý như: Quinon, Saponin Triterpenoid, Flavonoid, Maytenfolone A. Chúng làm chậm quá trình oxy hóa, đào thải mỡ dư thừa ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Người bệnh có thể phơi khô 50 gram lá xạ đen rồi đun sôi với 1,5 lít nước trong 10 phút. Rồi chắt lấy nước uống, đơn giản hơn có thể hãm như hãm trà.
6. Trà xanh
Trong trà xanh chứa các hợp chất catechin và polyphenol giúp giảm LDL-cholesterol và bảo vệ động mạch. Nó cũng có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi những tác động có hại của chế độ ăn uống giàu chất béo. Thêm vào đó, hoạt chất theanine trong trà xanh còn giúp tạo cảm giác thư giãn, thoải mái cho cơ thể.
7. Trà xạ vàng
Trên vùng núi cao Hòa Bình còn xuất hiện cây xạ vàng giúp hạ men gan, hạ mỡ máu. Xạ vàng rửa sạch, thái lát mỏng rồi phơi khô làm nguyên liệu để làm trà. Lưu ý là không nên uống trà xạ vàng quá 50 gram/ngày.
8. Trà lá sen giảm mỡ máu
Câu trả lời không thể bỏ qua cho câu hỏi uống trà gì để giảm mỡ máu chắc đó là trà lá sen. Được nhắc đến trong cuốn “Bách thảo cương mục” như một loại trà giảm mỡ máu, thanh lọc cơ thể.
Lá sen cũng được nhiều người có nhu cầu giảm cân tin dùng. Để làm trà lá sen giảm mỡ máu, người bệnh mua lá sen tươi. Mỗi ngày rửa sạch 1 lá nấu với nước uống thay trà.
9. Trà lá hồng
Theo nghiên cứu Viện Tim mạch Việt Nam, trà lá hồng cũng được xem là một loại trà giảm mỡ máu hiệu quả. Lá hồng được thu hoạch vào tháng 7. Sau đó rửa sạch, trụng qua với nước sôi trong 10 phút. Phơi khô lá hồng trong bóng râm hoặc có thể sao khô bằng chảo trên lửa nhỏ. Bảo quan trà trong bình thủy tinh kín để nơi thoáng mát, khô ráo. Mỗi lần dùng 1 nắm nhỏ dùng để hãm thay trà uống mỗi ngày.
10. Trà tim sen
Bên cạnh lá sen, tim sen cũng có công dụng giảm cholesterol có hại trong máu. Ngoài ra, nó cũng là một loại “thuốc ngủ” an toàn, tự nhiên dành cho người khó ngủ, đặc biệt là người già. Một nhúm nhỏ tim sen khô đã đủ cho bạn để hãm trà uống cả ngày.
11. Trà atiso đỏ
Đây được coi là “thần dược” giúp giải độc gan, mát gan. Hoạt chất hibithocin có trong hoa atiso đỏ được cho là có khả năng đưa chỉ số cholesterol về giới hạn cho phép. Mỗi ngày uống khoảng 30 gram hoa atiso đỏ khô hãm cùng 700ml nước sôi sẽ giúp điều hòa lượng mỡ trong máu.
12. Trà linh chi
Trà thảo dược từ nấm linh chi hỗ trợ trị rối loạn mỡ trong máu, giúp giải độc gan. Để dùng trà linh chi trước hết cần mua nấm linh chi chất lượng rồi nghiền thành bột. Mỗi ngày hãm khoảng3 gram bột nấm với nước sôi tầm 20 phút.
13. Trà giảm mỡ máu giảo cổ lam
Giảo cổ lam là vị thuốc khá quen thuộc đối với nhiều người. Chất chống oxy hóa Saponin có trong giảo cổ lam giúp trung hòa các gốc tự do và bảo vệ tế bào gan. Đối với những người bị máu nhiễm mỡ, nó giúp tăng mỡ tốt và giảm mỡ xấu. Người bệnh có thể đun nước trà hoặc hãm khoảng 20 gram trà giảo cổ lam uống trong ngày.
14. Trà táo nhân
Táo nhân có chứa saponin giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giảm máu nhiễm mỡ. Hãm 15 gram táo nhân sao thơm dùng để uống thay trà cũng là một trong các biện pháp hỗ trợ dành cho người bị máu nhiễm mỡ.
15. Trà ngưu tất
Theo đông y, ngưu tất có tác dụng trong giảm cholesterol, hạ mỡ máu, thông mạch, tiêu mỡ. Lấy 12 gram rễ ngưu tất thái lát từng miếng mỏng hãm với nước nóng uống trong ngày.
16. Trà gừng
Trà gừng giảm mỡ máu cao cũng là một lựa chọn. Hoạt chất gingerol có trong gừng giúp phân hủy chất béo trong cơ thể. Gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch và thái lát mỏng. Cho 5 lát gừng tươi vào nồi đun sôi trong vòng 10 phút rồi đổ ra cốc để thưởng thức. Người bệnh có thể cho thêm chút mật ong để dễ uống.
17. Trà giảm mỡ máu từ vỏ lạc
Ít ai biết rằng lớp vỏ cứng bọc ngoài hạt lạc cũng có công dụng điều trị mỡ máu cao. Tuy nhiên, loại trà này sẽ mất nhiều công chuẩn bị hơn. Tách lấy 100 gram vỏ lạc rồi tán nhỏ, rây mịn. Sau đó cất vào lọ bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo. Mỗi lần dùng 9 gram bột vỏ lạc pha cùng nước ấm. Ngày uống 2 lần.
18. Trà giảm mỡ máu từ hà thủ ô
Trong hà thủ ô chứa emodin, rhein, chrysophanol, lecithin. Đây đều là những chất giúp giảm máu nhiễm mỡ, ngăn ngừa các cholesterol xấu bám vào thành mạch. Để sử dụng loại trà này cần kết hợp cùng các vị thảo dược khác. Cụ thể là thảo quyết minh, hà thủ ô, lá sen, sơn tra, lá trà xanh, linh chi, hổ trượng, mỗi loại 15 gram.
19. Trà kỷ tử
Kỷ tử hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu, hạ cholesterol. Do đặc tính giãn mạch mà nó có thể giúp tăng cường lưu thông máu, giảm tác động xấu bởi các mảng xơ vữa gây ra. Kỷ tử còn là một loại thảo dược tốt cho gan nhờ tính năng ức chế lắng đọng mỡ trong gan.
20. Trà sơn tra
Sơn tra hay còn được biết đến với tên gọi dân gian là táo mèo. Sơn tra có tác dụng đặc biệt trong việc hỗ trợ chuyển hóa thức ăn chứa nhiều dầu mỡ. Flavonoid, triterpene kali có trong loại quả này giúp thông mạch và hạn chế mảng bám trong thành mạch. Người bệnh có thể lấy 15 gram sơn tra khô đun nấu với nước uống thay trà trong ngày.
Lưu ý khi sử dụng trà giảm mỡ máu
Để đảm bảo hỗ trợ điều trị bệnh tốt và an toàn, người bệnh còn nên chú ý:
- Người bệnh mỡ máu không nên uống trà đặc. Vì nó sẽ gây gây thiếu máu do thiếu sắt, cản trở hoạt động của hệ tiêu hóa. Đặc biệt, là đối với người bị huyết áp cao, viêm gan, tiểu đường, viêm thận.
- Uống trà giảm mỡ máu chỉ là phương pháp hỗ trợ không nên quá lạm dụng sẽ phản tác dụng.
- Nên uống trà khi còn ấm tránh bị lạnh bụng. Ngược lại cũng không được uống trà quá nóng. Trà nóng trên 65 độ C có thể làm tổn thương dạ dày.
- Không uống trà lúc đói vì sẽ khiến bụng nôn nao, cồn cào.
- Không nên uống trà ngay sau khi ăn sẽ gây khó tiêu. Thay vào đó, hãy uống trà sau bữa ăn khoảng 30 phút.
- Không uống trà để qua đêm. Vì lúc này các loại nấm mốc, vi sinh vật sẽ xuất hiện trong trà gây ngộ độc.
- Người bị bệnh dạ dày không nên sử dụng phương pháp này.
Bên cạnh sử dụng trả giảm mỡ máu, người bệnh cũng có thể sử dụng kết hợp với viên uống giảm mỡ máu để có thể đạt được kết quả tốt nhất.
XEM THÊM: Chế độ ăn cho người mỡ máu cao: Nên và không nên
Bài viết hy vọng đã giúp bạn đọc tìm ra được loại trà giảm mỡ máu phù hợp. Với cách chế biến đơn giản và dễ làm, tin rằng việc chuẩn bị một tách trà giảm mỡ không quá làm khó được bạn.