Nhà ngôn ngữ học nổi tiếng D. A. Wilkins, một trong những nhà ngôn ngữ học nổi tiếng, đã từng nói rằng “Không có ngữ pháp, những thông tin có thể được truyền đạt là rất ít; Còn không có từ vựng, hoàn toàn không có bất kì thông tin nào có thể được truyền đạt cả. Qua đó ta có thể thấy từ vựng và ngữ pháp đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc hình thành nên khả năng ngôn ngữ của người học. Hôm trước mình đã giới thiệu đến các bạn về mảng từ vựng của bài 32 rồi đúng không nào ? Vậy hôm nay chúng ta sẽ học ngữ pháp Minna no Nihongo bài 32 nhé!
1. Động từ thể た / động từ thể ない + ほうがいいです
Nghĩa: nên / không nên
Cách dùng: dùng để khuyên ai đó làm gì / không làm gì thì tốt cho họ
Ví dụ:
- まいにちうんどうしたほうがいいです: Hàng ngày nên vận động
- じゃ、おふろにはいらないほうがいいですよ: Vậy thì, không nên tắm
*Khác nhau giữa [~たほうがいい] và [~たらいい]:
[~たほうがいい] dùng để đưa ra lời mời gợi ý đơn giản còn [~たらいい] chỉ ra sự so sánh và lựa chọn 2 vật
2. Động từ , tính từ đuôi [い], tính từ đuôi [な] và danh từ thể thông thường + でしょう
Nghĩa: có lẽ là
Cách dùng:
- Biểu thị suy luận của người nói căn cứ vào một số thông tin nào đó
- Danh từ chuyển qua thể thông thường bỏ [だ]
Ví dụ:
あしたはあめがふるでしょう: Có lẽ ngày mai trời sẽ mưa
3. Động từ , tính từ đuôi [い], tính từ đuôi [な] và danh từ thể thông thường + かもしれません
Nghĩa: có lẽ là / cũng không biết chừng
Cách dùng:
- Dùng để biểu thị sự phỏng đoán của người nói nhưng khả năng xảy ra thấp hơn 50%
- Danh từ chuyển qua thể thông thường bỏ [だ]
Ví dụ:
ごごからゆきがふるかもしれません: Tuyết có thể sẽ rơi vào buổi chiều cũng nên
4. きっと / たぶん / もしかしたら
4.1 きっと
Cách dùng:
- Phó từ này được dùng trong trường hợp người nói khá chắc hắn về suy đoán của mình.
- Xác suất nằm trong mức độ từ rất cao đến mức độ tương đương [でしょう]
Ví dụ:
- みらーさんはきっときます: Anh Miller chắc sẽ tới
- あしたはきっとあめでしょう: Ngày mai chắc sẽ mưa
4.2 たぶん
Cách dùng:
- Phó từ này biểu thị mức độ chắc chắn thấp hơn [きっと]
- Thường được sử dụng cùng [でしょう] và [~ともっています]
Ví dụ:
- みらーさんはくるでしょう?: Liệu anh Miller có đến không ?
- たぶんくるでしょう: Có lẽ anh ấy sẽ đến
- やまださんはこのニュースをしらないとおもいます: Tôi nghĩ anh Yamada không biết tin này
4.3 もしかしたら
Cách dùng:
- Phó từ này dùng kèm với [~かもしれません]
- So với câu không có [もしかしたら] thì câu có [もしかしたら] biểu thị khả năng thấp hơn
Ví dụ:
もしかしたら さんがつに そつぎょうできない かもしれません: Biết đâu tháng 3 tôi không tốt nghiệp được
5. Lượng từ で
Cách dùng: biểu thị mức giới hạn về tiến bạc, thời gian, số lượng cần thiết để một trạng thái, động tác hoặc sự việc được diễn ra
Ví dụ:
- えきまで30ぶんでいけますか?: 30 phút nữa đi đến ga được không ?
- 3まんえんでカメラがかえますか?: 3 vạn yên mua đầu video được không ?
Vậy là chúng ta đã hoàn thành xong phần ngữ pháp tiếng Nhật bài 32. Hy vọng các bạn vẫn sẽ giữ vững phong độ học như bây giờ! Chúc các bạn sẽ sớm ngày thành công trên hành trình chinh phục tiếng Nhật!