Kỹ thuật tàu thủy là ngành học đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng, khi mà Việt Nam sở hữu một đường bờ biển dài với tài nguyên biển vô cùng phong phú. Vậy thì bạn đã bao giờ thắc mắc ngành Kỹ thuật tàu thủy học trường nào? Thi khối gì? Ra trường làm gì chưa? Để tìm được câu trả lời, hãy cùng mình tham khảo bài viết sau đây.
1. Các trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật tàu thủy
Đào tạo kỹ thuật tàu thủy có thời gian học trong 5 năm. Chương trình đào tạo phát triển theo định hướng nghiên cứu, tính toán và thiết kế mô phỏng. Bên cạnh đó, sinh viên còn biết cách vận dụng các thiết bị thí nghiệm và phần mềm tiên tiến vào ngành kỹ thuật Tàu thủy.
- Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
- Học viện Kỹ thuật Quân sự: Pháo tàu, Máy tàu
- Trường Đại học Hàng hải Việt Nam: Công nghệ đóng tàu; Thiết kế tàu; Điểu khiển tàu
- Trường Đại học Nha Trang
- Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Giao thông vận tải TPHCM
2. Tìm hiểu về ngành Kỹ thuât tàu thủy?
2.1 Kỹ thuật tàu thủy là gì?
Kỹ thuật tàu thủy (Mã ngành: 7520122) là ngành học có sự kết hợp giữa kỹ thuật và công nghệ, chuyên phân tích, thiết kế, xây dựng tàu thuỷ và công trình nổi.
Kỹ thuật tàu thủy (tên tiếng Anh là Ship engineering) sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức về lý thuyết và thực tế trong lĩnh vực thiết kế tàu thuỷ và công trình nổi, cơ khí động lực, đáp ứng được các nhu cầu của tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tàu thủy và cơ khí động lực.
Bên cạnh đó, ngành này còn giúp sinh viên nắm vững các nguyên lý hoá học, toán học, vật lý học và các kiến thức về cơ khí, kiến thức chuyên môn như: máy động lực tàu thuỷ, kết cấu tàu thủy, thiết bị tàu thuỷ, thiết kế tàu thuỷ, kỹ thuật hàn tàu thuỷ, quản lý dự án đóng mới phương tiện vận tải… Ngoài ra, sinh viên còn được đào tạo phương pháp tổ chức quản lý sản xuất công nghệ đóng tàu, trang bị điện, thiết bị năng lượng tàu thuỷ mới, kỹ thuật tàu cao tốc, cơ học kết cấu tàu thuỷ, tin học ứng dụng trong thiết kế và đóng tàu…
2.2 Ngành kỹ thuật tàu thủy thi khối gì?
Ngành Kỹ thuật tàu thủy xét các khối như:
- A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
- A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
- C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lý)
- D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
- D90 (Khoa học tự nhiên, Toán, Tiếng Anh)
1.3 Ngành Kỹ thuật tàu thủy ra trường làm gì?
Sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật tàu thuỷ, sinh viên có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc ở các công ty, nhà máy, cơ sở sản xuất về công nghiệp đóng tàu, khai thác dầu khí, sửa chữa tàu, công trình biển, nghiên cứu thiết kế kiểm định, kiểm tra và khai thác tàu. Các vị trí như:
- Tổ chức sản xuất và quản lý, điều hành, giám sát công nghệ
- Thiết lập và xây dựng các dự án kỹ thuật cơ khí, thiết kế và đóng tàu
- Tư vấn kỹ thuật, thẩm định các dự án và thiết kế trong ngành cơ khí, đóng tàu
- Quản lý và khai thác các thiết bị, hệ thống năng lượng tàu thủy và các lĩnh vực cơ khí có liên quan
- Nhân viên thiết kế các hạng mục cơ khí tàu thủy và cơ khí công nghiệp, thiết kế quy trình công nghệ cơ khí, hệ thống năng lượng tàu thủy, công trình nổi
- Thiết kế quy trình công nghệ trong đóng mới cũng như sửa chữa tàu thủy, quy trình công nghệ, hệ thống thiết bị năng lượng tàu thủy và công trình nổi
- Quản lý doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất, xí nghiệp, nhà máy công nghiệp cơ khí, đóng tàu
Trên đây là danh sách các trường Đại học đào tạo ngành Kỹ thuật Tàu thủy uy tín, chất lượng mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn. Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về ngành học và chọn được ngôi trường phù hợp.