Ở đất nước có nền văn minh nhất nhì thế giới. Các loại phế liệu, rác thải được phân loại ngay từ khâu loại bỏ, chúng được phân riêng theo từng loại và bỏ vào chỗ riêng. Điều này thật tuyệt vời và đáng mơ ước trong mắt của công dân Việt nam nói chung và những người thu mua phế liệu nói riêng phải không ạ?
Chúng ta cùng đi tìm hiểu tên gọi và con đường rác thải tại Nhật Bản nhé
Rác thải là gì?
Rác thải là những vật và chất mà người dùng không còn muốn sử dụng và thải ra, tuy nhiên trong một số ngữ cảnh nó có thể là không có ý nghĩa với người này nhưng lại là lợi ích của người khác, chất thải còn được gọi là rác Trong cuộc sống, chất thải được hình dung là những chất không còn được sử dụng cùng với những chất độc được xuất ra từ chúng.
Xem thêm: Rác vô cơ và rác hữu cơ
theo wiki
Một số từ vựng liên quan tới ngành phế thải
ごみを出す (gomi o dasu) – vứt rác
資源しげん (shigen), リサイクル – tái chế
古紙こし (koshi) – giấy đã sử dụng
びん (bin) – Bình thủy tinh
缶かん (kan) – Lon
容器ようき包装ほうそう (youki housou) – chai, hộp nhựa
ごみ を分別ふんべつする (bunbetsu suru) – phân biệt
ごみ を収集しゅうしゅうする (shuushuu) – thu gom rác thải
発砲トレイ (happou torei) – khung/ hộp bọt
ペットボトル (petto botoru) – Hộp nhựa
粗大そだいごみ (sodai gomi) – rác kích thước lớn
粗大そだいごみ処理しょり券 けん(sodai gomi shori ken) – Phiếu vứt rác quá khổ
燃もやすごみ (moyasu gomi) – Rác cháy được
可燃かねんごみ (kanen gomi) – Rác cháy được
燃もやさないごみ (moyasanai gomi) – Rác không thể cháy
不燃ふねんごみ (funen gomi) – Rác không thể cháy
生なまごみ (nama gomi)- Rác thô
Tại Nhật Bản lại được phân chia tới 6 loại cơ bản là 2 loại chính rác đốt được và rác không đốt được
Rác cháy được
• Rác tươi sống (hãy lọc bỏ hết nước trước khi vứt)
• Vỏ sò, vỏ trứng
• Dầu dùng cho nấu ăn (được thấm bằng giấy hoặc vải, hoặc dạng vón cục)
• Giấy phế thải (những loại không thể tái chế được nữa)
• Tã, những loại rác sinh lý…
• Cành gỗ, hoa (hãy thu gọn kích thước dưới 30 cm)
• Quần áo
• Các thùng hoặc hộp chứa bằng nhựa không còn bám bẩn (hộp đựng natto, hộp đựng mayonnaise…phải rửa qua trước khi mang vứt)
• Túi da, giày da,…
• Sản phẩm cao su (găng tay cao su, ống cao su, giày, bóng…)
• Băng đĩa video, CD, DVD…
• Các sản phẩm nhựa không có nhãn nhựa…
Rác không cháy được
• Sản phẩm phế liệu kim loại mà không thể tháo các bộ phận bằng nhựa
• Kính, đồ gốm, dao kéo (Hãy đặt nó trong túi và viết chữ 「危険」“Nguy hiểm” ở bên ngoài)
• Đồ dùng gia đình nhỏ dưới 30 cm (nếu lớn hơn sẽ được xem là rác cỡ lớn)
• Kim loại
• Bình phun, bật lửa, xi lanh… ( Hãy loại bỏ hết đồ ở bên trong bình)
• Bóng đèn sáng, đèn huỳnh quang ( Hãy bọc nó trong hộp giấy trước khi vất đi)
Nhựa có thể tái chế
Những sản phẩm nhựa có gắn ký hiệu プラ và không bị bẩn đều thuộc loại rác nhựa có thể tái chế. Trước khi mang vứt hãy lưu ý phải rửa sạch vết bẩn còn sót trên hộp. Tùy vào từng khu vực, có những khu vực ngoài khay đựng thức ăn ra tất cả đều được xem là rác cháy được. Chính vì điều đó khi đến nơi ở mới hãy tìm hiểu về cách phân loại và vứt rác ở khu vực bạn sinh sống nhé.
→ Bạn có thực sự cần đến ống hút nhựa?
Những sản phẩm được gắn mắc プラ vào những hộp nhựa, túi chứa các sản phẩm như thực phẩm, quần áo đều thuộc loại rác nhựa có thể tái chế.
• Khay đựng thức ăn
• Cốc đựng pudding và sữa chua
• Hộp nhựa đựng trứng, dâu tây, đậu phụ…
• Chai đựng như dầu gội đầu, chất tẩy rửa…
• Các vật liệu đệm như thùng xốp, hộp xốp…
• Túi nhựa, túi bánh kẹo…
• Nắp chai của các chai nước, nắp vung…
Xem thêm: bảng giá thu mua phế liệu mới nhất
Giấy cũ, giấy đã qua sử dụng
Giấy đã sử dụng là các loại như giấy báo, bìa giấy, giấy gói, giấy linh tinh (tạp chí, bưu thiếp, hộp bánh kẹo…) là những loại giấy có thể tái chế được. Hãy chia nó thành 4 loại sau đây rồi buộc riêng từng loại giấy trước khi mang vứt.
• Giấy báo (Bao gồm cả tờ rơi các loại…)
• Tạp chí
• Bìa cacton
• Gói giấy (phía bên trong có màu trắng)
Dưới đây là những loại rác không thể xem như là rác giấy tái chế được mà là loại rác cháy được.
• Những vật liệu không phải là giấy (chẳng hạn như bao giấy mà bên trong được phủ bằng nhôm)
• Giấy không thấm được (cốc giấy, giấy dầu, giấy sáp…)
• Giấy nhiệt, giấy carbon, giấy không carbon, ảnh…
• Giấy dầu, giấy lụa…
Bình, lon, chai nhựa
1. Đổ tất cả các dung dịch còn thừa trong chai, rửa qua bằng nước để loại bỏ bẩn.
2. Cho vào khu vực vứt lon, chai, bình vào ngày thu gom rác.
Những sản phẩm có gắn ký hiệu loại chai nhựa PET (bên trong hình tam giác có số 1 và phía dưới sẽ có ký hiệu PET) thì sẽ được xếp vào loại này. Hãy tháo nắp và nhãn nilon bên ngoài ra, rửa sạch bên trong chai nhựa và nghiền nát nó, cho vào túi có thể nhìn thấy bên trong và đặc biệt lưu ý phải tháo nắp ra. Đối với những bao bì nhựa không có dán nhãn PET thì được xếp vào loại rác có thể cháy được.
Những chai nước giải khát như nước trái cây, rượu vang, thức uống dinh dưỡng, các chai thực phẩm, chai gia vị…
※ Bình không phải là loại rác có thể tái chế
×Chai mỹ phẩm ×Chai dầu ăn ×Chai bị vỡ → Đây là những loại rác không cháy được
• Những lon như nước trái cây, đồ uống có cồn, cà phê…
• Những lon thực phẩm đóng hộp như trà, bột nhão, bánh quy…
Nhãn nhôm (アルミマーク) Nhãn thép (スチールマーク)
Những ký hiệu nhôm, hoặc nhãn thép có thể được ký hiệu trên lon
Rác cỡ lớn
Những loại rác có kích thước vượt quá 30cm được xem là rác cỡ lớn. Để thu gom rác cỡ lớn phải đăng ký với trung tâm thu gom rác cỡ lớn ở mỗi khu vực, tiến hành các thủ tục cần thiết và mua “Phiếu thu gom rác cỡ lớn”, dán vào bên ngoài bề mặt của rác và đặt nó ở đúng nơi quy định hoặc mang đến nơi được hướng dẫn.
Đăng ký thu gom rác cỡ lớn có thể đăng ký trực tiếp trên mạng hoặc gọi điện thoại. Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ với trung tâm thu gom rác cỡ lớn của địa phương.
※ Những sản phẩm sau đây không được chấp nhận là rác cỡ lớn: tivi, máy lạnh, tủ lạnh, tủ đông, máy giặt, máy sấy quần áo, máy tính cá nhân, đàn piano…các loại phế liệu điện tử
Và những cách phân loại rác ở nhật mà ai cũng cần nhớ:
Phân loại rác đã trở thành một công việc hằng ngày và bình thường đối với mỗi người dân Nhật Bản. Việc đầu tiên vào buổi sáng khi người Nhật Bản mở cửa là vứt rác. Người Nhật Bản mỗi buổi sáng thức dậy ra khỏi cửa đều một tay xách cặp một tay xách túi rác.
Thùng rác được đặt trên đường phố hoàn toàn không nhiều. Những người Nhật Bản mỗi khi ra khỏi nhà cũng đem rác bỏ vào trong chính túi rác mà họ mang theo bên mình. Vì vậy nếu bạn đến các trung tâm mua sắm xa hoa của Nhật và bắt gặp những cô gái trẻ đẹp cầm những túi đựng rác đi shopping thì bạn cũng đừng kinh ngạc.
Các cơ sở xử lý rác ở Nhật Bản luôn mở cửa với công chúng, trở thành một cửa địa điểm quan trọng trong công tác tuyên truyền giáo dục cho người dân. Ở các cơ sở xử lý rác thải đều có những khu chuyên dùng cho việc đón tiếp những người đến đây tham quan. Học sinh các trường, cư dân thành phố đều là những vị khách thường xuyên của nơi đây. Đặc biệt là đối với học sinh, việc tham quan các cơ sở xử lý rác đã trở thành một môn học bắt buộc. Nhờ vậy mà ý thức phân loại rác,ý thức giữ gìn vệ sinh của người Nhật Bản rất cao.
Trên thực tế, đường phố tại Nhật Bản có rất ít các thùng rác, chủ yếu chỉ có ở các trung tâm thương mại, cửa hàng tạp hóa… thế nhưng rác lại không hề xuất hiện trên đường phố. Đối với người Nhật, hành vi xả rác là không hề văn minh, và họ thậm chí đã tập cho mình thói quen mang theo một chiếc túi để luôn bỏ rác của mình vào đó tiêu dùng có trách nhiệm và quý trọng môi trường thiên nhiên luôn được tiếp nối sau mỗi thế hệ người Nhật.
Nhưng cùng xem tại Việt Nam cơ sở thu mua phế liệu trả tiền để thu mua rác thải phế liệu như thế nào nhé.
Hội phế liệu tại Việt nam luôn bình chọn ra top những công ty thu mua phế liệu uy tín, giá cao nhất. xem thêm tại đây