Mì Udon – đặc trưng của đất nước Nhật. Mỗi quốc gia, mỗi đất nước đều có một món đặc trưng hay một nền ẩm thực riêng, chỉ cần nhắc đến là biết ngay quốc gia nào. Nói đến ẩm thực thì Nhật Bản là một trong những nước có nền ẩm thực có hương vị chân thực nhất tức là không lạm dụng vào gia vị quá nhiều mà từ những nguyên liệu tươi ngon vốn có. Nếu như ở nước ta có phở thì Nhật Bản được xem là thế giới mì. Trong đó mì Udon là một loại mì được dùng kèm với các loại nước sốt, đây được xem là món ưa chuộng của không chỉ những người Nhật à khách nước ngoài khi đến đây đều phải thưởng thức chúng cho bằng được.
Mì Udon là gì?
Là loại mì ống Nhật Bản sợi mì dày được làm từ bột mì, thường dùng trong ẩm thực Nhật Bản. Món ăn này thường được phục vụ nóng dưới dạng mì nước, trong một loại nước dùng có hương vị nhẹ gọi là kakejiru, được chế biến từ dashi, nước tương, và mirin. Udon thường được bày trí với hành lá cắt nhỏ xếp lên trên. Các món ăn kèm thường thấy bao gồm tempura, thường là tôm cỡ lớn hoặc kakiage (một loại vụn tempura hỗn hợp), hoặc aburaage (một loại đậu phụ chiên ngập dầu dạng túi được tẩm đường, nước tương và mirin). Người ta cũng hay thêm một lát mỏng kamaboko (chả cá có hình bán nguyệt), và bột shichimi cũng được cho vào để tăng hương vị.
Có nhiều loại nước dùng và đồ ăn kèm khác nhau, tùy từng vùng miền. Thông thường, các địa phương ở phía Đông sử dụng loại nước màu nâu đậm, nấu từ nước tương đậm, và ở phía Tây thì dùng loại nước màu nhạt hơn, nấu từ nước tương vị thanh hơn. Trong các loại mì ăn liền đóng gói, thường được bán riêng làm hai loại cho phía Đông và phía Tây. Currynanban là một biến thể phổ biến khác, được phục vụ với nước dùng cà ri.
Xem thêm: Dango là món gì? Cách làm Dango
Nguồn gốc
Có nhiều câu chuyện nói về nguồn gốc của Udon:
- Một câu chuyện kể lại rằng năm 1241, Enni, một nhà sư phái Rinzai, đã giới thiệu kỹ thuật xay bột của Đại Tống tới Nhật Bản. Các khối bột sau khi nhào nặn được làm thành mì trong các món như udon, soba, và các loại bánh kếp của dân bản địa. Kỹ thuật xay bột này sau đó đã được lan truyền khắp đất nước.
- Một câu chuyện khác kể rằng ở thời kỳ Nara, một sứ giả người Nhật đã được giới thiệu về 14 loại bánh kẹo khi ở Trung Quốc vào thời nhà Đường. Một trong số các loại bánh kẹo này tên là sakubei, được ghi là muginawa trong Shinsen Jikyō, một cuốn từ điển được xuất bản trong thời kỳ Heian. Muginawa được tin rằng là khởi phát của nhiều loại mì trong ẩm thực Nhật. Tuy nhiên, muginawa trong cuốn Shinsen Jikyō được nêu là làm từ bột mì và bột gạo.
- Một câu chuyện khác cho rằng món ăn này vốn được gọi là konton, một loại mì làm từ bột mì và nhân ngọt.
- Một câu chuyện khác kể rằng, một nhà sư tên là Kukai đã giới thiệu món mì udon tới vùng Shikoku ở thời kỳ Heian. Kukai đã đi tới Đại Đường học tập trong khoảng đầu thế kỷ thứ 9. Người ta cho rằng Sanuki là nơi đầu tiên nhận được loại mì udon từ Kukai.
Thành phần
-Bột mì
-Dầu thực vật
-Chất làm dầy
– Tinh bột khoai tây
-Muối
-Chất nhũ hóa
-Chất ổn định
Cách phân biệt mì Udon
Trong các loại mì ở Nhật Bản thì Udon rất dễ nhận biết vì sợi mì khá to và thường sợi mì có màu trắng, vị nhạt và được hay dùng để ăn chung với các loại nước dùng đậm vị được nấu từ các loại thịt khác nhau.
Cách làm mì Udon tại nhà : Gồm có 8 bước rất đơn giản
Bước 1 : Chuẩn bị nguyên liệu đầy đủ, sau đó đặt rây và bắt lớn rồi cho bột mì vào rây rây cho bột mịn.
Bước 2 : Lấy 120ml nước rồi cho muối vào khuấy đều, sau đó cho từ từ nước mới vào tô bột rồi tiếp tục trộn đều.
Bước 3 : Nhào bột thành khối, sau khi nhồi xong dùng màng bọc bọc kính lại, rồi để bột nghỉ 30 phút.
Bước 4 : Sau 30 phút bắt đầu lấy bột ra cho bột vào túi zip loại lớn rồi ấn miệng túi cho kín.
Bước 5 : Tiến hành cán cho bột mỏng ra sau khi làm mỏng thì lấy túi bột ra rồi gấp miếng bột thành 1 khối bột nhỏ rồi đặt lại vào trong túi kéo kín miệng túi lại rồi tiến hành cán bột lần 2.
Bước 6 : Lấy 50 gram bột mì đựng trong bát nhỏ xoa bột mì lên cây cán bột , gập miếng bột lại thành khối nhỏ dùng gậy cán trực tiếp bột cho mỏng ra( càng mỏng càng tốt).
Bước 7 : Sau khi cán bột xong cắt bỏ những phần bột dư ở bốn cạnh cho thêm bột khô lên thoa đều rồi gập miếng bột lại, cho thêm bột mì khô và tiếp tục gập miếng bột thêm 1 lần nữa.
Bước 8 : Dùng giao chia làm 2 phần rồi lại mở miếng bột ra rắc đều bột mì khô lên trên, gập 2 cạnh vào và tiến hành xắt mì thành từng sợi liền, không đứt và bằng nhau.
Bước 9 : Sau khi cắt xong giữ cho sợi bột khô ra k bị dính vào nhau và tiến hành chế biến.
Quá đơn giản, chỉ những thao tác lặp đi lặp lại bạn có thể tự chế biến cho mình một món mì Udon mang hương vị Nhật Bản.
Top 10 loại mì Udon nổi tiếng tại “xứ sở hoa anh đào”
Dùng lạnh
Zaru Udon
Chúng được bày Nori xé nhỏ và được phục vụ trong một cái Zaru , dùng kèm với nước chấm nguội và ăn chung với Wasabi hoặc gừng nạo.
Kijoyu Udon
Phục vụ trong nước dùng lạnh từ nước tương thô và nước cốt của Sudachi đôi khi có một chút Daikon bào.
Dùng nóng
Kake Udon
Được dùng trong nước nóng với hành lát xắt mỏng và có thể có một lát kamaboko.
Curry Udon
Là một món súp Udon không truyền thống được phục vụ nước dùng Cà Ri có vị cay.
Tsukimi Udon
Udon vọng nguyệt được bày với trứng sống, đập vào bát mì nóng.
Nabeyaki Udon
Đây là một loại lẩu Udon với hải sản và rau được nấu trong nồi kim loại. Các thành phần phổ biến bao gồm tôm Tempura với nấm và một quả trứng được gõ nứt trên đầu.
Chikara Udon
Udon sức mạnh được bày với bánh gạo Mochi nướng.
Dùng được cả nóng lạnh
Tempura Udon
Được bày với Tempura đặc biệt là tôm hoặc Kakiage, là một loại Tempura lẫn lộn.
Tanuki Udon
Được bày với các miếng bơ Tempura. Tanuki udon thường bị nhầm với kitsune Udon.
Kitsune
Được bày với đậu phụ ướp ngọt được chiên ngập dầu có hình túi, người ta hay gọi là Aburaage. Món này có nguồn gốc từ Osaka và thường bị nhầm lẫn với Tanuki Udon.
Udon là loại mì được phổ biến rộng rãi tại các nhà hàng trên khắp đất nước Nhật Bản hiện nay đã được các khách tham quan du lịch thích thú, nó dần trở thành món mì được đa số người dân ở các nước ưa chuộng và thích thú khi đến đây.
Xem thêm: Sukiyaki là món gì? Cách làm Sukiyaki