Ở mỗi nước đều có một đơn vị tiền tệ khác nhau, như ở Việt Nam chúng ta sử dụng Việt Nam đồng, ở nước khác sẽ sử dụng đơn vị khác. Đa số ngày nay Việt Nam sang Nhật khá nhiều vì nhu cầu về việc làm tăng cao, số lượng xuất khẩu lao động lớn. Không những thế Nhật Bản là một địa điểm du lịch lý tưởng cho những ai thích khám phá, để trải nghiệm những điều mới mẻ. Vậy 1 yên bằng bao nhiêu tiền Việt là câu hỏi mà nhiều người đặt ra khi có nhu cầu đổi tiền Nhật. Nếu các bạn có ý định đi xuất khẩu hay du lịch tại đất nước này thì đây là điều trước tiên các bạn cần chuẩn bị cho mình.
Một số thông tin về đơn vị tiền tệ
Đồng (VND) : là đơn vị tiền tệ chính thức của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phát hành. Trước đây cũng được phát hành trên 2 hình thức là tiền kim loại và tiền giấy nhưng tiền kim loại đã được ngừng phát hành từ tháng 4 năm 2011 đến nay cũng đã ngừng sử dụng.
Tiền giấy được phát hành hiện nay có giá trị : 500đ, 1000đ, 2000đ, 5000đ, 10.000đ, 20.000đ, 50.000, 100.000đ, 200.000đ, 500.000đ.
Yên Nhật (JPY) : là đơn vị tiền tệ của Nhật Bản , do ngân hàng Nhật Bản phát hành có ký hiệu là ¥, và có mã là JPY trong bảng tiêu chuẩn ISO 4217. Yên Nhật trở thành đơn vị tiền tệ chính thức của Nhật Bản từ ngày 27/6/1871. Yên Nhật cũng là một trong những đồng tiền ổn định và có giá trị cao trên thế giới.
Hiện nay đồng tiền yên bao gồm cả 2 hình thức tiền kim loại và tiền giấy.
Tiền kim loại : 1 yên, 5 yên, 10 yên, 50 yên, 100 yên, 500 yên
Tiền giấy: 1000 yên, 2000 yên, 5000 yên, 10.000 yên
Xem thêm: Những nét văn hóa đặc sắc của Nhật Bản
Giải đáp thắc mắc : “1 yên bằng bao nhiêu tiền việt”
Tùy theo từng ngân hàng sẽ có cách quy đổi khác nhau và sự chênh lệch giữa mỗi giá khá nhỏ nên việc cập nhật thông tin về giá trị quy đổi là rất cần thiết cho những ai quan tâm.
Nếu các bạn có nhu cầu về quy đổi từ tiền Nhật sang tiền Việt thì sau đây sẽ là cách quy đổi của một số ngân hàng hàng một số hình thức quy đổi khác nhau. Tuy nhiên nếu bạn muốn đổi với số tiền lớn thì bắt buộc bạn cần mang theo một số giấy tờ để chứng minh chuyến đi sang Nhật Bản của mình như : vé máy bay, hợp đồng xuất khẩu lao động hay là giấy báo nhập học các trường tại nhật thì việc đổi tiền của bạn mới được chấp nhận. Còn đối với số tiền nhỏ thì bạn chỉ cần cung cấp hộ chiếu là được.
Có rất nhiều bạn thắc mắc rằng 1 yên nhật bằng bao nhiêu tiền Việt Nam.
Sau đây là một số tỷ giá yên nhật sang Việt Nam hôm nay:
Ngoài yên người Nhật còn sử dụng các đơn vị tiền tệ khác như Man, Sen, tuy nhiên Man và Sen đều được quy đổi bằng yên.
1 Man = 10.000 yên tương ứng với 2.000.000 VNĐ
1 Sen = 1.000 yên tương ứng với 200.000 VNĐ
Theo mỗi thời gian tỷ giá sẽ thay đổi theo từng ngày. Do đó nếu muốn biết rõ về sự biến đổi đồng yên trên thị trường, ta hiện nay cần phải theo dõi và có cái nhìn tổng quan hơn so với tỷ giá của các nước chứ không riêng gì nước mình.
Các loại mệnh giá tiền tệ Nhật Bản
Đồng 1 Yên của Nhật Bản:
Đây là mệnh giá nhỏ nhất trong hệ thống tiền tệ của Nhật Bản, nó được làm từ nhôm nên rất nhẹ. Mặc dù có mệnh giá nhỏ nhưng đồng 1 yên cũng hết sức hữu ích trong việc trả tiền lẻ ở các siêu thị hay bưu điện. Các cửa hàng hay siêu thị không bao giờ dám bớt 1 yên của bạn, chỉ 1 yên thôi họ cũng sẵn sàng trả lại cho mình.
Đồng 5 Yên của Nhật Bản:
Nguyên liệu là từ đồng thau, có kích thước lớn hơn và cũng nặng hơn đồng 1 yên. Ngoài ra lỗ tròn ở giữa còn mang một ý nghĩa là “một cái nhìn thông suốt về tương lai”. Trên mặt trước của đồng tiền có hình bông lúa và nước, xung quanh lỗ tròn được thiết kế để trông như một cái bánh răng, do đó đồng 5 Yên cũng là biểu tượng cho nông nghiệp, ngư nghiệp và công nghiệp.
Đồng 10 Yên của Nhật Bản:
Đồng 50 yên:
Đồng 50 Yên là một trong hai đồng tiền duy nhất ở Nhật có lỗ tròn ở giữa cùng với đồng 5 yên, mặt sau của đồng tiền có khảm hình hoa cúc, vốn được xem như là quốc hoa của Nhật Bản vì nó biểu trưng cho hoàng tộc. Đồng thời nó cũng xuất hiện trên Quốc huy của đất nước này.
Đồng 100 yên:
Đồng 500 yên:
Đồng 1000 yên (1 sen):
Tờ 1000 Yên là một trong những tờ tiền được sử dụng phổ biến nhất tại Nhật Bản. Mặt trước tờ tiền in hình ông Noguchi Hideyo – một nhà khoa học người Nhật đã phát minh được một loại vắc-xin quan trọng giúp phòng ngừa một loại vi-rút nhiệt đới. Mặt sau của tờ tiền thì in hình núi Phú Sĩ.
Xem thêm: Tìm hiểu núi Phú Sĩ ở Nhật Bản
Đồng 2000 yên (2 sen ):
Tờ 2000 Yên được in hình Shureimon, là cổng của lâu đài Shuri – nơi đây từng là một nơi quan trọng của vương quốc Ryukyu trên đảo Okinawa. Lâu đài này hiện giờ đã được trùng tu sau khi bị phá hủy hết gần như toàn bộ trong chiến tranh thế giới thứ 2.
Ở mặt sau tờ tiền là ảnh của Genji Monogatari (tạm dịch: câu chuyện của Genji) vốn được xem như là cuốn tiểu thuyết đầu tiên trên thế giới.
Trong số 4 loại tiền giấy của Nhật thì đồng 2 sen xuất hiện rất ít trên thị trường, bởi nó không được sử dụng ở các máy bán hàng tự động, khi đi tàu điện cũng vậy người Nhật cũng ít khi sử dụng đồng tiền này. Tuy nhiên do được thiết kế khá đẹp mắt nên đồng 2 sen thường được khách du lịch giữ làm kỷ niệm hoặc làm quà khi rời Nhật Bản.
Đồng 5000 yên (5 sen):
Nhân vật in hình trên tờ 5000 Yên được xem là đặc biệt nhất vì bà không phải là một chính trị gia hay một người quyền lực nào. Bà là Higuchi Ichiyo – một nhà văn nghèo khó được sinh ra ở một gia đình trung lưu nhỏ. Bà phải bỏ học giữa chừng khi còn đang học tiểu học, làm nhiều công việc vặt cho gia đình và chỉ xuất bản được 21 tác phẩm trước khi qua đời vì bị bệnh lao ở tuổi 24 vào năm 1896.
Bà được in trên tờ 5000 Yên vào năm 2004 vì những góp công của bà cho nền văn học Nhật Bản cũng như việc tạo cảm hứng cho hàng triệu phụ nữ Nhật khác.
Đồng 10 000 yên (1 man):
Tờ 10.000 Yên là tờ tiền có mệnh giá cao nhất, tương đương khoảng 2.000.000 VND. Người được in trên mặt trước của tờ tiền đắt giá này là Fukuzawa Yukichi – một nhà triết học nổi tiếng trong khi mặt sau lại là một bức vẽ bên trong chùa Byoudouin.
Vậy bây giờ mọi người đã biết được các nhân vật được in trên tờ tiền giấy Nhật Bản. Họ đều là những người đã nỗ lực trong lĩnh vực mình theo đuổi để cống hiến cho đất nước, xã hội.
Có lẽ đó là những thông điệp ngầm mà những người làm ra tờ tiền muốn gửi đến cho dân tộc mình. Để mỗi lần rút ra tờ 1 ngàn yên hay 1 vạn yên, người dân sẽ nhớ về những thành quả cố gắng để tiếp thêm động lực cho bản thân mình.