Home Học tiếng Nhật CÁCH XƯNG HÔ TRONG TIẾNG NHẬT

CÁCH XƯNG HÔ TRONG TIẾNG NHẬT

CÁCH XƯNG HÔ TRONG TIẾNG NHẬT

Cũng giống như tiếng Việt, trong tiếng Nhật tùy theo các tình huống, hoàn cảnh và đối tượng khác nhau mà sẽ có cách xưng hô tương ứng. Nhưng nếu như so sánh giữa 2 ngôn ngữ, thì cách xưng hô trong tiếng Nhật vẫn dễ hơn một chút vì nó không chi tiết qua như tiếng Việt. Đây quả là một lợi thế đối với người Việt chúng ta khi học tiếng Nhật phải không nào ? Vậy còn chần chờ gì nữa, chúng ta sẽ cùng nhau học ngay và liền cách xưng hô trong tiếng Nhật nhé!

1. Các hậu tố sau tên để xưng hô trong tiếng Nhật

さん

  • Cách gọi người khác thông dụng nhất, được sử dụng bình đẳng ở mọi lứa tuổi
  • [さん] hầu như có thể được dùng với tất cả các tên gọi, kể cả trong các tình huống trang trọng hay thông tục
  • Không dùng từ [さん] để xưng hô bản thân, vì điều đó có vẻ rất lạ và thậm chí bất lịch trong văn hóa người Nhật. Bạn cũng có thể thêm [さん] cũng có thể thêm vào sau một số danh từ vì vậy bạn học cần lưu ý để tránh nhầm lẫn với tên người

くん

  • Cách gọi tên con trai 1 cách thân mật, sử dụng với những người cùng trang lứa hoặc kém tuổi
  • Giáo viên thường sử dụng cách này để gọi các học sinh nam trong lớp của mình
    Nên nhớ không được sử dụng từ này với những người có địa vị cao và lớn tuổi hơn mình và dùng để gọi tên bản thân

ちゃん

  • Đây là cách gọi thân mật tên những người cùng trang lứa hoặc kém tuổi như trẻ con, con gái, người yêu, bạn bè
  • Chúng ta cũng thường gặp trường hợp [ちゃん] dùng cho người có đại vị cao hơn như ông [おじいちゃん] và bà [おばあちゃん] với ý nghĩa rằng ông bà khi về già không thể tự chăm sóc bản thân nên quay về trạng thái như trẻ em

さま

  • Cách gọi này được sử dụng với ý nghĩa kính trọng ( đặc biệt với khách hàng)
  • Trong vài trường hợp cách xưng hô này lại mang ý nghĩa mỉa mai, khinh bỉ đối với những người có tính trưởng giả học làm sang
  • Tuyệt đối không được dùng [さま] sau tên mình vì điều này vô cùng bất lịch sự

どの

  • Cách gọi này được dùng thể hiện thái độ cực kỳ kính trọng với người khác, hơn cả [さま]
    Thường được dùng với ông chủ, cấp trên.
  • Dù vậy, các nói này lại ít hiếm khi sử dụng trong văn phong Nhật Bản

  • Cách gọi này thể hiện mức độ lịch sự nằm giữa [さん] và [さま]
  • Thường dùng cho những người có chuyên môn như kỹ sư, luật sư,…

せんぱい

  • Cách gọi những người đi trước, đàn anh

せんせい

  • Dùng để gọi những người có kiến thức sâu rộng, mình nhận được kiến thức từ người đó như giáo viên, bác sĩ, giáo sư,…

こうはい

  • Cách gọi này mang tính chất đối lập với [せんぱい]
  • Dùng để chỉ cấp dưới, không thường được sử dụng như một kính ngữ; [くん] được sử dụng cho chức năng này để thay thế

Cách xưng hô trong gia đình

Trong gia đình mình

ぼくCon(dùng cho con trai)
わたしCon (dùng cho cả trai lẫn gái)
おとうさん/ちちアイン
おかあさん/ははアーウ
りょうしんBố mẹ
おじいさん / おじいちゃんÔng
おばあさん / おばあちゃん
おばさん / おばちゃんCô, dì
おじさん / おじちゃんChú, bác
あにAnh
あねChị
いもうとEm gái
おとうとEm trai

*[おとうと], [いもうと], [あね] và [あに] có thể thêm hậu tố [ちゃん] để mang ý nghĩa thân mật hơn
Khi nói vè thành viên trong gia đình người khác

りょうしんBố mẹ
むすこさんCon trai
むすめさんCon gái
おにいいさんAnh
おねえさんChị
いもうとさんEm gái
おとうとさんEm trai

3. Các ngôi nhân xưng

Ngôi thứ nhất

  • わたし
    Nghĩa : tôi
    Cách dùng : trong hoàn cảnh thông thường, lịch sự hoặc trang trọng
  • わたくし
    Nghĩa : tôi
    Cách dùng : Lịch sự hơn わたし và được sử dụn trong các buổi lễ hay không khí trang trọng, nó cũng là cách xưng hô khiêm tốn nhất cho nhân xưng thứ nhất
  • わたしたち:
    Nghĩa : chúng tôi
  • われわれ
    Nghĩa : chúng ta
    Cách dùng : Bao gồm [わたしたち] và người nghe
  • あたし
    Nghĩa : tôi
    Cách dùng : cách xưng hô của con gái, mang tính nhẹ nhàng, điệu đà hơn
  • ぼく
    Nghĩa : tôi
    Cách dùng : Cách xưng hô của nam giới trong các tình huống thân mật, ví dụ trong gia đình”con”, “cháu”, với thầy giáo:”em”, với bạn bè:”tôi”, “tớ”, với bạn gái:”anh”. Đây là dạng thân mật nhưng không hề suồng sã nên tránh dùng trong các tình huống trang trọng hay lễ nghi
  • おれ:
    Nghĩa : tao
    Cách dùng :
    Được sử dụng cho trường hợp thân mật giữa bạn bè, với người thân thiết ít tuổi hơn hay dùng như “tao” là cách xưng hô ngoài đường phố
    Được sử dụng nhiều bởi những kẻ đấm đá ngoài đường hay xã hội đen và trong trường hợp này được xem là cách xưng hô bất lịch sự

Ngôi thứ hai

  • あなた
    Nghĩa : bạn
    Cách dùng :
    Cách gọi lịch sự người mà bạn không thân thiết lắm hoặc là cách gọi thân mật của vợ với chồng.
    Dạng lịch sự số nhiều của từ này đó là [あなたがた] với nghĩa “Quý vị, quý anh chị”
    Dạng thân mật suống sã số nhiều là [あなたたち] với nghĩa “Các bạn, các người”
  • しょくん
    Nghĩa : Các bạn
    Cách dùng :
    Xưng hô lịch sự với đám có địa vị hay tuổi tác kém hơn như vua nói với binh lính, thầy giáo nói với học sinh,…
    Đây là cách nói khá văn chương, kiểu cách.
    Dạng lịch sự hơn sẽ là [あなた がた]
  • おまえ
    Nghĩa : Mày
    Cách dùng : [まえ] là trước mặt nên [おまえ] có thể hiểu nom na là người đứng trước mặt, thường được dùng cho đượng phố
    Còn có thể gọi là [おめえ]
    Bạn trai có thể dùng từ này để gọi bạn gái nhằm thể hiện sự thiếu tôn trọng và bất lịch sự
  • てまえ
    Nghĩa : Mày
    Cách dùng :
    Cách xưng hô bất lịch sự nhất đối với nhân xưng thứ hai, mạnh hon cả [おまえ] nên chỉ dùng trong tình huống chửi bới
    Có thể gọi là [てめえ]
  • きみ
    Nghĩa : em
    Cách dùng : cách gọi thân ái với người nghe ít tuổi hơn như khi bạn trai gọi bạn gái, thầy giáo gọi học sinh,…

Ngôi thứ ba

  • かれ
    Nghĩa : anh ấy
  • かのじょう 
    Nghĩa : cô ấy
  • かられ
    Nghĩa : họ
  • あのひと / あのかた
    Nghĩa : vị ấy, ngài ấy

Jes.edu.vn hy vọng bài viết hôm nay có thể giúp các bạn nắm vững kiến thức và áp dụng thành thạo cách xưng hô tiếng Nhật nhé! Chúc các bạn học tiếng Nhật ngày càng tiến bộ!