Chữ Trung Quốc không phải là chữ tượng hình do tổ hợp 214 bộ thủ và các nét ghép lại tạo thành từ ghép. Sau khi đã học hết các bộ trong tiếng Trung, hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách ghép các bộ thủ trong tiếng Trung đơn giản và dễ hiểu. Cùng tham khảo nhé!
1. Từ ghép trong tiếng Trung là gì?
Từ ghép tiếng Trung là từ gồm hai hay nhiều từ tố do tạo thành.
- Từ tố có ý nghĩa gọi là từ căn, từ căn kết hợp với nhau gọi là từ phức hợp.
Ví dụ:
立正 | Lìzhèng | Nghiêm |
照相机 | Zhàoxiàngjī | Máy chụp hình |
朋友 | Péngyǒu | Bạn bè |
火车 | Huǒchē | Xe lửa |
- Từ căn có thêm liên hợp được gọi là từ phát sinh.
Ví dụ:
桌子 | Zhuōzi | Bàn |
木头 | Mùtou | Gỗ |
阿姨 | Āyí | Cô |
花儿 | Huā er | Bông hoa |
- Từ tố là đơn vị bé nhất trong ngữ pháp, là thể kết hợp nghĩa âm bé nhất của ngôn ngữ.
Ví dụ:
Trong câu: “哥哥不吃白菜” thì từ tố trong câu gồm 6 từ là “哥”, “哥”, “不”, “吃”, “白” và “菜”, mỗi từ tố đều có cách đọc nghĩa âm riêng.
Tuy nhiên, từ tố có 1 đặc điểm là không thể chia tiếp ra thành những phần nhỏ hơn nữa.
Ví dụ:
Từ tố “哥” nếu nói về mặt ngữ âm thì có thể phân tiếp thành các đơn vị bé hơn nữa (Có thể chia thành thanh điệu, thanh mẫu và vận mẫu), nhưng nếu nói theo mặt kết hợp nghĩa âm thì không được chia ra các đơn vị nhỏ hơn nữa.
Các từ tố trong tiếng hán phần lớn đều là từ đơn âm tiết nhưng cũng có 1 số là song hoặc đa âm tiết.
Ví dụ:
咖啡 | Kāfēi | Cà phê |
葡萄 | Pútáo | Nho |
奥林匹克 | Àolínpǐkè | Olimpic |
巧克力 | Qiǎokèlì | Sô cô là |
Lưu ý:
- Có 1 số lớn từ tố là từ ngoại lai.
- Từ tố có công dụng là cấu thành nên từ.
- Có ba phương thức kết hợp từ căn tạo thành từ ghép là: Phương thức phức hợp, phương thức phụ gia, phương thức trùng điệp.
2. Cách ghép chữ tiếng Trung
Có rất nhiều phương thức ghép khác nhau để tạo ra một chữ Hán ngữ Trung Quốc. Hãy xem tiếp phần bên dưới bạn nhé!
2.1 Ghép chữ phương thức phức hợp
Từ ghép được tạo thành bởi phương thức phức hợp có 5 kiểu khác nhau:
- Kiểu liên hợp: Do hai từ căn có quan hệ ngang hàng hợp thành.
Ví dụ:
道路 | Dàolù | Con đường |
政府 | Zhèngfǔ | Chính phủ |
动静 | Dòngjìng | Động tĩnh |
堅持 | Jiānchí | Kiên trì |
国家 | Guójiā | Quốc gia |
- Kiểu chính phụ: Kết hợp theo kiểu chính phụ, từ căn phụ đứng trước đóng vai trò hạn chế hoặc bổ sung ý nghĩa cho từ căn chính phía sau.
Ví dụ:
白班 | Báibān | Ca ngày |
电铃 | Diànlíng | Chuông điện |
电话 | Diànhuà | Điện thoại |
汽车 | Qìchē | Ô tô |
火车 | Huǒchē | Xe lửa |
- Kiểu bổ sung: Từ căn phụ đứng sau có chức năng bổ sung ý nghĩa cho từ căn chính ở phía trước.
Ví dụ:
留下 | Liú xià | Lưu lại |
提高 | Tígāo | Nâng cao |
病人 | Bìngrén | Người bệnh |
书本 | Shūběn | Sách vở |
身上 | Shēnshang | Trên người |
- Kiểu động tân: Từ căn đứng phía sau chịu sự chi phối của từ căn đứng trước.
Ví dụ:
注意 | Zhùyì | Chú ý |
行動 | Xíngdòng | Hành động |
关心 | Guānxīn | Quan tâm. |
考慮 | Kǎolǜ | Cân nhắc, xem xét |
放心 | Fàngxīn | Yên tâm |
- Kiểu chỉ vị: Từ căn đứng trước là chủ, từ căn đứng sau là vị.
Ví dụ:
太阳 | Tàiyáng | Mặt trời |
博士 | Bóshì | Tiến sĩ |
月亮 | Yuèliàng | Trăng |
小孩 | Xiǎohái | Trẻ em |
年轻 | Niánqīng | Trẻ tuổi |
2.2 Ghép chữ phương thức phụ gia
Ghép chữ theo phương thức phụ gia là do từ căn đi kèm với tiền tố hoặc hậu tố tạo thành. Tiền tố, hậu tố là những từ tố không có ý nghĩa thực, gọi là “từ tố hư”.
- Thêm tiền tố: Tiền tố được thêm vào trước từ căn. Những tiền tố thường gặp là: 第, 老, 小, 初, 非, 准, 可,…
Ví dụ:
老陈 | Lǎo chén | Anh Trần |
可悲 | Kěbēi | Buồn, bi thương |
可爱 | Kě ài | Dễ thương, đáng yêu |
小王 | Xiǎo Wáng | Tiểu Vương |
第一 | Dì yī | Thứ nhất |
- Thêm hậu tố: Hậu tố sẽ thêm vào sau từ căn. Một số hậu tố thường gặp gồm: 子, 儿, 头, 者, 性, 家, 员…
Ví dụ:
桌子 | Zhuōzi | Cái bàn |
队员 | Duìyuán | Đội viên |
花儿 | Huār | Hoa |
妻子 | Qīzi | Người vợ |
工作者 | Gōngzuò zhě | Nhân viên công tác |
2.3 Ghép chữ phương thức trùng điệp
Ghép chữ theo phương thức trùng điệp là loại từ do từ căn lặp lại tạo thành.
Ví dụ:
哥哥 | Gēgē | Anh trai |
太太 | Tàitài | Bà |
明明 | Míngmíng | Rõ ràng |
想想 | Xiǎng xiǎng | Suy nghĩ |
常常 | Chángcháng | Thường thường |
3. Cách ghép các bộ thủ trong tiếng Trung
Trong 214 bộ thủ, mỗi bộ thủ đều mang một nét riêng và ý nghĩa riêng. Khi ghép lại các bộ thủ để tạo thành một chữ Hán ngữ sẽ có những quy tắc như sau:
Bộ thủ được ghép bởi 6 phép chữ cơ bản (Lục thử) bao gồm: Chuyển Chú, Giả Tá, Tượng Hình, Chỉ Sự và hai loại phổ biến đó là Hình Thanh và Hội Ý. Cụ thể:
3.1 Hình Thanh
Bao gồm hai bộ phận là biểu âm và biểu nghĩa, vị trí của hai bộ phận này không cố định và chiếm 80% toàn bộ chữ Hán.
- Âm bên trái, nghĩa bên phải:
Ví dụ:
Chữ 期 / qī /: Kì = 其 / qí / + 月 / yuè /, chữ 期 được tạo nên từ bộ Kì ở bên trái (Chữ 其 có vai trò làm biểu âm, tạo nên âm “qi” cho chữ 期), và bên phải là bộ Nguyệt (Để chỉ nghĩa, vì trăng mọc theo chu kì một tháng 1 lần).
- Âm bên phải, nghĩa bên trái:
Ví dụ:
Chữ 味 / wèi /: Nếm thử = 口 / kǒu / + 未 / wèi /, chữ 味 được tạo nên từ bộ Vị ở bên phải (Chữ Vị giữ vai trò là biểu âm, tạo nên âm “wei” cho chữ 味), và bên trái là bộ Khẩu (Để chỉ nghĩa, vì khi nếm cần phải dùng miệng, nên có bộ Khẩu).
- Dưới hình trên thanh:
Ví dụ:
Chữ 型 / xíng /: Hình, mô hình = 刑 / xíng / + 土 / tǔ /, chữ 型 được tạo nên bởi bộ Hình ở bên trên (Có chức vụ là biểu âm, tạo nên âm “xing” cho chữ 型) và bộ Thổ ở bên dưới.
- Trên hình dưới thanh:
Ví dụ:
Chữ 爸 / bà /: Bố = 父 / fù / + 巴 / bā /, chữ 爸 được tạo nên từ bộ Phụ ở bên trên (Để chỉ nghĩa là cha) và chữ Ba ở bên dưới (Có chức vụ biểu âm, tạo nên âm “ba” cho chữ 爸).
- Trong hình ngoài thanh:
Ví dụ:
Chữ 问 / wèn /: Hỏi = 门 /mén/ +口 / kǒu /, chữ 问 được tạo nên bởi bộ Môn bao bên ngoài và bộ Khẩu ở bên trong (Giữu chức vụ là biểu âm, tạo nên âm “en” cho chữ 问), bên trong bộ Khẩu biểu thị liên quan tới hoạt động nói.
- Ngoài hình trong thanh:
Ví dụ:
Chữ 阁 / gé /: Các = 门 /mén/ + 各 / gè/, chữ 阁 được tạo nên từ bộ Môn bao bên ngoài và bộ Các ở bên trong (Tạo nên âm “ge” cho chữ 阁).
3.2 Hội Ý
Hội ý là dùng ý nghĩa của hai hoặc nhiều bộ thủ ghép lại với nhau, lấy ý nghĩa của các bộ thủ này kết hợp lại thành nghĩa cho từ Hán mới.
Ví dụ:
Chữ 尘 / chén /: Bụi. Chữ này gồm bộ Tiểu (Nhỏ) và bộ Thổ (Đất) ghép lại, đất nhỏ có nghĩa là bụi.
Chữ 从 / cóng /: Tòng (Theo, đi theo, từ…). Chữ này gồm 2 chữ Nhân ghép lại, một người đi theo sau một người.
Chữ 泪 / lèi /: Lệ (Nước mắt). Chữ này gồm bộ ba chấm thủy (Biểu thị cho nước) và bộ Mục (Mắt) ghép lại thành, nghĩa là nước chảy từ mắt ra, là nước mắt.
Chữ 森 / sēn /: Lâm (Có nghĩa rừng), chữ này gồm 3 chữ 木 / mù / ghép lại, có nghĩa là 3 cái cây ghép lại thành một rừng cây.
Chữ 休 / xiū /: Hưu (Ngừng, nghỉ ngơi). Chữ này gồm chữ Nhân 亻 (Người) và chữ Mộc 木 (Cây) ghép lại, người tựa vào gốc cây nghỉ ngơi.
Chữ 明 / míng /: Minh (Sáng rõ). Chữ này gồm chữ Nhật 日 và chữ Nguyệt 月 ghép lại, mặt trời và mặt trăng ghép lại tạo nên ánh sáng.
Chữ 武 / wǔ /: Vũ (Hay Võ) = vũ / võ (Lực). Chữ này gồm chữ 止 chỉ = dừng lại + 戈 qua = ngọn giáo => dùng vũ lực ngăn cấm điều bạo ngược, chỉnh đốn sự rối loạn.
Hy vọng với chủ đề cách ghép các bộ thủ trong tiếng Trung sẽ là tài liệu hữu ích cho những bạn đang học tiếng Trung. Chúc bạn học thật tốt nhé!