Dấu hiệu mang thai rất dễ nhầm lẫn với các bệnh vặt khác như cảm, tiêu chảy,… Vì vậy nhận ra chúng sớm và chính xác không phải là điều dễ dàng. Bài viết liệt kê một số cách để kiểm tra liệu có phải bạn đã mang bầu hay không. Hãy cùng theo dõi nhé!
Đau bụng âm ỉ
Cơn đau bụng có biểu hiện giống như đau bụng kinh và kèm theo một số triệu chứng khác như cơ thể mệt mỏi, ra máu, căng tức ngực,… Nếu gặp phải những dấu hiệu này mà không phải chu kì kinh nguyệt thì khả năng cao là bạn đã mang thai.
Thèm ăn, tăng cân
Có cảm giác thèm ăn mãnh liệt và ăn những món mới, trước giờ chưa từng thử qua cũng là một trong những dấu hiệu mang thai thường thấy. Một số người thèm ăn những gia vị như ớt, tiêu, gừng,… hay thậm chí là thuốc lá. Kèm theo đó là biểu hiện của sự tăng cân. Tuy nhiên, nếu không thèm ăn mà đột nhiên không mặc vừa những chiếc quần khoe eo thon cũ thì bạn cũng nên chú ý hơn.
Thay đổi thói quen ăn uống
Trước đây bạn chỉ thích ăn đồ chua nhưng bây giờ lại vô cùng “có hứng thú” với đồ cay và không thể ngừng ăn chúng, hay những thói quen ăn uống cũ thay đổi trái ngược tương tự? Hãy chú ý vì rất có thể đây là tín hiệu của việc bạn đã mang thai.
Cảm giác buồn ngủ thường xuyên hơn
Sự thay đổi hormone và nội tiết tố trong cơ thể khi mang thai khiến phụ nữ cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ hơn bình thường. Tình trạng này kéo dài mà không có biện pháp khắc phục sẽ ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày.
Tâm trạng thay đổi thất thường
Cũng như trên, khi nội tiết tố thay đổi, tâm trạng của thai phụ cũng biến hóa thất thường. Đây là dấu hiệu mang thai rõ ràng nhất. Thai phụ thường sẽ cảm thấy căng thẳng, bực bội, cáu gắt,… thậm chí là tủi thân không rõ nguyên do. Các biểu hiện này biến mất khi cơ thể đã quen với sự thay đổi của hormone. Tuy nhiên, thời gian này, phụ nữ rất cần được quan tâm, chăm sóc để tránh gặp phải tình trạng trầm cảm trước, sau khi sinh.
Nhạy cảm với các loại mùi
Bỗng một ngày bạn thấy nhạy cảm với cả mùi hương cực kì nhẹ nhàng thì khả năng cao là bạn đã mang thai. Một số người còn cảm thấy khó chịu, buồn nôn như mùi thuốc lá, mùi hoa quả, mùi thức ăn, mùi dầu mỡ,…
Buồn nôn và nôn ói
Phụ nữ thường cảm thấy buồn nôn ở tuần đầu của thai kì. Từ tháng thứ 4 trở đi, triệu chứng này giảm dần và biến mất. Nguyên nhân là do sự gia tăng của hormone progesterone trong dạ dày, khiến dạ dày nhạy cảm hơn dẫn đến buồn nôn và nôn. Một số người bị triệu chứng này đeo bám cả ngày, một số chỉ buồn nôn vào buổi sáng hoặc tối.
Đi tiểu thường xuyên
Một dấu hiệu mang thai khác ít phụ nữ nào chú ý đó là việc đi nhẹ thường xuyên hơn. Khi mang thai, tử cung phát triển lớn hơn, chèn ép bàng quang, dẫn đến buồn tiểu và đi đi tiểu nhiều lần hơn bình thường. Thêm vào đó, lượng hormone thay đổi khiến tốc độ máu đi qua thận nhanh hơn, thận phải lọc nhiều hơn, bàng quang từ đó cũng đầy hơn và cần được bài tiết liên tục.
Căng, tức vùng ngực
Sưng, căng tức, dễ đau, nhạy cảm là cảm giác của thời gian đầu khi có em bé. Bởi vì lúc này, 2 loại hormone là progesterone và estrogen tăng mạnh, dẫn đến sự thay đổi ở ngực. Vùng ngực cũng chuyển sang màu sẫm hơn, bầu ngực lớn hơn, nổi các tĩnh mạch và ngứa ngáy nhẹ ở đầu ngực.
Chảy máu vùng kín
Hiện tượng này thường là dấu hiệu mang thai nhưng thường không được để ý đến. Tuy nhiên, không phải có dấu hiệu này cũng mang thai bởi có rất nhiều bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung,… có những biểu hiện tương tự.
Có sự khác biệt giữa máu của bào thai và máu trong thời kì kinh nguyệt. Vết máu bào thai có màu đỏ nhạt, xuất hiện trước 1 đến 2 ngày hành kinh. Do khi làm tổ, bào thai bám vào các lớp niêm mạc tử cung khiến chúng bị bong ra và chảy máu. Hiện tượng này có thể xuất hiện từ 1 đến 2 tuần sau khi quan hệ tình dục.
Khí hư ra nhiều
Tiết dịch âm đạo thường ra nhiều hơn trong thời kỳ mang thai, đây là hiện tượng hết sức bình thường và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Khí hư ở thời gian này ra nhiều, đục và có màu trắng sữa.
Chú ý không nên thụt rửa âm đạo bởi hành động này có thể khiến da bị kích ứng, làm mất cân bằng nồng độ pH tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
Trễ kinh nguyệt
Đây là một trong những dấu hiệu mang thai phổ biến. Nếu hơn 1 tháng kỳ kinh nguyệt chưa quay lại thì khả năng mang thai rất cao. Kinh nguyệt sẽ không xuất hiện ít nhất là 9 tháng kể từ khi có thai. Tuy vậy, chế độ sinh hoạt cũng ảnh hưởng đến kỳ kinh nguyệt, ví dụ như căng thẳng kéo dài hay phải làm việc mệt nhọc thường xuyên.
Thay đổi màu sắc âm đạo
Khi mang thai, lượng máu cung cấp cho vùng kín tăng lên. Từ đó, âm đạo chuyển màu sậm hơn, có thể thể là màu đỏ tía hoặc tím. Bạn sẽ gặp phải sự thay đổi này vào tuần thứ 4 của thai kỳ.
Ốm nghén
Xảy ra khá sớm ở một số người, ngay từ tuần thứ 2 sau khi thụ thai. Đa phần còn lại sẽ bắt đầu khi thai nhi được 6 tuần.
Ốm nghén có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào, dù ngày hay đêm, khiến mẹ bầu cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu. Có nhiều người chỉ chịu đựng cơn ốm nghén trong một vài tháng, nhưng cũng có nhiều người phải chịu đựng tình trạng này suốt cả thai kỳ.
Bị chuột rút
Tử cung phải nở rộng để đáp ứng được sự phát triển của thai nhi. Khi thai nhi phát triển, sức nặng của bé chèn ép các mạch máu ở chi dưới dẫn đến hiện tượng chuột rút. Xoa bóp nhẹ nhàng và ăn uống đầy đủ, chú ý bổ sung canxi là có thể khắc phục được tình trạng này.
Tuy nhiên, không phải ai bị chuột rút cũng là có dấu hiệu mang thai, đặc biệt khi bạn là vận động viên hay thường xuyên vận động, tập thể dục,… thì bị chuột rút là chuyện khá bình thường.
Táo bón, đầy hơi
Sự tăng lên của hormone progesterone trong hệ tiêu hóa dẫn đến cảm giác đầy hơi, trướng bụng và bị táo bón. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể ăn nhiều rau xanh, củ, quả,… có nhiều chất xơ. Ngoài ra, các bài tập thể dục nhẹ nhàng thích hợp với mẹ bầu cũng khiến bạn thoải mái, thư giãn hơn.
Que thử thai hiện 2 vạch
Sau khi bị trễ kinh, đây là dấu hiệu mang thai được rất nhiều người tin tưởng. Sau khi quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn khoảng 2 tuần, bạn có thể mua que thử thai để kiểm tra xem mình có “trúng thưởng” hay không.
Lưu ý mua và sử dụng que thử thai của những thương hiệu lớn và uy tín. Nên thử từ 2 lần trở lên để được kết quả chính xác nhất.
Xuất hiện rôm, sảy
Lí do là vì thân nhiệt đột nhiên tăng cao, lượng mồ hôi đào thải ra ngoài không kịp, dẫn đến nổi rôm. Tình trạng này xảy ra ở những vùng da có nếp gấp, vùng da thường xuyên bị ma sát,…
Đau lưng
Đau lưng, mỏi sống lưng là dấu hiệu mang thai xảy ra sớm nhất nhưng thường không được chị em chú ý vì nó khá giống với cảm giác nhức lưng trước mỗi kỳ kinh. Sở dĩ có triệu chứng này là vì quá trình mang thai khiến dây chằng ở lưng bị kéo giãn, cơ bụng trở nên lỏng lẻo hơn và các cơ quan ở vùng này phải hoạt động tích cực để nhanh chóng thích nghi với sự phát triển của em bé.
Cơ thể mệt mỏi
Khi mang thai, mẹ bầu thường phải đối mặt với tình trạng mệt mỏi, hay choáng váng, sức lực gần như bị vắt kiệt.
Nguyên do là vì cơ thể bắt buộc phải làm việc liên tục để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi. Việc tăng lưu lượng máu đến tử cung để nuôi phôi thai cũng khiến hệ tuần hoàn hoạt động hết công suất, vất vả hơn. Ngoài ra, nhịp tim cũng đập nhanh hơn do phải hoạt động với công suất cao nhằm tăng cường oxy đến buồng trứng.
Kết luận
Tóm lại, những triệu chứng lâm sàng trên là những dấu hiệu mang thai được tin tưởng nhất. Tuy nhiên, để an toàn và không phải lo lắng, thấp thỏm, hãy nhớ sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục.