Thời tiết mùa hè nắng nóng, khiến cơ thể khó chịu khi bận trên mình loại vải không thoải mái. Nhưng từ khi vải thô xuất hiện đó không còn là điều lo lắng của bất cứ ai. Những công dụng đặc thù thấy rõ được ưu điểm từ chất liệu. Hiện nay các chất liệu làm từ vải thô đều được trưng bày khá nhiều trong các cửa hàng hay shop đồ thời trang. Ngoài ra vải thô được xem là loại vải có xu hướng cổ điển, vậy cổ điển ở chỗ nào? Hay những kiến thức thông dụng về nó thì sau đây là một số thông tin hữu ích, góp phần giúp các bạn hiểu rõ nó hơn. Cùng nhau tìm hiểu nào!
Khái niệm vải thô
Với các chất liệu như sợi bông, sợi gai nó góp phần tạo ra vải thô, chất liệu được ưa chuộng đối với mùa hè và được xem là 1 trong 8 loại vải thông dụng nhất hiện nay. Với chất liệu này nó khá gần gũi với mọi gia đình khi kết hợp những chất liệu thô sơ không quá cầu kỳ. Mà vì nhu cầu thị trường họ đòi hỏi về độ thẩm mỹ khá cao nên hầu như vải thô không được ưa chuộng như các loại vải khác. Nhưng với ngày nay nó được sử dụng phổ biến trong rất nhiều lĩnh vực, trong đó không thể thiếu về may mặc.
Một số đặc điểm của vải thô
Một loại vải muốn nhắm trực tiếp tới khách hàng thì đòi hỏi nó phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu về cả mặt tốt lẫn mặt xấu. Chứ không phải là khăng khăng khen ngợi mà quên đi yếu điểm. Như vậy cái hiệu quả phản hồi của khách hàng nó bị thay đổi theo 2 giai đoạn trước khi mua và sau khi sử dụng.
Ưu điểm vải thô
– Đa số những người không hiểu gì về vải thô luôn cho rằng vải thô nó không tốt, không bền. Nhưng một trong những ưu điểm nổi bật của nó lại là độ bền cao, khác hoàn toàn với suy nghĩ ban đầu.
– Ưu điểm được xếp thứ 2 của nó là độ nhẹ nhàng và mịn màng tuyệt đối. Được làm từ chất liệu tự nhiên, bạn sẽ không bao giờ cảm nhận được độ thoải mái nào như vải thô. Nếu muốn xác thực bạn cứ dùng tay sờ vào nó, cảm giác của bạn sẽ nói lên chất lượng của nó mà không cần phải nghe từ ai cả, chính mình xác nhận không phải tốt hơn hay sao.
– An toàn luôn là yếu tố hàng đầu trong từng giai đoạn sản xuất. Người tiêu dùng họ yêu thích sự đẹp đẽ nhưng không đồng nghĩa nó che mờ đi sự an toàn. Đặc biệt khi dùng cho trẻ nhỏ thì đó là điều luôn được bảo đảm đầu tiên. Để tránh trường hợp làm ảnh hưởng xấu đến da của bạn.
– Và một ưu điểm cuối cùng là độ thẩm thấu tốt. Chính vì vậy mà nó được dùng chủ yếu vào mùa hè. Luôn luôn tạo sự dễ chịu dù trời có nóng nực bao nhiêu.
Nhược điểm
– Dễ nhăn : trong tất cả các loại vải tôi tìm hiểu trước đó, nếu 10 loại thì có hết 8 loại là có nhược điểm dễ nhăn. Nhưng nó không phải là vấn đề quá quan trọng hay khó giải quyết mà nó chỉ dừng lại ở bản chất và có thể khắc phục nó bằng cách dùng bàn ủi là phẳng, và tránh vò quá nhiều trong khi giặt.
– Thô : Chính cái tên “vải thô” nó đã nói lên cái chất liệu của nó. Đây có lẽ là một trong những lí do khiến nó không được lựa chọn nhiều.
– Dày : Hầu như trong tất cả các loại vải thì vải thô là loại vải có độ dày cao. Nhưng nhờ vào cái nhược điểm đó mà nó được sử dụng rộng rãi trong việc may mặc. Đặc biệt là sản phẩm như quần tây, những bộ trang phục có độ chịu đựng tốt trong mọi hoàn cảnh, mọi nhiệt độ.
Không phải ưu điểm nào cũng tốt, hay nhược điểm nào cũng xấu. Tùy vào từng hoàn cảnh, môi trường mà cả 2 yếu tố có dung hòa lẫn nhau để phát triển. Từ đó cho khách hàng thấy được sự cần thiết ở chất liệu này.
Phân loại vải thô
Tất cả các loại vải được tạo ra đều có sự kết hợp, và vải thô cũng vậy. Chính sự kết hợp đó cho ra nhiều sản phẩm với nhiều tên gọi khác nhau. Vậy vải thô được phân loại như thế nào? Sau đây hãy cùng tôi tìm hiểu rõ hơn những nhân bản của vải thô.
Vải thô mộc
Loại vải này khá hạn chế trong việc sản xuất áo quần vì khá thô như tên gọi của nó. Nhưng lại được sử dụng rộng rãi trong các phụ kiện đi kèm hay là đồ trang trí.
Vải thô lụa
Với loại vải này thì có chất liệu mềm mại. Trái hẳn với vải thô mộc thì vải thô lụa được sử dụng phổ biến trong ứng dụng may mặc với nhiều sản phẩm đa dạng. Giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn.
Vải thô cotton
Nói đến cotton thì không thể không ca ngợi nó. Với 100% cotton nó dễ dàng được ứng dụng trong cả thời trang lẫn nội thất.
Vải thô đũi
Vải thô đũi và vải đũi được xem như là họ hàng với nhau. Với chất liệu này nó có những đặc tính và ứng dụng khá giống với vải đũi.
Vải thô mềm
Khác với vải thô mộc, nó có độ mềm mại nhất định, tạo cảm giác êm ả. Đồng thời chất lượng lại tốt. Nếu là người lựa chọn vải vì hai yếu tố trên thì đây quả là sự lựa chọn không thể bỏ qua.
Vải thô Hàn Quốc
Hàn Quốc được xem là nơi có nền thời trang phát triển. Vải thô của họ cũng khác với vải thô của Việt Nam. Khác ở chỗ các chi tiết, mẫu mã của nó đa dạng hơn nhiều. Mà giá thành lại rẻ.
Ứng dụng trong may mặc
Với loại vải này thì chẳng còn xa lạ gì đối với thời trang, từ áo, quần, váy,… Sở hữu cho mình những đặc tính ưu việt mà không cần tới một hình thức PR nào. Tuy hiện nay chưa được phổ biến rộng rãi, nhưng vải thô vẫn là loại vải có chỗ đứng trên thị trường Việt Nam. Với cảm giác dễ chịu, thoải mái thì đây sẽ là lựa chọn hàng đầu cho rất nhiều gia đình.
Một số ứng dụng khác của vải thô là dùng làm đồ trang trí, nội thất hay phụ kiện nhỏ.
Cách phân biệt vải thô
Những điều lưu ý khi lựa chọn vải thô, tránh nhầm lẫn với các chất liệu khác thì sau đây sẽ là một số cách phân biệt vải thô không thể bỏ lỡ.
– Vải thô có đặc điểm là mịn và mát. Nên khi kiểm tra hãy thử dùng tay sờ trực tiếp lên mặt vải để xem độ chân thực của vải.
– Có thể kiểm tra chúng bằng cách vò nhẹ. Vì vải thô có nhược điểm là dễ nhăn. Bằng cách này bạn có thể nhận biết rõ ràng được nó là vải thô nguyên chất hay là có pha sợi tổng hợp.
Giá thành
Cùng với những ứng dụng của vải thô thì giá thành của nó cũng đạt mức vừa phải. Được bán theo kg, 1 kg tầm 5 đến 6 mét vải khổ m1. Mà cứ 1kg như vậy nó có giá lên đến 220.000 đến 260.000 đồng/kg. Vậy tính ra 1 mét vải thô chỉ có giá chỉ 36.000 đồng/mét. Không phải là quá rẻ hay sao. Mà nếu xuất khẩu từ nước ngoài về như Hàn Quốc chẳng hạn thì giá chỉ từ 25.000 đến 75.000 đồng/mét.
Trên thị trường có rất ít loại vải đáp ứng được nhu cầu kinh tế như phải thô, những gia đình hay lo nghĩ vì kinh tế thì khi lựa chọn vải thô nó không còn là điều băn khoăn nữa. Bởi không có cái giá nào tốt như giá vải này.
Xem thêm: Vải Jacquard là gì? Tất tần tật về Jacquard