Vải Jacquard là gì? Tìm hiểu tất tần tật về loại vải Jacquard

0
2126

Vải Jacquard – Loại vải nghệ thuật đẹp mắt. Hầu như các loại vải ngày nay xuất hiện khá nhiều trên thị trường, mới có, cũ có. Có cả những loại vải vừa xuất hiện đã nhanh chóng phá đảo cả thị trường nhờ phát huy được bản chất của nó. Theo như các bạn biết đấy, tâm lý người tiêu dùng rất dễ nắm bắt. Những nhà doanh nghiệp họ dễ dàng tiếp cận và biết công chúng cần gì. Và một khi họ tạo cho đối tượng một sự thích thú thì nhanh chóng trở thành tâm điểm.
Một trong những loại vải có lượng tiêu thụ nhiều trong thời gian gần đây có tên là Jacquard. Chắc hẳn cái tên này khá xa lạ nhưng nếu tìm hiểu sâu hơn bạn sẽ trở thành một trong những fan cứng của chất liệu này đó. Hãy đi theo tôi để khám phá những điều thú vị từ chất liệu Jacquard nhé!

Định nghĩa 

Jacquard – cái tên nghe lạ lẫm. Đây là lần đầu tiên tôi nghe một loại vải có tên lạ như vậy, nhưng khi tìm hiểu tôi phát hiện đây là tên của một người thợ dệt tại pháp. Ông có tên là Joseph Marie Jacquard. Ông dùng tên mình đặt tên cho chất liệu chính mình sáng tạo ra. Khi sử dụng nó thì hẳn các bạn sẽ nhớ đến ông.
vải jacquard
Hiện nay đa số các loại vải, trừ các loại vải truyền thống đều dùng công nghệ để làm ra. Từ các bước đầu tiên cho đến khi kết thúc. Nhưng riêng với vải Jacquard, những họa tiết trên những tấm vải đều là một tay của các thợ dệt. Bằng cách kết hợp các loại sợi nổi tiếng như tơ tằm hay là sợi bông. Họ đặt cả tâm huyết và tình yêu nghề để cho ra những thớ vải hoàn hảo nhất có thể.
Xã hội phát triển, công nghệ phát triển và ngay cả tiếng tăm của nó cũng phát triển. Có lẽ vì thế mà bây giờ nó lại được sử dụng phổ biến hơn bao giờ hết. Điều mà chất liệu này làm tốt nhất là đáp ứng được yêu cầu của khách hàng trong cả may mặc cả đồ nội thất. Có thể nói là chất liệu không thể thiếu của mỗi gia đình rồi chứ nhỉ.

Lịch sử phát triển

Cách dệt Jacquard là do một thợ dệt người Pháp Jacquard sáng tạo nên vào năm 1804. Chính vì thế loại vải này được đặt theo tên của người tạo ra nó. Chiếc máy dệt Jacquard đầu tiên là một cỗ máy cơ khí được điều khiển bằng những thẻ đục. Nó có thể tạo ra những mảnh vải dệt có mẫu mã và kiểu dáng khác nhau.
Marie Jacquard
Với sự phát triển của các công nghệ hiện đại ngày nay, thì loại vải này đã được dệt số lượng lớn bằng các loại máy hiện đại hiển thị trên màn hình máy tính. Với máy móc hiện đại, quá trình dệt vải sẽ không còn gặp lỗi nữa. Sản phẩm nhờ đó mà trở nên đa dạng và độ tinh xảo cao.

Đặc Tính

Ưu điểm

Tính thẩm mỹ cao : Ở phần trên chúng ta có nói về vấn đề nó được làm trực tiếp từ các thợ dệt. Chính vì vậy đánh thẳng vào độ thẩm mĩ của khách hàng bởi những chi tiết vừa đủ. Nó nằm ở mức cân đối, hài hòa, từ chất liệu cho đến hoa văn.
đặc tính jacquard
Độ bền đảm bảo : Đây là một trong những ưu điểm được đa số khách hàng chú ý khi lựa chọn chất liệu nhất. Nó vừa thỏa mãn về chất lượng xứng đáng với cái đồng tiền họ bỏ ra.
Mềm mịn, ít nhăn : Những thành phần như tơ tằm, sợi bông hay polyester đều có cùng một ưu điểm là mềm mịn và không nhăn. Kết hợp với các chất liệu cao cấp, góp phần giúp cho Jacquard trở nên hoàn hảo nhất trong mắt người tiêu dùng.

Nhược điểm

Giá thành đắt : Với cái nhược điểm này nó thu hẹp số người sử dụng. Vì nhu cầu tài chính không cho phép.
Kỹ thuật phức tạp : yêu cầu một chất lượng đảm bảo thì quá trình tạo ra nó cũng không hề đơn giản. Thay vì đi theo sự phát triển của công nghệ, phụ thuộc hoàn toàn vào máy móc thì đối với Jacquard lại chọn đi theo con đường thủ công. Đòi hỏi phải có độ chuyên nghiệp, tỉ mỉ thì mới có thể làm ra những thớ vải có giá trị trong mắt người khác.
jacquard tinh xảo
Khó bảo quản : Trong quá trình giặt thì chất liệu này đòi hỏi về nhiệt độ và các chất tiếp xúc với nó. Đặc biệt là chất tẩy thì ta phải tránh xa. Vì chất tẩy sẽ gây sụt giảm chất lượng của nó và mất đi sự tự nhiên ban đầu. Đồng thời khuyến khích các bạn giặt bằng tay.

Phân loại

Có những chất liệu khác được tổng hợp cùng với Jacquard nên cho ra các loại sau đây :
Vải thổ cẩm: Đối với lại vải này thì nó khá giống với Jacquard. Vì nó và Jacquard đều được dệt từ thủ công với những mẫu mã hết sức phong phú, lấn át tầm nhìn của khách hàng.
Vải Jacquard cotton: Theo một số thông tin các bạn cũng hiểu rõ được phần nào chất liệu cotton. Nó là một loại vải cao cấp, hội tụ tất cả những đặc tính bậc nhất và có đối với khách hàng lại có cái nhìn khá tốt.
Vải Damask: sử dụng cấu trúc dệt theo chiều ngang dọc. Tuy chỉ được sử dụng trên một nền màu duy nhất nhưng lại không thể nào che đi được những tính chất nổi bật từ sợi len, tơ tằm,… Mà còn phát huy tốt cái bản chất vốn có của mình.
Vải Matelasse: Là một chất liệu được tạo ra và kỹ thuật dệt hoặc khâu, đặc biệt nó có độ dày lớn và thường được sử dụng trong việc sản xuất nệm.
Vải lụa Jacquard: Cùng với chất liệu dệt là tơ tằm nên nó tạo cho người dùng cảm giác mềm mại, thoải mái tuyệt đối khi diện nó trên mình.

Ứng dụng

Jacquard trước đây được ứng dụng khá hạn chế về các lĩnh vực. Vì chúng chưa phát triển và chưa có đủ sự nổi tiếng và gây ảnh hưởng đến khách hàng. Nhưng cho đến về sau được sử dụng nhiều trong cả may mặc, lẫn nội thất.

Trong may mặc

Có thể xem nó là ứng dụng đắt giá nhất của chất liệu Jacquard. Với những đặc tính nêu trên mà chúng lại không được dùng trong may mặc quả là rất đáng tiếc. Bằng chính độ đẹp mắt, hoa văn tinh tế, đa dạng, cùng với gam màu độc đáo thì ngay lập tức tiếng tăm của nó càng ngày càng vang xa. Ngày nay chất liệu này được dùng để may áo, váy, áo dài và cả khăn chỉ vì một lý do nó không kén chọn. Tức nó phù hợp với nhiều tạng người và tôn dáng người mặc rất nhiều.

Trong đồ nội thất

Nếu bạn đang sở hữu một không gian riêng và muốn biến nó trở nên sang trọng, thanh lịch. Thì tôi nghĩ Jacquard sẽ là lựa chọn hoàn hảo nhất đấy. Một chiếc ghế, một cái bàn,… được khắc lên một chất liệu cao cấp. Dù nó có là từ loại gỗ nào thì trong mắt người nhìn đó luôn là loại gỗ cao cấp.
Với những ứng dụng nổi trội như vậy không biết giá thành của nó sẽ thế nào nhỉ? Nếu muốn biết thì các bạn không nên bỏ qua phần sau đây.
nội thất jacquard

Cách bảo quản và vệ sinh

Nếu muốn các sản phẩm làm từ chất liệu Jacquard muốn đạt được độ bền cao nhất. Bạn phải biết bảo quản và vệ sinh đúng cách.
Loại vải này có thể giặt bằng tay hoặc giặt máy đều được với nhiệt độ nước khoảng 30 độC. Lưu ý tuyệt đối không nên sử dụng chất tẩy.
Với những sản phẩm được trang trí cầu kỳ và công phu với các sợi kim loại hoặc sequins thì ta chỉ nên lau khô để làm sạch chúng. Khi phơi thì nên tránh khu vực có ánh nắng gắt trực tiếp.
bảo quản jacquard

Giá thành

Thường thì giá thành của nó cao là vì những chất liệu kết hợp với nó đều là cao cấp. Cùng với Jacquard đáp ứng được những yêu cầu khách hàng đặt ra. Nên với một khổ 1,15 giá của nó dao động từ 350.000 đồng/mét.
Với những kiến thức trên hẳn các bạn cũng đã có cho mình nhiều kinh nghiệm về Jacquard rồi nhỉ. Mong rằng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp các bạn trong quá trình chọn vải cũng như mua vải với một chất lượng tốt nhất. Còn đợi gì mà không chạy nhanh ra cửa hàng để tậu ngay một em với chất liệu này về nhỉ.
Xem thêm: Vải jeans là gì? Tất tần tật về loại vải Jeans

5/5 - (100 bình chọn)