Home Sức khỏe Triệu chứng của bệnh mỡ máu cao mà bạn cần biết

Triệu chứng của bệnh mỡ máu cao mà bạn cần biết

Triệu chứng của bệnh mỡ máu cao mà bạn cần biết

Triệu chứng mỡ máu cao là gì? Nếu bạn đang tìm câu trả lời cho thắc mắc này thì đừng vội thoát khỏi trang này nhé! Mỡ máu cao là một trong các căn bệnh phổ biến hiện nay. Trong đó, chế độ ăn uống thiếu khoa học, thừa chất, ít vận động là nguyên nhân hàng đầu gây mỡ máu cao, béo phì. Rối loạn mỡ máu nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Còn chần chừ gì mà không cùng JES tìm hiểu về các triệu chứng của bệnh mỡ máu cao dưới đây.

Bệnh mỡ máu cao là gì?

Mỡ máu cao còn có tên gọi khác là máu nhiễm mỡ hay rối loạn chuyển hóa lipid máu. Thông thường, trong máu luôn chứa một tỷ lệ mỡ nhất định. Tỷ lệ này được đánh giá bằng các chỉ số xét nghiệm mỡ máu là cholesterol, triglycerid
Khi máu bị nhiễm mỡ những chỉ số này sẽ cao hơn ngưỡng mức cho phép. Trong đó, chỉ số cholesterol cao chính là đặc trưng cho tình trạng rối loạn mỡ máu.

Biểu hiện lâm sàng bệnh mỡ máu cao

Hầu hết những người có cholesterol máu cao đều không có dấu hiệu đặc trưng báo trước và cách duy nhất để phát hiện ra bệnh là xét nghiệm máu. Tuy nhiên, một số biểu hiện lâm sàng về triệu chứng mỡ máu cao dưới đây có thể sẽ cảnh báo bạn cần gặp bác sĩ ngay:

1. Huyết áp không ổn định

Một dấu hiệu dễ nhận biết khi bị rối loạn mỡ máu, người bệnh luôn cảm thấy choáng váng, mệt mỏi, rối loạn về tiêu hóa, ăn không tiêu, huyết áp không ổn định (đối với người trưởng thành huyết áp tâm trương dưới 80mmHg và huyết áp tâm thu dưới 120mmHg thì được xem là huyết áp bình thường. Vì vậy, khi thấy huyết áp thay đổi thường xuyên thì chúng ta cần đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị bệnh kịp thời (nếu có).

2. Chân đau, tê bì và lạnh

Thêm một triệu chứng mỡ máu cao nữa là chân đau, tê bì và lạnh. Bởi vì, khi đó cholesterol trong máu tăng khiến mạch máu bị tắc nghẽn, máu không lưu thông đến chân khiến chân bị tê bì, đau nhức, sưng tấy và các khớp ngón chân mệt mỏi. Không những thế, do thiếu máu nên chân và bàn chân cũng rất dễ bị lạnh hơn. Vì thế, khi thấy xuất hiện những triệu chứng này ở chân, bạn nên đi khám ngay để xác định sớm nguyên nhân này có phải do rối loạn mỡ máu hay không.

3. Đau ngực

Có những người bệnh khỏe mạnh bình thường nhưng chỉ một cơn đau ngực khiến họ tử vong. Vì họ không biết rằng căn nguyên sâu xa chính là bệnh rối loạn mỡ máu. Bởi những cơn đau thắt ngực do máu nhiễm mỡ không xảy ra thường xuyên, chỉ trong thời gian ngắn và tự mất không cần điều trị.
Vì thế, nếu thấy triệu chứng này tái diễn hoặc có cảm giác khó chịu vùng ngực như bị đè nặng, đầy tức, bóp nghẹt kéo dài từ vài phút đến vài chục phút thì bạn cần có “cuộc hẹn” với gặp bác sĩ ngay. Biết đâu đó lại là triệu chứng mỡ máu cao mà bạn đã vô tình bỏ qua.

4. Đột quỵ

Khi bị rối loạn mỡ máu, chỉ số triglyceride cao hơn so với mức an toàn, các mảng xơ vữa động mạch sẽ gây cản trở việc lưu thông máu lên não. Từ đó, não thiếu oxy, dẫn đến những cơn đột quỵ. Và khi đối mặt với người đang bị đột quỵ, bạn cần gọi điện cấp cứu nhanh chóng, đồng thời kết hợp với việc sơ cứu người đột quỵ tại nhà để đảm bảo tính mạng cho người bệnh.
Với 4 triệu chứng mỡ máu cao trên đây, chúng ta sẽ có thể vạch ra được các biện pháp phòng chống bệnh rối loạn mỡ máu hiệu quả.

Dấu hiệu nhận biết bệnh mỡ máu cao
Những dấu hiệu nhận biết bệnh mỡ máu cao

Nguyên nhân gây máu nhiễm mỡ

Mỡ máu cao thường xảy ra ở đối tượng tuổi trung niên. Tuy nhiên, hiện nay do ảnh hưởng của lối sống thiếu lành mạnh, độ tuổi bệnh nhân máu nhiễm mỡ đang có xu hướng trẻ hóa dần. Bệnh máu nhiễm mỡ có thể xảy ra do các nguyên nhân chính dưới đây:

1. Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học

Sử dụng nhiều chất béo trong bữa ăn hằng ngày là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh máu nhiễm mỡ. Trong đó thịt bê, thịt lợn, thịt bò, trứng, sữa…chứa nhiều chất béo bão hòa. Các loại đồ ăn chứa dầu dừa, dầu cọ, bơ, ca cao, thực phẩm đóng hộp cũng có hàm lượng chất béo cao. Nếu thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm này bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu.

2. Béo phì

Béo phì khiến lượng cholesterol trong máu tăng cao. Đặc biệt, lượng mỡ thừa thường tập trung chủ yếu ở vùng bụng thay vì ở hông hay đùi. Béo phì làm nồng độ HDL – cholesterol có lợi giảm, trong khi đó thì nồng độ LDL – cholesterol tăng cao dẫn đến nguy cơ bị máu nhiễm mỡ và xuất hiện những triệu chứng mỡ máu cao.

3. Ảnh hưởng của tuổi tác và giới tính

Nữ giới từ 15 – 45 tuổi thường có tỉ lệ triglyceride thấp hơn nam giới. Tuy nhiên, khi bắt đầu bước vào độ tuổi mãn kinh, nồng độ cholesterol xấu và triglyceride ở nữ sẽ tăng cao và làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạnh. Nguyên nhân là do sự thay đổi của hormone Estrogen làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất béo, đồng thời tác động trực tiếp đến các mạch máu.

4. Lười vận động

Khi cơ thể lười vận động sẽ làm giảm nồng độ cholesterol tốt và tăng nồng độ lipoprotein xấu. Chính vì thế, ít vận động, thường xuyên nằm hoặc ngồi quá nhiều một chỗ nguy cơ bị máu nhiễm mỡ là rất cao, dẫn đến thường xuyên xuất hiện các triệu chứng máu nhiễm mỡ.

5. Thường xuyên stress, căng thẳng

Stress, áp lực cũng là một trong các thủ phạm “dấu tay” gây máu nhiễm mỡ. Nguyên nhân là khi cơ thể bị áp lực, mệt mỏi sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn và lười tập thể dục, ít vận động hơn. Ngoài ra, một số người còn có thói quen sử dụng rượu bia, chất kích thích khiến cho nồng độ cholesterol trong máu tăng cao.

6. Thường xuyên hút thuốc lá

Hút thuốc lá khiến nồng độ cholesterol tốt trong cơ thể giảm mạnh và làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Điều này cũng dẫn đến xuất hiện các triệu chứng mỡ máu cao.

7. Yếu tố di truyền

Mỡ máu cao cũng có thể gây ra từ yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có ông bà, bố mẹ bị mỡ máu cao bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh máu nhiễm mỡ cao hơn bình thường.

8. Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác

Một số bệnh lý như tiểu đường, giảm hoạt động của tuyến giáp cũng khiến cho lượng mỡ trong máu tăng cao hơn.

Nguyên nhân làm máu nhiễm mỡ
Nguyên nhân làm máu nhiễm mỡ

Biện pháp phòng tránh bệnh máu nhiễm mỡ

Máu nhiễm mỡ nếu được phát hiện kịp thời người bệnh có thể thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện thể dục thường xuyên để giảm nồng độ mỡ trong máu. Nếu để bệnh phát triển đến giai đoạn cuối, việc điều trị sẽ phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều. Bên cạnh, bệnh mỡ máu kiêng ăn gì thì để phòng tránh bệnh mỡ máu cao hiệu quả, bạn nên áp dụng các biện pháp dưới đây:

  • Kiểm soát cân nặng cơ thể và nên duy trì ở mức hợp lý.
  • Nên sử dụng những thực phẩm chứa nhiều chất béo có lợi.
  • Hạn chế sử dụng chất béo bão hòa và các loại thịt màu đỏ như: thịt bò, thịt lợn, thịt bê…
  • Không nên ăn nhiều đạm, ăn tối muộn hoặc ăn quá nhiều sẽ gây khó tiêu, làm cholesterol đọng lại trên thành động mạnh.
  • Ăn nhiều trái cây tươi, rau xanh để bổ sung chất khoáng và chất xơ cho cơ thể.
  • Tránh xa thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích.

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp phòng tránh bệnh máu nhiễm mỡ trên đây, bạn có thể sử dụng song song với viên uống giảm mỡ máu theo chỉ định của bác sĩ.
THAM KHẢO: Danh sách 11 viên uống giảm mỡ máu tốt và hiệu quả nhất
Hy vọng với những chia sẻ về triệu chứng mỡ máu cao trên đây, bạn đọc đã trang bị được cho mình những kiến thức hữu ích từ triệu chứng, nguyên nhân và cả các phòng chống bệnh mỡ máu hiệu quả.

Nguyễn Thùy Linh nhiều năm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm, hy vọng với kiến thức của Linh sẽ mang tới nhiều thông tin hữu ích cho độc giả