Home Sức khỏe Hội chứng sợ lỗ (Trypophobia) – Nguồn gốc, lưu ý cần biết

Hội chứng sợ lỗ (Trypophobia) – Nguồn gốc, lưu ý cần biết

Hội chứng sợ lỗ (Trypophobia) – Nguồn gốc, lưu ý cần biết

Hội chứng sợ lỗ là hội chứng gây ám ảnh cho 15% dân số thế giới. Nguyên nhân gây nên hội chứng này, cách chữa trị, làm giảm triệu chứng sợ hãi quá khích khi nhìn thấy lỗ vẫn đang được tìm hiểu và nghiên cứu. Bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin tham khảo hữu ích về hội chứng sợ lỗ này.

Nguồn gốc của hội chứng sợ lỗ (Trypophobia)

Người mắc hội chứng này khi quan sát các vật có lỗ nhỏ hoặc vết thâm sẽ gặp phải tình trạng sợ hãi nghiêm trọng. Nhiều trường hợp cảm thấy run rẩy, buồn nôn, đổ mồ hôi, thậm chí là khó thở, loạn nhịp tim.
Nghiên cứu cho thấy, hội chứng sợ lỗ có nguồn gốc từ não bộ con người chứ không đến từ những nỗi sợ được hình thành trong quá trình tiến hóa. Nguyên nhân chính gây ra hội chứng kỳ lạ này là do não bộ bị quá tải. Từ đó, nhiều nhà khoa học không công nhận đây là một dạng bệnh tâm lý.
Một số giả thuyết khác về chứng sợ lỗ có thể kể đến như:

  • Hoa văn trên da và lông của một số động vật nguy hiểm có dạng lỗ. Mặc dù không có ý thức về mối liên hệ này nhưng đây có thể là nguyên nhân khiến người mắc Trypophobia cảm thấy sợ hãi
  • Người mắc Trypophobia có xu hướng liên hệ hình ảnh các lỗ với mầm bệnh lây truyền qua da. Từ đó, giả thuyết cho rằng đây là một hình thức phóng đại của phản ứng tiến hóa thích nghi. Đây là phản ứng thông thường khi con người sợ hãi các mối đe dọa tiềm tàng, cảm giác này giúp chúng ta cảm thấy an toàn hơn khi gặp nguy hiểm
  • Những nghiên cứu khác lại cho thấy sự khó chịu mà mọi người cảm thấy có liên quan nhiều hơn đến các đặc điểm hình ảnh của chính các mẫu vật. Kết quả này đặt ra câu hỏi, liệu Trypophobia có phải chỉ là phản ứng tự nhiên đối với các loại kích thích thị giác?

Triệu chứng

Khi nhìn thấy một cụm lỗ, những người mắc hội chứng sợ lỗ sẽ phản ứng bằng việc tỏ ra ghê tởm hay sợ hãi. Một số triệu chứng theo mức độ từ nhẹ đến nặng bao gồm:

  • Nổi da gà
  • Cảm giác khó chịu
  • Cảm giác ghê tởm
  • Đổ mồ hôi
  • Buồn nôn
  • Run rẩy
  • Mỏi mắt, biến dạng hoặc ảo tưởng
  • Đau khổ
  • Cơn hoảng loạn

Hội chứng sợ lỗ (Trypophobia) - Nguồn gốc, lưu ý cần biết

Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Chứng sợ lỗ không thể chẩn đoán vì nó là ám ảnh không được công nhận chính thức bởi hiệp hội sức khỏe y tế và tinh thần. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về các triệu chứng để hiểu rõ bệnh tình.
Vì không thể chẩn đoán nên cũng không có thuốc đặc hiệu chữa trị triệt để. Thay vào đó, áp dụng phương pháp điều trị các chứng ám ảnh khác cũng mang lại hiệu quả đáng mong đợi.

Thuốc

Bác sĩ đôi khi sẽ kê toa thuốc chống trầm cảm cho người mắc hội chứng sợ lỗ. Thuốc bao gồm các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), thuốc nhóm benzodiazepin,…

Liệu pháp phơi nhiễm (tiếp xúc)

Đây là biện pháp để một người tiếp xúc từ từ, chậm rãi với đối tượng họ sợ hãi. Từ đó, theo thời gian, việc tiếp xúc này sẽ khiến các triệu chứng giảm bớt phần nào.
Trong trường hợp này, người mắc Trypophobia bắt đầu điều trị bằng cách tưởng tượng ra một vật thể có nhiều lỗ như tổ ong hoặc vỏ hạt. Họ sẽ lặp đi lặp lại hành động này cho đến khi các triệu chứng có dấu hiệu suy giảm. Khi bệnh nhân có thể tưởng tượng ra vật thể mà không có phản ứng thái quá gì, họ sẽ chuyển sang bước tiếp theo, nhìn vào hình ảnh của vật thể.

Liệu pháp thay đổi nhận thức

Đây là việc kết hợp với trị liệu tâm lý để thay đổi những suy nghĩ và hành vi tiềm ẩn của người bệnh, cụ thể ở đây là người bị hội chứng sợ lỗ.
Một trong những lý do khiến một người gặp phải triệu chứng ám ảnh là vì họ tin rằng các đối tượng đó vốn đã nguy hiểm. Điều này dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực ngay khi nhìn thấy vật thể đó.
Bằng cách thảo luận về những suy nghĩ không thực tế đó rồi thay thế chúng bằng những suy nghĩ thực tế hơn, các thay đổi về hành vi từ đó được hình thành.
Hội chứng sợ lỗ (Trypophobia) - Nguồn gốc, lưu ý cần biết

Lưu ý khi mắc phải chứng sợ lỗ

Bạn có thể chú ý một số điều sau để khắc phục phần nào nỗi sợ:

  • Đối mặt trực tiếp với nguyên nhân gây sợ hãi càng nhiều càng tốt
  • Có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh
  • Nghỉ ngơi đầy đủ
  • Tránh sử dụng caffeine hay các chất làm gia tăng sự lo lắng
  • Trao đổi với gia đình, bạn bè hay nhóm hỗ trợ để kết nối với người có cùng vấn đề

Kết luận

Bài viết trên cung cấp cho các bạn thông tin cơ bản tham khảo cho hội chứng sợ lỗ. Nhìn chung, người mắc chứng Trypophobia không bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Nó chỉ gây bứt rứt khi bắt buộc phải tiếp xúc với đối tượng gây khó chịu – lỗ. Tuy nhiên, nếu cần thiết, bạn có thể đến gặp bác sĩ để được trị liệu sao cho phù hợp.

Nguyễn Thùy Linh nhiều năm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm, hy vọng với kiến thức của Linh sẽ mang tới nhiều thông tin hữu ích cho độc giả