Home Sức khỏe Mỡ máu bao nhiêu là cao, bao nhiêu là bình thường

Mỡ máu bao nhiêu là cao, bao nhiêu là bình thường

Mỡ máu bao nhiêu là cao, bao nhiêu là bình thường

Không ít người đặt ra thắc mắc rằng mỡ máu bao nhiêu là cao. Bởi, khi chỉ số mỡ trong máu quá cao sẽ gây ra bệnh máu nhiễm mỡ rất nguy hiểm. Vì thế, việc xét nghiệm mỡ máu là rất cần thiết trong mỗi lần khám định kỳ. Vậy chỉ số mỡ máu bao nhiêu là cao, hãy cùng JES tìm đáp án trong bài viết dưới đây nhé!

Mỡ máu là gì?

Theo các chuyên gia, mỡ trong máu là tên gọi chung cho những loại mỡ tồn tại trong huyết dịch, gồm có rất nhiều thành phần khác nhau. Và Cholesterol là thành phần quan trọng nhất trong mỡ máu, có mặt trong tất cả các mô tổ chức cơ thể, tham gia vào quá trình vận hành chức năng não bộ, xây dựng cấu trúc tế bào, dự trữ vitamin hay sản xuất hormone. Cholesterol chỉ trở nên có hại khi cơ thể bị cholesterol.
Vì không hòa tan trong nước nên cholesterol và những chất mỡ như triglyceride cần kết hợp với protein để trở thành lipoprotein (chất dễ tan trong nước) để dễ dàng di chuyển trong máu. Vì vậy, để kiểm tra mỡ máu cao hay thấp cần xét nghiệm mỡ máu. Ngoài, xét nghiệm Cholesterol toàn phần, bác sĩ còn phân tích cholesterol theo các loại Lipoprotein với 2 loại quan trọng là HDL-C (Lipoprotein tỉ trọng cao) tức mỡ tốt và LDL – c (Lipoprotein tỉ trọng thấp) tức mỡ xấu.
Mỡ máu sẽ tăng cao khi mỡ xấu tăng và giảm mỡ tốt gây ra các bệnh tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Vì vậy, để tìm hiểu mỡ máu bao nhiêu là cao, bao nhiêu là bình thường, các bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số trong xét nghiệm mỡ máu để đánh giá và phân tích.

Mỡ trong máu
Khái niệm mỡ trong máu

Mỡ máu bao nhiêu là cao?

Khi xét nghiệm mỡ máu, người bệnh cần quan tâm tới 4 chỉ số quan trọng đó là: Triglyceride, cholesterol toàn phần, HDL-cholesterol (HDL-c)  LDL-cholesterol (LDL-c). Dựa vào những chỉ số này, bác sĩ có thể đánh giá bạn có bị rối loạn chuyển hóa lipid máu hay các bệnh liên quan khác như tim mạch, tiểu đường, xơ vữa động mạch không.
Ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm mỡ máu cụ thể như sau:

Xét nghiệm Triglycerid

Triglyceride là một dạng chất béo chiếm đến 95% chất béo trong khẩu phần ăn hằng ngày. Đây là một trong các thành phần chủ yếu của mỡ động vật và dầu thực vật. Vì vậy, định lượng Triglyceride trong máu giúp đánh giá được nguy cơ rối loạn chuyển hóa lipid máu:

  • < 100 mg/dL (1,7 mmol/L): Triglyceride ở mức bình thường.
  • 150 – 199 mg/dL (1,7 – 2 mmol/L): Triglyceride ở mức ranh giới cao.
  • 200 – 499 mg/dL (2 – 6 mmol/L): Triglyceride ở mức cao.
  • > 500 mg/dL (6 mmol/L): Triglyceride ở mức rất cao.

Từ các chỉ số này, chúng ta có thể đánh giá được mỡ máu bao nhiêu là cao, song song là các nguy cơ mắc bệnh về tiểu đường, tim mạch ở những người có chỉ số Triglyceride cao. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và chế độ dinh dưỡng cân đối một cách khoa học.

Xét nghiệm Cholesterol toàn phần

Theo khuyến nghị từ Hội Tim Mạch Học Việt Nam, tất cả những người 20 tuổi trở lên đều nên xét nghiệm Cholesterol toàn phần. Cụ thể như sau:

  • Chỉ số Cholesterol toàn phần <200 mg/dL (5,1 mmol/L): cho biết tình trạng bình thường và nguy cơ mắc bệnh động mạch vành rất thấp.
  • Chỉ số Cholesterol toàn phần 200 – 239 mg/dL (5,1 – 6,2 mmol/L): cho biết người bệnh đã hoặc đang gặp vấn đề về sức khỏe, cần chú trọng sinh hoạt điều độ cũng như theo dõi sức khỏe định kỳ.
  • Chỉ số Cholesterol toàn phần >= 240 mg/dL (6,2 mmol/L): cho biết hàm lượng Cholesterol trong máu tăng cao, người bệnh dễ có nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch.

Theo các bác sĩ, người càng lớn tuổi, lượng Cholesterol trong máu càng cao. Và ở độ tuổi dưới 50 tuổi, tình trạng này xảy ra ở nam nhiều hơn nữ nhưng tỷ lệ mắc bệnh này ở nữ cao hơn nam đối với ngưỡng sau 50 tuổi.

Xét nghiệm LDL – cholesterol (LDL-c)

LDL – cholesterol (LDL-c) chỉ định dành cho bệnh nhân bị xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường,…

  • Mức bình thường: <130 mg/dL (<3,3 mmol/L).
  • Ngưỡng có hại cho sức khỏe: > 160 mg/dL (>4.1mmol/lit).
  • LDL-c càng cao: nguy cơ bị xơ vữa động mạch càng lớn.
  • LDL-c tăng xảy ra trong các trường hợp: rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, bệnh béo phì,…
  • LDL-c giảm trong các trường hợp: hội chứng kém hấp thu, suy kiệt, xơ gan, cường tuyến giáp,…

Khi nồng độ LDL xuất hiện nhiều trong máu sẽ lắng đọng lại ở thành mạch của não và tim, lâu ngày sẽ hình thành những mảng xơ vữa động mạch. Các mảng xơ vữa này khiến mạch máu bị hẹp hoặc tắc, thậm chí là vỡ đột ngột gây nên tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm.
Vì vậy, với chỉ số mỡ máu bao nhiêu là cao trên đây thì người bệnh cần nên theo dõi sát sao. Chỉ số càng lớn đồng nghĩa với nguy cơ bệnh càng tăng, khi đạt đến mức tối đa sẽ vô cùng nguy hiểm. Với phương pháp điều trị hợp lý và chế độ dinh dưỡng ăn gì để giảm mỡ máu sẽ giúp bạn tránh tai biến.

Xét nghiệm HDL-cholesterol (HDL-c)

HDL-cholesterol (HDL-c) thường được chỉ định cho bệnh nhân rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch hoặc kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người trên 40 tuổi.

  • Chỉ số bình thường: > 50 mg/dL (>1.3mmol/lit).
  • Ngưỡng gây hại cho sức khỏe: dưới 40 mg/dL (<1 mmol/lit).
  • HDL-c tăng: ít nguy cơ gây xơ vữa động mạch.
  • HDL-c giảm: dễ có nguy cơ gây xơ vữa động mạch, hay gặp các trường hợp xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, cơn đau thắt ngực,…

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng giải quyết được các vấn đề mỡ máu cao là rất cần thiết trong việc hạn chế dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch vành tim mạch, tai biến mạch máu não cũng như hạn chế tỷ lệ tử vong do biến chứng mạch máu.

Ý nghĩa các chỉ số trong xét nghiệm mỡ máu
Ý nghĩa các chỉ số trong xét nghiệm mỡ máu

Với việc kiểm soát tốt 4 chỉ số nêu trên sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bị rối loạn mỡ máu rất tốt cho cơ thể. Để phòng ngừa những bệnh lý do rối loạn mỡ, ngoài việc nắm rõ mỡ máu bao nhiêu là cao thì các bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ và thực hiện xét nghiệm mỡ máu đầy đủ. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp với viên uống giảm mỡ máu để đạt được kết quả tốt nhất.
TÌM HIỂU THÊM: Top 11 viên uống giảm mỡ máu tốt nhất trên thị trường
Với những chia sẻ về mỡ máu bao nhiêu là cao, bao nhiêu là bình thường. Hy vọng bạn đọc đã có được những thông tin hữu ích liên quan đến các chỉ số trong xét nghiệm mỡ máu.

Nguyễn Thùy Linh nhiều năm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm, hy vọng với kiến thức của Linh sẽ mang tới nhiều thông tin hữu ích cho độc giả