Tỷ phú đôla đầu tiên của Việt Nam được tạp chí Forbes vinh danh, nữ doanh nhân giàu nhất Việt Nam, hồi sinh Tràng Tiền Plaza hay người mua thủy phi cơ hiện đại đầu tiên tại Việt Nam là những doanh nhân thành đạt đáng ngưỡng mộ. Vậy doanh nhân là gì, vai trò của doanh nhân ảnh hưởng thế nào trong phát triển nền kinh tế của quốc gia. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau.
Doanh nhân là người giải quyết các vấn đề cho người khác để kiếm lợi nhuận. Ở Việt Nam, doanh nhân là một từ được các phương tiện truyền thông của Việt Nam sử dụng để xác định một tầng lớp gắn với thành phần kinh tế tư nhân và chủ nghĩa tư bản mới xuất hiện từ sau những năm 90.
Các doanh nhân xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đều là những con người đã thành đạt trong sự nghiệp của mình, điều này tạo ra một hiệu ứng tâm lý rằng : cứ được gọi là doanh nhân có nghĩa là người đó là người có nhiều tiền.
Doanh nhân là người kinh doanh, đôi khi được hiểu là những người chủ chốt trong việc quản trị, điều hành một doanh nghiệp. Đó có thể là những người đại diện cho các cổ đông, cho các chủ sở hữu (thành viên Hội đồng Thành viên, Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát) hoặc trực tiếp điều hành các doanh nghiệp (thành viên Ban Giám đốc).
Hiểu theo nghĩa rộng thì doanh nhân là những người có vị trí trong một doanh nghiệp và làm công việc quản trị trong doanh nghiệp. Doanh nhân còn là những người có được những phẩm chất vượt trội như :
- Có năng khiếu đặc biệt về kinh doanh.
- Có kỹ năng đặc biệt về kinh doanh và các kinh nghiệm phong phú để ứng dụng trong kinh doanh
- Tự tin, làm việc chăm chỉ, có kỷ luật và cống hiến hết mình
- Có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế quốc gia
Doanh nhân thường là người rất giỏi trong lãnh vực quản lý, quản trị hơn hẳn những người khác. Doanh nhân được xem là một nghề như nhiều nghề khác trong xã hội.
Ngày 13 – 10 năm 2004 được xem là ngày kỷ niệm của Các doanh nhân Việt Nam.
Vai trò của doanh nhân trong phát triển kinh tế :
Vai trò chủ chốt của các doanh nhân là xây dựng các doanh nghiệp của mình về vận hành và phát triển chúng thất tốt để làm ra hàng hóa chất lượng, uy tín và đáng tin cậy. Giải quyết được các dịch vụ cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm ỗn định cho người dân không chỉ quốc gia mình mà còn cho người dân của các quốc gia khác.
Doanh nhân trước hết phải làm ra lợi nhuận và biết đóng góp tích cực cho xã hội. Hầu hết các doanh nhân tập hợp trong một tầng lớp xã hội gọi là tầng lớp doanh nhân. Từ xưa đến bây giờ thì doanh nhân Việt Nam chủ yếu cố gắng chiếm lĩnh thị trường nội địa trong nước. Nhưng nay các doanh nhân Việt Nam đã bắt đầu có những bước tiến mới đầu tư lớn ra nước ngoài.
Doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ phát triển kinh tế mạnh mẽ như hiện nay muốn phát triển cũng rất khốc liệt khi phải cạnh tranh thương trường với các doanh nhân của thế giới.
Những yêu cầu, đòi hỏi từ khách hàng, cũng như người dân cũng vì vậy mà ngày càng cao. Do vậy, xã hội có cái nhìn ngày càng khắt khe hơn đối với doanh nhân về bổn phận, phải có trách nhiệm trước cộng đồng, xã hội.
Các doanh nhân muốn phát triển doanh nghiệp bền vững phải luôn tuân thủ không chỉ những chuẩn mực về bảo đảm sản xuất – kinh doanh phải có lợi nhuận, thậm chí siêu lợi nhuận, mà còn cả những chuẩn mực về bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường lao động, về thực hiện bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi về lao động, quyền lợi đào tạo và phát triển của nhân viên, góp phần phát triển cộng đồng, bao hàm cả các hoạt động thực hiện an sinh xã hội như nhân đạo, từ thiện.
Lời Kết :
Hiện nay có rất nhiều doanh nhân tại Việt Nam thành đạt vang danh ra thế giới, nhưng ảnh hưởng của họ vào nền kinh tế của nước nhà thực sự rất ít chưa đáp ứng được hầu hết các lao động tại nhiều địa phương nghèo vùng miền. Chỉ có rất ít doanh nhân là chủ của các tập đoàn đầu tư cho các chương trình an sinh xã hội. Thông qua bài viết này mong các bạn nào có tham vọng là doanh nhân hay đã là doanh nhân trẻ tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn nữa để có thể đưa nền kinh tế nước nhà lên tầm cao mới giải quyết được hầu hết an sinh xã hội.