Vải Kate – Loại vải thông dụng trong đời sống. Trong ngành thời trang may mặc, vải là một chất liệu không thể thiếu, nó tạo lên những bộ trang phục tuyệt vời giúp cho khách hàng tự tin khi khoác lên nó. Nói đến vải thì ta có thể kể đến hàng trăm loại vải khác nhau, nhưng có một loại vải được sử dụng thường xuyên trong ngành thời trang may mặc đó là vải kate. Nhắc đến vải kate thì chắc không xa lạ gì với mỗi người vì trong tủ đồ của ai cũng có ít nhất một bộ áo quần, trang phục bằng vải kate, nhưng để hiểu rõ vải kate làm từ những sợi vải gì, có bao nhiêu loại vải, ứng dụng nó trong ngành thời trang là như thế nào thì ta cùng tìm hiểu kĩ qua mục thông tin sau.
Định nghĩa
Vải kate là loại vải thuộc nhóm tổng hợp. Được tạo thành từ 2 loại sợi đó là sợi vải cotton và sợi polyester. Đây cũng là một trong những loaii vải được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất trong ngành dệt may hiện nay. Chúng được dùng để may quần áo, vỏ gối, rèm cửa, nệm. Thông thường, vải Kate có tỷ lệ pha trộn của 65% cotton và 35% polyester.
Ở nước ta, kate rất được ưa chuộng vì khả năng hút ẩm tốt, độ bền cao, khó phai màu, giá thành không cao. Chúng rất phù hợp với điều kiện khí hậu và điều kiện kinh tế của người dân Việt Nam. Vì thế, Kate được xuất hiện khắp nơi. Từ đồng phục giá rẻ cho công nhân, học sinh đến những bộ áo cao cấp của giới doanh nhân, văn phòng.
Xem thêm: Vải Satin là gì? Đặc điểm chất liệu của lụa Satin
Cách nhận biết
Để nhận biết đúng và tìm mua được chất vải kate thật thì ta cần để ý qua các điểm sau:
- Lấy một mẫu vải nhỏ, dùng tay vò xong rồi kiểm tra xem vải có bị nhăn không? Nếu đúng là vải Kate thật thì chất vải không nhăn, mịn và thoáng.
- Hoặc có thể làm tương tự với một mẫu vải nhỏ, đốt thử mẫu vải xem như thế nào. Nếu có mùi cháy của nhựa thì đúng chính xác là vải kate. Tùy theo thành phần sợi PE ít hay nhiều. Tro vải sẽ có một phần tan mịn còn một phần thì bị vón cục
Đây là hai cách thông dụng nhất để bạn nhận biết được chính xác vải Kate. Vì có nhiều loại vải được làm giả rất công phu nên bạn phải cần kiểm tra kỹ lưỡng trước khi mua để tránh việc mua nhầm
Đặc điểm của vải
Để có một loại vải được nhiều người tin dùng thì chắc hẳn vải Kate phải có những tính năng nổi bật hơn những loại vải khác. Nó thừa hưởng được những ưu điểm từ 2 loại vải là cotton và polyester
– Sử dụng được và thích hợp cho mọi loại da, không gây kích ứng.
– Vải phẳng, mịn và không bị nhăn trong quá trình cắt may hoặc giặt đồ. Làm cho việc giặt giũ trở nên nhẹ nhàng hơn.
– Có độ khoáng khí, hút mồ hôi tốt. Với ưu điểm này, chúng được sử dụng để may quần áo mặc khi thời tiết nóng. Hoặc những loại quần áo cho hoạt động thể dục thể thao. Bởi vì nó sẽ giúp cho người mặc hoàn toàn mát mẻ dễ chịu
– Độ bền màu cao, khả năng giữ màu tốt giúp cho việc giặt ủi nhanh chóng và dễ dàng hơn. Không dễ bị ẩm mốc trong những ngày mưa ẩm ướt. Bạn sẽ không sợ bị phai màu khi trải qua thời gian dài sử dụng.
Phân loại
Vải kate được phân thành nhiều loại và tùy vào nhu cầu, mục đích, cách chọn vải mà người ta lựa chọn thích hợp. Cùng tìm hiểu các loại vải sau đây nhé.
Vải kate Mỹ: Với loại vải này thì chất liệu vải dày, may lên trang phục đúng chuẩn mẫu. Màu sắc được thiết kế bắt mắt, phù hợp với khách hàng. Giá thành cao hơn so với những loại vải khác trên thị trường.
Vải kate silk: Vải làm hoàn toàn từ PE. Vì làm từ PE nên khả năng thấm hút kém. Được đánh giá là chất vải chịu bền tốt, độ bền màu cao, có độ phẳng của vải, đa số màu sắc thường một màu chủ đạo.
Kate polin: Vải này có ưu điểm hơn. Được sử dụng trong các trang phục cao cấp, sang trọng vì vải có có độ dày cao hơn. Chất liệu cotton là chủ yếu nên khả năng thấm hút mồ hôi tốt, được tin dùng.
Vải kate ford: Chất liệu vải dày, thấm hút tốt nhưng bên cạnh đó vải hay bị xơ, xù lông trong quá trình sử dụng.
Vải kate sọc: Chất vải được yêu thích nhất bởi màu sắc, sọc kẻ bắt mắt. Phù hợp với nhiều dáng người khác nhau, không quá kén chọn màu sắc. Khi may lên dáng chuẩn, nhìn lịch thiệp mà không kém phần sang trọng.
Vải kate caro: Cũng như vải kate sọc, vải kate caro cũng được yêu chuộng và tin dùng nhất với màu sắc và phong cách của nó.
Ứng dụng
Tùy vào mục đích sử dụng để lựa chọn từng loại vải kate sao cho phù hợp mà vẫn đảm bảo được phong cách thời trang. Một số ứng dụng của vải kate như:
- May áo sơ mi: Vải kate sử dụng để may áo sơ mi là khá phổ biến vì chất liệu, tính năng,đặc điểm,độ bền của vải phù hợp. Người ta thường may sơ mi cho dân công sở,văn phòng, công ty …
- May quần, đầm, váy: Với đặc điểm ít nhăn, lên dáng chuẩn thì người ta thường dùng để may quần, váy … cho cả nam và nữ.
- May đồng phục: Với đồng phục học sinh thì vải kate là lựa chọn hàng đầu vì màu sắc đa dạng. Chịu được độ bền cao, thấm hút mồ hôi tốt, giặt nhanh khô, tiện lợi.
- May đồ bộ: Màu sắc nhã nhặn,dễ lựa chọn, phù hợp với nhiều mẫu người. Khi mặc có cảm giác thoải mái, tự do vận động với độ bền cao.
- Sản xuất chăn ga gối nệm: tạo được bề mặt mềm mại, màu sắc đẹp mắt. Người dùng khi làm việc mệt mỏi được nằm hoặc gối lên bề mặt vải Kate giúp họ có cảm giác thoải mái dễ chịu hơn. Ngay cả việc giặt phơi cũng dễ dàng hơn.
Cách bảo quản vải
Khi giặt thì nên giặt và tiếp xúc với mặt bên trong vải. Hạn chế tiếp xúc mặt ngoài để tránh vải bị xù lông, phai màu.
Trước khi giặt nên ngâm vải vào nước khoảng 1 tiếng để vải được mềm hơn. Tránh việc ẩm mốc sau này.
Khi vải tiếp xúc với bàn là thì phải điều chỉnh nhiệt độ thích hợp vì thành phần vải có sợi Polyester.
Khi phơi quần áo, ta nên chọn nơi thoáng khí và có nhiều gió. Tránh ánh nắng chiếu vào trực tiếp lên vải.
Không nên dùng các chất giặt, chất tẩy rửa mạnh để làm sạch vải. Cũng không nên đổ trực tiêp lên quần áo.
Khi quần áo khô, nên gấp và cất gọn ở nơi thoáng mát. Tránh côn trùng xâm nhập vào nơi để quần áo.
Giá vải kate
Vải thường là mặt hàng ít biến động về giá nên giá vải kate ở mặt bằng chung tầm 25.000 – 30.000VNĐ trên 1m vải. Bạn có thể tìm mua vải kate ở bất kì cửa hàng tiệm vải, shop hoặc chợ … với mức giá cả hợp lý nhất.
Trên đây là tổng hợp lại những kiến thức bổ ích liên quan về vải kate. Giúp bạn cho thể hiểu rõ hơn và vận dụng, lựa chọn chất vải phù hợp cho trang phục của chính bản thân mình.
Xem thêm: Vải ren là gì? Tìm hiểu tất tần tật về loại vải ren