Home Chưa phân loại Doanh nghiệp là gì? Khái niệm & các loại hình

Doanh nghiệp là gì? Khái niệm & các loại hình

Doanh nghiệp là gì, khái niệm doanh nghiệp :

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tài sản và tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được cấp giấy đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động kinh doanh trên trị trường (Theo mục 7 điều 1 chương 1 luật doanh nghiệp 2014).
Quá trình kinh doanh thực hiện một cách liên tục, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích để sinh lợi. Như vậy doanh nghiệp là tổ chức kinh tế vị lợi, mặc dù thực tế một số tổ chức doanh nghiệp có các hoạt động không hoàn toàn nhằm mục tiêu lợi nhuận.

Phân loại doanh nghiệp :

Theo bản chất kinh tế của của chủ sở hữu chúng ta sẽ có 3 loại hình doanh nghiệp là :

  1. Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn (Corporation)
  2. Doanh nghiệp hợp danh (Partnership).
  3. Doanh nghiệp tư nhân (Proprietorship).

Căn cứ vào hình thức pháp lý doanh nghiệp :
Công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) là doanh nghiệp mà các thành viên trong công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

 Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên :

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó:
a. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các Điều 52, 53 và 54 của Luật doanh nghiệp 2014.
b. Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50;
c. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 48 của Luật doanh nghiệp 2014;
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên : Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên : Không được quyền phát hành cổ phần.
Ưu điểm và nhược điểm của công ty TNHH hai thành viên trở lên:
Ưu điểm :

  • số lượng thành viên không nhiều (2-50), quản lý điều hành không phức tạp.
  • có tư cách pháp nhân.
  • thành viên chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp.
  • phải chào bán phần vốn của mình cho các thành viên còn lại trước khi chào bán cho người ngoài, hạn chế sự xâm nhập của người lạ vào công ty.

Nhược điểm :

  • Chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn nhiều loại hình khác.
  • Bị hạn chế huy động vốn do không có quyền phát hành cổ phiếu.

 Công ty cổ phần :

1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó :
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này.
2. Công ty cổ phần : có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty cổ phần : có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
Ưu và nhược điểm của công ty cổ phần :
Ưu điểm :

  • Có tư cách pháp nhân.
  • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp.
  • khả năng huy động vốn cao thông qua phát hành cổ phiếu.
  • Phạm vi đối tượng được tham gia là rất rộng.

Nhược điểm :

  • Chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn nhiều loại hình khác, đặc biệt là chế độ tài chính, kế toán
  • Việc quản lý điều hành rất phức tạp do số lượng đông không hạn chế,có thế có sự phân hóa thành nhiều nhóm đối kháng lợi ích.
  • Có nguy cơ bị người khác, công ty khác thôn tính.

Công ty hợp danh :

Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu của công ty, cùng kinh doanh dưới một cái tên chung (gọi là thành viên hợp danh). Thành viên hợp doanh phải là cá nhân và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Ngoài ra trong công ty hợp danh còn có các thành viên góp vốn.
Ưu điểm và nhược điểm của công ty hợp danh :
Ưu điểm :

  • Có tư cách pháp nhân
  • Có ít nhất 2 thành viên sở hữu (hợp danh) cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung, kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người, việc điều hành quản lý không phức tạp.
  • Ngoài thành viên hợp danh, còn có thành viên góp vốn.

Nhược điểm :

  • Bị hạn chế huy động vốn do không có quyền phát hành cổ phiếu.
  • Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
  • Mọi thành viên trong công ty đều có quyền quản lý công ty như nhau.

Doanh nghiệp tư nhân :

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
Ưu điểm và nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân:
Ưu điểm :
Một sở hữu, có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty
Ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình khác.
Nhược điểm :

  • Bị hạn chế huy động vốn do không có quyền phát hành ổ phiếu.
  • Chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng toàn vộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
  • Không có tư cách pháp nhân.

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài 1996 chưa đăng kí lại hay chuyển đổi theo quy định.

Căn cứ vào chế độ trách nhiệm :

Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn :
Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn là loại hình doanh nghiệp mà ở đó chủ sở hữu doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho doanh nghiệp bằng tất cả tài sản của mình, khi doanh nghiệp không đủ tài sản để thực hiện các nghĩa vụ tài chính của nó. Theo pháp luật Việt Nam, có hai loại doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh.
Thực chất chế độ trách nhiệm vô hạn của loại doanh nghiệp này là chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân và của thành viên hợp danh công ty hợp danh. Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh sẽ chịu trách nhiệm đến cùng về mọi nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mà không giới hạn ở phần tài sản chủ doanh nghiệp, các thành viên hợp dan đã bỏ vào đầu tư kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh. Điều này có nghĩa là nếu tài sản của doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh không đủ để thực hện các nghĩa vụ về tài chính của doanh nghiệp khi các doanh nghiệp này phải áp dụng thủ tục thanh lý trong thủ tục phá sản, chủ sở hữu doanh nghiệp và các thành viên hợp danh phải sử dụng cả tài sản riêng không đầu tư vào doanh nghiệp để thanh toán cho các khoản nợ của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn :
Theo pháp luật Việt Nam, các doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn cụ thể gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài không tiến hành đăng ký lại theo Nghị định 101/2006/NĐ-CP.
Những doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn là những doanh nghiệp mà ở đó chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là khi số tài sản của doanh nghiệp không đủ để trả nợ thì chủ sở hữu không có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho doanh nghiệp.
Chế độ trách nhiệm hữu hạn của các loại doanh nghiệp trên thực chất là chế độ trách nhiệm hữu hạn của các nhà đầu tư – thành viên/chủ sở hữu công ty.

Lê Anh Tiến là người sáng lập và chủ biên của trang web JES.EDU.VN. Từ năm 2011 tới nay ông làm việc trong lĩnh vực đào tạo tiếng Anh và công nghệ thông tin. Quý đọc giả nếu có góp ý hoặc phản ánh vui lòng liên hệ qua fanpage của JES tại https://www.facebook.com/jes.edu.vn