Home Chưa phân loại Cơ sở lý luận là gì? Cách viết cơ sở lý luận trong luận văn

Cơ sở lý luận là gì? Cách viết cơ sở lý luận trong luận văn

Cơ sở lý luận là gì? Cách viết cơ sở lý luận trong luận văn
Khái niệm cơ sở lý luận là gì?

Cơ sở lý luận là gì? Đây có lẽ là thắc mắc chung của nhiều bạn sinh viên, thậm chí là học viên sau đại học. Bởi, nghiên cứu cơ sở lý luận là tiền đề giúp cho tác giả có cái nhìn tổng quát hơn về lĩnh vực cũng như lịch sử nghiên cứu đề tài. Bài viết dưới đây, JES sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn bao quát hơn về khái niệm cơ sở lý luận là gì? Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!

Cơ sở lý luận là gì?

Cơ sở lý luận (khung lý thuyết) là các giả thuyết đã được qua kiểm chứng và khẳng định. Dựa trên cơ sở từ những lý thuyết do các nhà nghiên cứu phát triển để giải thích các hiện tượng. Từ đó đưa ra kết luận dựa trên ý tưởng, kiến thức, sự quan sát thực tế.
Trong các bài báo cáo, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, luận văn tốt nghiệp… Cơ sở lý luận được xem là khung lý thuyết để bạn xác định, thảo luận và đánh giá các giả thuyết liên quan đến đề tài mà bạn nghiên cứu. Hiểu đơn giản hơn, cơ sở lý luận là việc bạn thu thập các bài nghiên cứu khoa học đã được thế giới công bố, tài liệu học thuật, báo chí, sách, luận văn có liên quan về đề tài hoặc có thể là các câu hỏi nghiên cứu mà bạn đã chỉ ra.

Vai trò của cơ sở lý luận

Sau khi bạn đã thống nhất lựa chọn đề tài nghiên cứu, đồng thời tiến hành liệt kê các câu hỏi nghiên cứu của bài luận. Tiếp đó, bạn sẽ phải đi tìm những lý thuyết, ý tưởng, mô hình mà các nhà nghiên cứu trước đã phát triển có liên quan đến đề tài nghiên cứu của mình để phục vụ cho mục đích phân tích.
Những yếu tố góp phần làm nên tầm quan trọng của cơ sở lý luận:

  • Giúp tác giả có cái nhìn bao quát hơn về lịch sử nghiên cứu đề tài của mình. Là cầu nối giữa tác giả với kiến thức hiện có, từ đó đưa ra quyết định lựa chọn phương pháp nghiên cứu tối ưu nhất.
  • Giúp tác giả hiểu hơn về vấn đề mình đang nghiên cứu, đề xuất được ý tưởng khi xây dựng câu hỏi nghiên cứu.
  • Những dẫn chứng giải thích rõ ràng và cụ thể về các giả thuyết, định hướng được đưa ra trong bài luận giúp người đọc nắm rõ hơn về vấn đề nghiên cứu.
  • Là “thước đo” giúp giảng viên xác định được tình trạng tác giả đã thực sự nghiên cứu về đề tài nghiên cứu kỹ lương chưa? Luận văn được triển khai đúng hướng hay không và có giải quyết được vấn đề mà tác giả đặt ra không?
Vai trò của cơ sở lý luận
Tầm quan trọng của cơ sở lý luận

Cách viết phần cơ sở lý luận

Bước 1. Xác định thuật ngữ chính

Bước đầu bạn cần thực hiện khi viết cơ sở lý luận đó chính là xác định những thuật ngữ chính trong bài luận dựa trên đề tài nghiên cứu cũng như câu hỏi nghiên cứu.
Ví dụ minh họa:
Công ty T đang đau đầu với vấn đề nhiều khách hàng online không quay lại để mua hàng. Ban quản lý muốn tăng lòng trung thành của khách hàng vì tin rằng sự hài lòng của khách hàng được cải thiện sẽ góp phần không nhỏ trong việc giữ chân khách hàng.
Để lên phác họa cơ sở lý luận cho vấn đề này, bạn cần xác định và lên kế hoạch tập trung vào:

  • Vấn đề: Nhiều khách hàng online không quay lại để mua hàng.
  • Mục tiêu: Tăng lòng trung thành của khách hàng, từ đó tạo ra nhiều doanh thu hơn cho công ty.
  • Câu hỏi nghiên cứu: Các cách để có thể cải thiện sự hài lòng của khách hàng online của công ty T để xây dựng lòng trung thành của khách hàng?

Qua phân tích trên, ta có thể xác định được các khái niệm về lòng trung thành khách hàng của Cameron và sự hài lòng của khách hàng chính là “mấu chốt” của nghiên cứu này.
Kết luận: Cơ sở lý luận nên xác định cụ thể các khái niệm này và tìm kiếm, thảo luận các lý thuyết giữa lòng trung thành và sự hài lòng khách hàng có mối quan hệ mật thiết như thế nào.

Bước 2: Thu thập tài liệu

Sau khi đã phân tích, hiểu rõ về các thuật ngữ chính. Tiếp đó, bạn sẽ mở rộng thuật ngữ của mình xây dựng thành một danh sách từ khóa liên quan về chủ đề, câu hỏi nghiên cứu.
Một số cơ sở dữ liệu hữu ích cho việc thu thập tài liệu như:

  • Tài liệu trong thư viện trường đại học
  • Google Scholar
  • JSTOR
  • AgeLine
  • MedlinePlus
  • AgeLine
  • AGRICOLA
  • EconLit
  • Mendeley
  • Arachne
  • Inspec

Thêm một “mẹo” hữu ích trong việc tìm kiếm tài liệu: Khi bạn đã sở hữu trong tay một nguồn tài liệu khoa học hữu ích, thì đừng bỏ qua các trích dẫn và tài liệu tham khảo, biết đâu bạn sẽ tìm được một nguồn tài liệu liên quan khác.

Cách viết cơ sở lý luận chặt chẽ
Nắm rõ quy trình viết cơ sở lý luận giúp bài luận của bạn đạt kết quả cao

Bước 3: Đánh giá và chọn lọc tài liệu

Với một lượng tài liệu “siêu khổng lồ” mà bạn tìm được, thật khó để bạn đọc tường tận chi tiết từng tài liệu một được. Chính vì vậy, hãy tung “skill” đọc lướt qua phần mục lục tóm tắt để đánh giá tài liệu có hữu ích với đề tài của mình không.
Trong quá trình đọc lướt qua, bạn cũng nên trang bị sẵn một cuốn sổ và ghi chép lại các nguồn, trích dẫn về tài liệu. Việc này không chỉ giúp bạn kiểm soát tài liệu tốt hơn, tiết kiệm thời gian hơn mà bạn còn có thể nhớ được những gì mình đã đọc.
Bằng cách tiến hành đánh giá và chọn lọc tài liệu kỹ lưỡng về các mô hình, lý thuyết khác nhau. Qua đó, bạn có thể xác định được quan điểm, phương pháp tiếp cận mà các nhà nghiên cứu đã áp dụng khi nghiên cứu về vấn đề này. Và khi bạn bắt tay vào viết cơ sở lý luận, bạn sẽ dễ dàng so sánh, đánh giá, phê bình các phương pháp được các tác giả sử dụng trước đó. Chốt lại, bạn sẽ tránh được các phương pháp nghiên cứu và hướng tiếp cận kém hiệu quả.

Bước 4: Triển khai viết cơ sở lý luận

Không có một quy tắc cố định nào về cấu trúc một khung lý thuyết. Điều tiên quyết là tạo ra một cấu trúc mạch lạc, rõ ràng, hợp lý. Tuy nhiên, cơ sở lý luận thông thường của một bài nghiên cứu khoa học được chia thành 3 phần: Giới thiệu, nội dung chính, phần kết luận.

  • Giới thiệu: đề ra rõ ràng và cụ thể về trọng tâm, mục đích của tổng quan tài liệu.
  • Nội dung cơ sở lý luận: Căn cứ vào độ dài của nguồn tài liệu, bạn có thể linh hoạt chia phần nội dung cơ sở lý luận thành nhiều tiểu mục nhỏ. Và mỗi tiểu mục cần làm rõ cho một lý thuyết, phương pháp tiếp cận… Để triển khai phần này hiệu quả, tác giả cần có cái nhìn tổng quát về điểm chính trong mỗi nguồn tài liệu. Và kết hợp chúng thành một  thể thống nhất, có mối quan hệ để có thể làm nền tảng cho nghiên cứu của bạn.
  • Kết luận: Tóm tắt những phát hiện chính đúc rút từ tài liệu và nhấn mạnh tầm quan trọng của chúng.

Lưu ý:

  • Nên có câu chủ đề phù hợp với từng tiểu mục giúp người đọc nắm bắt nội dung cơ sở lý luận dù chỉ đọc lướt qua.
  • Giữa các phần và các tiểu mục nên kết hợp các câu chuyển tiếp để tạo ra các kết nối, so sánh và tương phản có logic.
  • Ngôn từ nên ngắn gọn, xúc tích tránh sự lan man nội dung và thiếu trọng tâm.

XEM THÊM: Top 7 website viết thuê luận văn uy tín nhất tại Việt Nam
Với những thông tin chia sẻ về cơ sở lý luận là gì? Và cách viết cơ sở lý luận sao cho chặt chẽ, hợp lý. Hy vọng, bài viết này sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích và có giá trị.

Với niềm đam mê viết lách Thu Nỡ mong muốn mang đến cho độc giả những thông tin hay và hữu ích về các sách luyện thi TOEIC, sách luyện thi IELTS, sách học tiếng Trung, tiếng Nhật...