Home Trường học Trường đại học Kinh tế quốc tế là gì? Ngành Kinh tế quốc tế học trường nào? Ra làm gì?

Kinh tế quốc tế là gì? Ngành Kinh tế quốc tế học trường nào? Ra làm gì?

Kinh tế quốc tế là gì? Ngành Kinh tế quốc tế học trường nào? Ra làm gì?

Hiện nay, ngành Kinh tế quốc tế không còn quá xa lạ đối với sinh viên và dần trở thành một trong những ngành “hái ra tiền” được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Và thắc mắc được đặt ra đó là Ngành Kinh tế quốc tế học trường nào? Có dễ xin việc không? Ra trường làm gì? Tất cả những điều này sẽ được mình giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây.

1. Ngành Kinh tế quốc tế là gì?

Ngành Kinh tế quốc tế (còn được gọi là Ngành kinh doanh quốc tế) được hiểu đơn giản là ngành chuyên nghiên cứu các hoạt động kinh tế trên toàn cầu, gồm có hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ và tài chính của các nước trên thế giới. Ngành này có liên quan đến các vấn đề về thương mại, chính sách tiền tệ, đầu tư, cộng đồng kinh tế và hiệp định thương mại quốc tế.

Bên cạnh đó, ngành Kinh tế quốc tế còn nghiên cứu chuyên sâu về các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa có ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế giữa các quốc gia và khu vực. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định chính trị và kinh tế cho các quốc gia, tổ chức quốc tế và doanh nghiệp đa quốc gia.

2. Danh sách các trường đào tạo ngành Kinh tế quốc tế và điểm chuẩn

Tuyển sinh vào ngành Kinh tế quốc tế (hoặc ngành hẹp Kinh doanh quốc tế) thường các trường sẽ xét tổ hợp A0, A 1 D1, D7, D10…

Tên trườngĐiểm chuẩn 2023
ĐH Ngoại thương (cơ sở Hà Nội)28
ĐH Ngoại thương (cơ sở TPHCM)28
ĐH Kinh tế quốc dân (NEU)27,35
ĐH Kinh tế- ĐHQG Hà Nội35.7
ĐH Kinh tế Luật- ĐH QG TPHCH (UEL)26.41
ĐH Kinh tế TPHCM (ngành Kinh doanh quốc tế)26.6
ĐH Kinh tế Đà Nẵng (ngành Kinh doanh quốc tế)26,5
ĐH Tài chính Marketing (ngành Kinh doanh quốc tế)25,8
ĐH Ngân hàng TPHCM25,24
ĐH Kinh tế Tài chính19
ĐH Công nghệ TPHCM – IUH (ngành Kinh doanh quốc tế)26
ĐH Hoa Sen (ngành Kinh doanh quốc tế)15

3. Nội dung đào tạo ngành Kinh tế quốc tế

Chương trình đào tạo ngành Kinh tế quốc tế đa phần tập trung vào đào tạo cho sinh viên những kiến thức nền tảng về kinh tế quốc tế, bao gồm:

  • Thương mại quốc tế
  • Đầu tư quốc tế
  • Tài chính quốc tế
  • Kinh doanh quốc tế: các chính sách kinh tế đối ngoại liên quan đến vấn đề chống bán phá giá, tranh chấp trong thương mại quốc tế, những vấn đề hội nhập kinh tế tại Việt Nam, tình hình phát triển kinh tế thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa…

Bên cạnh đó, với khối kiến thức chuyên sâu, sinh viên còn được trang bị những kiến thức gắn liền với thực tiễn như:

  • Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất – nhập khẩu
  • Giao dịch ký kết hợp đồng thương mại quốc tế
  • Quản trị chuỗi cung ứng và phát triển logistics toàn cầu
  • Nghiên cứu thị trường, đàm phán kinh doanh quốc tế
  • Thanh toán quốc tế
  • Marketing quốc tế
  • Thương mại điện tử…

Nhờ đó mà sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ nắm vững các nghiệp vụ như lập và tổ chức thực hiện các kế hoạch xuất nhập khẩu; quản lý, điều hành các công việc về hợp đồng xuất nhập khẩu; các công việc về nghiệp vụ xuất nhập khẩu như vận tải, hải quan, bảo hiểm, dự báo thị trường quốc tế, kiểm định hàng hóa, nghiên cứu thị trường, xây dựng chương trình truyền thông, hệ thống phân phối quốc tế…

4. Học ngành Kinh tế quốc tế xin việc có khó không?

Không riêng gì bạn mà sẽ có rất nhiều người thắc mắc ngành kinh tế quốc tế có dễ xin việc không? Và câu trả lời khách quan nhất đó là khó hay dễ khi xin việc ở ngành Kinh tế quốc tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố và trong số đó phải nhắc đến đó là: năng lực bản thân, thị trường lao động, vị trí địa lý và kinh nghiệm làm việc.

Tuy nhiên, khi theo học ngành Kinh tế quốc tế, bạn sẽ được trang bị những kỹ năng, kiến thức cần thiết để làm việc trong các công ty, tổ chức quốc tế. Với xu hướng phát triển như hiện nay thì các nhà tuyển dụng ưa chuộng tuyển dụng sinh viên có bằng Cử nhân hoặc Thạc sĩ Kinh tế quốc tế, đồng thời giỏi các kỹ năng khác như làm việc nhóm, giao tiếp, giải quyết vấn đề…

Như vậy, để tăng cơ hội xin việc, sinh viên cần tích lũy thêm kinh nghiệm bằng việc tham gia vào các hoạt động thực tập, thực tế, tìm kiếm thông tin về thị trường lao động và xây dựng mạng lưới quan hệ riêng của mình. Đặc biệt là phải nắm vững ngoại ngữ, cụ thể là tiếng Anh

Vì thế ngành Kinh tế quốc tế sau khi tốt nghiệp có dễ xin việc làm hay không thì tùy vào cách nhìn nhận của người đó mà sẽ có câu trả lời khác nhau.

5. Học ngành Kinh tế quốc tế ra trường làm gì?

Sau khi tốt nghiệp ngành kinh tế quốc tế, sinh viên có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc như:

  • Nhân viên kinh doanh quốc tế
  • Nhân viên xuất nhập khẩu
  • Chuyên viên hoạch định tài chính quốc tế
  • Chuyên viên nghiên cứu thị trường
  • Chuyên viên marketing quốc tế
  • Chuyên viên quản trị chuỗi cung ứng
  • Chuyên viên tư vấn đầu tư quốc tế
  • Chuyên viên xúc tiến thương mại
  • Chuyên viên hỗ trợ hoạch định, phân tích và tư vấn chính sách ở lĩnh vực thương mại quốc tế, tài chính quốc tế và đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài
  • Chuyên viên phân tích và tư vấn các dự án quốc tế cho các tổ chức quốc tế như: Liên Hiệp Quốc (UN), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) hay các tổ chức phi chính phủ (iNGOs).
  • Giảng viên và nghiên cứu viên cho các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu có liên quan về kinh tế quốc tế.

6. Mức lương ngành Kinh doanh quốc tế bao nhiêu?

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế quốc tế sẽ có mức lương trung bình là 7-8 triệu đồng/ tháng. Đối với các lĩnh vực như kinh tế đầu tư thì mức lương sẽ chênh nhau dao động khoảng 8 triệu – 10 triệu đồng/ tháng.

Đặc biệt, đối với nhân sự có kinh nghiệm làm việc từ 2 đến 3 năm, có năng lực tốt thì mức lương khoảng 20 triệu – 30 triệu đồng/tháng. Nếu làm việc tại công ty nước ngoài, công ty đa quốc gia trong lĩnh vực quốc tế, ở vị trí quản lý thì mức lương tương đối cao và hấp dẫn hơn nữa.

XEM THÊM: Top 13 trường đào tạo ngành kinh doanh quốc tế ở TPHCM tốt nhất

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về thắc mắc ngành kinh tế quốc tế học trường nào? Ra trường làm gì? Mức lương bao nhiêu? Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn chân thực hơn về ngành kinh tế quốc tế. Chúc các bạn thành công.

Lê Anh Tiến là người sáng lập và chủ biên của trang web JES.EDU.VN. Từ năm 2011 tới nay ông làm việc trong lĩnh vực đào tạo tiếng Anh và công nghệ thông tin. Quý đọc giả nếu có góp ý hoặc phản ánh vui lòng liên hệ qua fanpage của JES tại https://www.facebook.com/jes.edu.vn