Thay vì theo học các ngành kinh tế, y dược, công nghệ thông tin… thì nhiều bạn trẻ lại lựa chọn ngành nuôi trồng thủy sản. Vậy nên sẽ có không ít người thắc mắc rằng Ngành nuôi trồng thủy sản học trường nào? Thi khối gì? Cơ hội nghề nghiệp ra sao? Và nhiều câu hỏi khác sẽ được mình trình bày chi tiết trong bài viết này. Cùng tìm hiểu ngay nhé.
Tìm hiểu về ngành Nuôi trồng Thủy sản
1. Ngành Nuôi trồng thủy sản là gì?
Ngành Nuôi trồng thủy sản là ngành nông nghiệp có liên quan đến việc nuôi trồng các loại thủy sản như tôm, trứng, cá và các loại thủy sản khác. Nuôi trồng thủy sản sẽ được trang bị các kiến thức về sinh học, dinh dưỡng, hệ sinh thái và các yếu tố môi trường có liên quan đến sức khỏe và sự phát triển của các loài thủy sản.
Khi theo học ngành nuôi trồng thủy hải sản sẽ được đào tạo các kiến thức chuyên môn:
- Thiết kế, tổ chức và quản lý hoạt động nôi trồng thủy hải sản
- Nghiên cứu cải tiến công nghệ nuôi trồng để đạt được các giống thủy, hải sản mới, chất lượng
- Tư vấn kỹ thuật về hoạch định và phát triển các giống nuôi thủy sản.
- Cung cấp dịch vụ, chuyển giao công nghệ nuôi trồng thủy hải sản
2. Các khối thi ngành Nuôi trồng thủy sản
Ngành Nuôi trồng thủy sản có mã ngành: 7620301.
Ngành Nuôi trồng thủy sản xét tuyển theo 1 trong các khối thi sau:
- Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
- Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
- Khối D01 (Toán, Anh, Văn)
- Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
- Khối A02 (Toán, Lý, Sinh)
- Khối A11 (Toán, Hóa, GDCD)
- Khối A18 (Toán, KHXH, Hóa)
- Khối B03 (Toán, Sinh, Văn)
- Khối B04 (Toán, Sinh, GDCD)
- Khối B08 (Toán, Sinh, Anh)
- Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
- Khối D08 (Toán, Anh, Sinh)
- Khối D10 (Toán, Địa, Anh)
- Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)
- Khối D96 (Toán, KHXH, Anh)
3. Học ngành nuôi trồng thủy sản ra trường làm gì?
Sau khi tốt nghiệp ngành nuôi trồng thủy sản, sinh viên có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau như:
- Nhân viên trang trại nuôi trồng: Quản lý và chăm sóc các loài thủy sản có trong trang trại.
- Kỹ sư nuôi trồng thủy sản: Thiết kế và quản lý hệ sinh thái nuôi trồng thủy sản cũng như giám sát sản xuất.
- Chuyên viên tư vấn nuôi trồng thủy sản: Tư vấn về các vấn đề có liên quan đến nuôi trồng và bảo vệ thủy sản.
- Nhân viên chế biến thủy sản: Thực hiện quy trình chế biến và bảo quản thủy sản trong nhà máy.
- Nhân viên kinh doanh thủy sản: Quản lý và bán các sản phẩm thủy sản đang được sản xuất.
4. Mức lương ngành nuôi trồng thủy sản
Mức lương khi làm việc trong ngành nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam sẽ khác nhau, phù thuộc vào nhiều yếu tố như: kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, địa điểm và vị trí công việc.
Những người đảm nhận các vị trí như quản lý hoặc chuyên viên sẽ kiếm được mức lương trung bình từ 10 triệu đồng – 20 triệu đồng/tháng, trong khi đó các nhà khoa học hoặc chuyên gia sẽ có nguồn thu nhập hấp dẫn hơn.
Các trường đại học có ngành Nuôi trồng thủy sản và điểm chuẩn
Dưới đây là danh sách các trường đại học, học viện, cao đẳng có tuyển sinh và đào tạo ngành Nuôi trồng thủy sản được cập nhật mới nhất 2024: Cùng tham khảo ngay nhé.
1. Khu vực Hà Nội và miền Bắc
Tên trường | Điểm chuẩn |
Học viện Nông nghiệp Việt Nam | 17 |
Trường Đại học Hạ Long | 15 |
2. Khu vực miền Trung và Tây Nguyên
Tên trường | Điểm chuẩn |
Trường Đại học Nha Trang | 16.5 |
Trường Đại học Vinh | 17 |
Trường Đại học Nông lâm Huế | 15 |
Trường Đại học Nông lâm TPHCM Phân hiệu Ninh Thuận | 15 |
3. Khu vực TPHCM và miền Nam
Tên trường | Điểm chuẩn |
Trường Đại học Nông lâm TPHCM | 16 |
Trường Đại học Cần Thơ | 15 |
Trường Đại học An Giang | 16 |
Trường Đại học Trà Vinh | 15 |
Trường Đại học Bạc Liêu | 15 |
Trường Đại học Đồng Tháp | 15 |
Trường Đại học Tiền Giang | 15 |
Trường Đại học Cửu Long | 15 |
4. Các trường Cao đẳng
- Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật và thủy sản
- Trường Cao đẳng nghề Sóc Trăng
- Trường Cao đẳng nghề Kiên Giang
- Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ
Các phẩm chất cần có khi học ngành thủy sản
Để học ngành nuôi trồng thủy sản, người học cần có các tố chất như sau:
- Sự quan tâm đến các loài thủy sản, cách nuôi và phát triển chúng.
- Khả năng giải quyết vấn đề trong quá trình nuôi trồng thủy sản.
- Kỹ năng quản lý tài sản và nguồn lực để nuôi trồng thủy sản hiệu quả.
- Kỹ năng nghiên cứu và học hỏi để có thể cập nhật kiến thức mới, đổi mới cách nuôi trồng.
- Sự tự tin và trách nhiệm trong việc quản lý và nuôi trồng các loài thủy sản.
- Bạn cần phải chăm chỉ trong việc quản lý và nuôi trồng thủy sản để có hiệu quả tốt nhất.
XEM THÊM: Top 3 trường đại học đào tạo ngành bệnh học thủy sản uy tín
Trên đây là những thông tin chia sẻ của chúng tôi về thắc mắc ngành thủy sản học trường nào? Thi khối gì? Cơ hội việc làm như thế nào? Mong rằng với bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn chân thực hơn về ngành nuôi trồng thủy sản.