Home Học Tiếng Trung Bảng chữ cái tiếng Trung Pinyin PDF và cách phiên âm Pinyin

Bảng chữ cái tiếng Trung Pinyin PDF và cách phiên âm Pinyin

Bảng chữ cái tiếng Trung Pinyin PDF và cách phiên âm Pinyin

Bảng Chữ Cái tiếng Trung Pinyin sẽ là chìa khóa giúp bạn hiểu rõ về cách phiên âm tiếng Trung. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách học phiên âm tiếng trung Pinyin kèm theo file pdf để bạn thuận tiện hơn trong việc học.

1. Tìm hiểu bảng chữ cái bính âm (pinyin)

Pinyin (Bính âm) không chỉ là bảng chữ cái tiếng Trung, mà là hành trình khám phá 5 vận mẫu và 23 thanh mẫu. Quan trọng không chỉ là việc nhớ bảng chữ cái mà còn là khám phá cách đọc, phát âm và ghép chữ.

Là người mới học tiếng Trung, bạn sẽ bắt đầu hiểu về vận mẫu như a, o, e, i, u, và thêm ü, cùng với 23 thanh mẫu như b, p, m, f, d, t, n, l, g, k, h, j, q, x, z, c, s, zh, ch, sh, r, y, w. 8 quy tắc viết chữ Hán cơ bản sẽ trở thành hướng dẫn cho sự hiểu biết chính xác và hiệu quả về ngôn ngữ.

Nắm vững Bính âm trong tiếng Trung không chỉ giúp bạn học hiệu quả, mà còn là cánh cửa mở ra sự thành thạo và giao tiếp linh hoạt trong thế giới tiếng Trung đầy thú vị.

Thanh mẫu và vận mẫu trong tiếng Trung
Thanh mẫu và vận mẫu trong tiếng Trung

2. Cách phát âm trong tiếng Trung Pinyin

Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách đọc phiên âm tiếng trung Pinyin hãy cùng theo dõi nhé !

2.1 Cách phát âm nguyên âm đơn trong tiếng Trung

a: Mồm há to, lưỡi xuống thấp. Nguyên âm dài, không tròn môi. Gần giống với “a” trong tiếng Việt.

o: Lưỡi rút về phía sau, gốc lưỡi nâng cao giữa, môi tròn và nhô ra một tí. Nguyên âm dài, tròn môi. Hơi giống “ô” trong tiếng Việt.

e: Lưỡi rút về phía sau, gốc lưỡi nâng cao giữa, mồm há vừa. Nguyên âm dài, không tròn môi. Hơi giống “ơ” và “ưa” trong tiếng Việt.

i: Đầu lưỡi dính với răng dưới, mặt lưỡi nâng sát ngạc cứng, môi giẹp, bành ra. Nguyên âm dài, không tròn môi. Hơi giống “i” trong tiếng Việt.

u: Gốc lưỡi nâng cao, lưỡi rút về phía sau, môi tròn, nhô ra trước. Nguyên âm dài, tròn môi. Hơi giống “u” trong tiếng Việt.

ü: Đầu lưỡi dính với răng dưới, mặt lưỡi nâng sát ngạc cứng, môi tròn, nhô ra trước. Nguyên âm dài, tròn môi. Hơi giống “uy” trong tiếng Việt.

2.2 Cách phát âm phụ âm đơn trong tiếng Trung

Nhóm 1: Âm môi b, p, m, f

b: Âm môi mở. Cách phát âm – hai môi dính tự nhiên, sau đó tách ra, luồng không khí từ miệng thoát ra. Là một âm tắc, vô thanh, không bật hơi. Gần giống “p” trong tiếng Việt.

p: Âm môi mở. Cách phát âm – hai môi dính tự nhiên, sau đó tách ra, luồng không khí từ miệng thoát ra. Là một âm tắc, vô thanh, có bật hơi. Phát âm nhẹ hơn âm p nhưng nặng hơn âm b của tiếng Việt.

m: Âm môi mở. Cách phát âm – hai môi dính tự nhiên, luồng không khí từ miệng thoát ra. Là một âm mũi, hữu thanh. Gần giống “m” trong tiếng Việt.

f: Âm môi răng. Cách phát âm – môi dưới dính nhẹ với răng trên, luồng không khí từ khe giữa răng và môi thoát ra. Gần giống “ph” trong tiếng Việt.

Nhóm 2: Âm đầu lưỡi giữa: d, t, n, l

d: Là âm đầu lưỡi giữa. Cách phát âm được tạo ra khi đầu lưỡi dính vào lợi trên, tạo ra một trở ngại, sau đó hạ thấp, luồng không khí từ trong miệng thoát ra và không có sự bật hơi. Đọc gần giống như “t” tiếng Việt

t: Là âm đầu lưỡi giữa. Cách phát âm được tạo ra khi đầu lưỡi dính vào lợi trên, tạo ra một trở ngại, sau đó hạ thấp, luồng không khí từ trong miệng thoát ra. Là âm tắc, vô thanh, có bật hơi. Đọc gần giống như “th” tiếng Việt

n: Là âm đầu lưỡi giữa. Khi phát âm, đầu lưỡi tiếp xúc với lợi trên, tạo ra một trở ngại và đồng thời luồng không khí thoát ra từ hang mũi. Đây là âm mũi, hữu thanh. Cách đọc gần giống âm “n” trong tiếng Việt.

l: Là âm đầu lưỡi giữa, Khi phát âm,đầu lưỡi tiếp xúc với lợi trên, luồng không khí từ hai mép lưỡi thoát ra. Đây là âm biên, hữu thanh. Cách phát âm này có đôi chút gần giống “i” trong tiếng Việt.

Nhóm 3: m gốc lưỡi g, k, h

g: Là âm gốc lưỡi. Cách phát âm – gốc lưỡi áp vào ngạc mềm, hình thành trở ngại, sau đó bỗng tách ra, luồng không khí từ hang mồm thoát ra. Là một âm tắc, vô thanh, không bật hơi. Cách phát âm gần giống “c”, “k” trong tiếng Việt.

k: Là âm gốc lưỡi. Cách phát âm – gốc lưỡi áp vào ngạc mềm, hình thành trở ngại, sau đó bỗng tách ra, luồng không khí từ hang mồm thoát ra. Là một âm tắc, vô thanh, có bật hơi. Cách phát âm gần giống “kh” trong tiếng Việt.

h: Là âm gốc lưỡi. Cách phát âm – gốc lưỡi nâng cao, nhưng không áp vào ngạc mềm, hình thành trở ngại, luồng không khí từ giữa thoát ra. Là một âm xát, vô thanh. Cách phát âm gần giống “h” trong tiếng Việt.

Nhóm 4: m mặt lưỡi j, q, x

j: Là âm mặt lưỡi, khi phát âm, mặt lưỡi áp nhẹ vào phần ngạc cứng, sau đó tách ra, luồng không khí từ giữa thoát ra. Đây là một âm bán tắc, không có âm thanh và không bật hơi. Cách phát âm này gần giống với “ch” trong tiếng Việt.

q: Là âm mặt lưỡi, khi phát âm đặt mặt lưỡi gần ngạc cứng, rồi sau đó tách ra để không khí thoát ra từ giữa mặt lưỡi. Đây là âm không thanh, có bật hơi, giống âm “sch” trong tiếng Đức hoặc như cách phát âm “sờ chờ” trong tiếng Việt.

x: Là âm mặt lưỡi, khi phát âm nâng mặt lưỡi gần phía trên, sau đó luống không khí từ giữa thoát ra. Đây là một âm xát không có thanh, tương tự như cách phát âm của “x” trong tiếng Việt.

Nhóm 5: m đầu lưỡi trước z, c, s, r

z: Là âm đầu lưỡi trước. Cách phát âm: đầu lưỡi áp vào phía trên răng, sau đó tách ra một chút, và để luồng không khí từ giữa thoát ra. Đây là một âm bán tắc, không phát ra âm thanh, và không cần bật hơi. Cách phát âm này tương tự như âm “ch” trong tiếng Việt.

d: Là âm đầu lưỡi trước. Để phát âm, bạn đặt đầu lưỡi gần lợi trên, sau đó nâng đầu lưỡi một chút và tách ra, để không khí thoát ra từ giữa. Đây là một âm bán tắc, không kèm theo âm thanh, và điều đặc biệt là có một chút bật hơi. Cách phát âm của nó có thể giống như cách bạn phát âm chữ “x” trong một số vùng miền.

s: Là âm đầu lưỡi trước. Để phát âm bạn đưa đầu lưỡi gần lợi trên và tạo một khoảng nhỏ đẻ không khí từ giữa thoát ra. Đây là âm xát, không có âm thanh và cách phát âm của nó có thể gần giống chữ “x” của tiếng Việt.

r: Là âm đầu lưỡi trước. Khi phát âm, bạn đưa đầu lưỡi lên gần phía ngạc cứng trước tạo một đường hơi thoát ra mồm nhỏ và hẹp. Đây là âm xát, có âm thanh, và khi phát âm bạn cần uốn lưỡi. Cách phát âm này có thể giống với cách phát âm “r” trong tiếng Việt.

2.3 Cách phát âm phụ âm kép trong tiếng Trung

Trong tiếng Trung, có tất cả 3 phụ âm kép được phát âm như sau:

zh (zh-): Gần giống như “tr” trong tiếng Việt. Cách phát âm: Môi tròn và lưỡi uốn, không bật hơi.

ch (ch-): Gần giống “tr” nhưng có bật hơi. Cách phát âm: Môi tròn và lưỡi uốn, là âm bật hơi, tương tự cách phát âm của “xờ chờ” trong tiếng Việt.

sh (sh-): Gần giống “s” nhưng nặng hơn. Cách phát âm: Môi tròn và lưỡi uốn, là âm xát và không có thanh, tương tự âm “x” trong tiếng Việt

Trong nhóm này, có 2 phụ âm kép là “zh” và “sh” có cách phát âm giống nhau và dễ nhầm lẫn. Để phát âm đúng và chính xác hai phụ âm này, bạn hãy thường xuyên luyện tập và thực hiện nhiều lần. Phụ âm “ch” cũng phát âm tương tự, nhưng với việc hắt mạnh hơi ra.

Ngoài ra, cách đọc phát âm nguyên âm đơn và phụ âm trong tiếng Trung còn có biến thể nguyên âm kép của các nguyên âm đơn. Dưới đây là các ví dụ minh hoạ:

  • a: ai, ao, an, ang
  • e: ei, en, eng, er
  • o: ou, ong
  • i: ia, iao, ie, iou, ian, iang, in, ing, iong
  • u: ua, uai, uei, uo, uan, uang, uen, ueng,
  • ü: üe, üan, ün
Cách phát âm trong tiếng Trung Pinyin
Cách phát âm trong tiếng Trung Pinyin

3. Nguyên tắc học bảng chữ Pinyin bính âm

Tính đến thời điểm này, nguyên tắc học bính âm trong tiếng Hán là vô cùng đơn giản:

  • Nguyên âm khi đứng một mình cũng có thể tạo thành một từ.
  • Thanh điệu có thể tạo ra sự phát âm khác nhau cho các phiên âm viết giống nhau.
  • Quy tắc biến âm sẽ ảnh hưởng đến cách đọc của các âm pinyin.
  • Phụ âm kết hợp với nguyên âm sẽ tạo thành một từ.
  • Sự kết hợp giữa phụ âm và nguyên âm trong quá trình phát âm sẽ tạo ra cách đọc chính xác của một từ.

Tiếng Trung, với cường độ biến đổi âm thanh lớn, trở nên dễ dàng hơn khi học chữ Hán đối với những người đã thành thạo. Bảng chữ pinyin chỉ là công cụ hỗ trợ cho người mới học và giúp tra từ điển thuận tiện hơn.

4. Bảng chữ cái tiếng Trung Pinyin PDF đầy đủ nhất

https://drive.google.com/drive/folders/1LJ-LIjuGliR9DoJ1xgNaHFbWvMltL

Bảng chữ cái Pinyin không chỉ là một nguồn tài liệu giáo trình hữu ích, mà còn là công cụ hữu ích để nắm bắt nguyên tắc cơ bản trong việc đọc, phát âm, và hiểu biết về tiếng Trung. Chúc bạn thành công khi chinh phục tiếng Trung nhé !

Với niềm đam mê viết lách Thu Nỡ mong muốn mang đến cho độc giả những thông tin hay và hữu ích về các sách luyện thi TOEIC, sách luyện thi IELTS, sách học tiếng Trung, tiếng Nhật...