
Xuất khẩu phế liệu ra nước ngoài là việc làm mang lại nguồn thu nhập lớn cho đất nước. Khi mà trong quá trình sinh hoạt của con người sản sinh ra quá nhiều phế liệu, bởi nếu tiêu hủy sẽ khiến bạn mất 1 số tiền không hề nhỏ lại còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe, ô nhiễm môi trường thì việc xuất khẩu là điều vô cùng thiết yếu. Vậy khi xuất khẩu phế liệu ra nước ngoài cần lưu ý những gì? Hãy cùng JES tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thủ tục xuất khẩu nhôm phế liệu
Với thủ tục xuất khẩu nhôm phế liệu thì bạn cần lưu ý những điều gì?
1. Nhôm phế liệu có thuộc danh mục phế liệu bị cấm xuất khẩu không?
Nên lưu ý xem mặt hàng của mình có thuộc danh mục phế liệu bị cấm xuất khẩu hay không, điều này bạn có thể tham khảo nghị định 187/2013/NĐ- CP ngày 20/11/2013 . Mặt hàng nhôm phế liệu thuộc danh mục phế liệu được phép xuất khẩu. Tuy nhiên, bạn nên đối chiếu cẩn thận với chính sách mặt hàng của các quốc gia Hàn Quốc, Nhật Bản, mông Cổ để tránh rủi ro không đáng có.
2. Thủ tục xuất khẩu nhôm phế liệu
Bạn nên quan tâm đến thủ tục xuất khẩu nhôm phế liệu, điều này được pháp luật quy định tại điều 16 thông tư 38/2015/TT- BTC vào ngày 25/3/2015 của Bộ tài chính.
3. Xuất khẩu nhôm phế liệu có chịu thuế không?
Về mã hồ sơ công ty, bạn có thể tham khảo tại các văn bản pháp luật để làm cho phù hợp: thông tư số 14/2015/TT- BTC vào ngày 30/1/2015 hướng dẫn về phân tích, phân loại hàng hóa, chú giải và mã hóa hàng hóa của cục hải quan thế giới, biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi theo danh mục các mặt hàng chịu thuế 2016.
Mặt hàng nhôm phế liệu không phải chịu thuế được quy định theo thông tư số 182/2015-TT-BTC. Tuy nhiên bạn nên xác nhận rõ bản chất tên gọi của từng mặt hàng để có thể áp dụng chính sách thuế và chính sách xuất khẩu cho phù hợp.
4. Thủ tục xuất khẩu nhôm thỏi như thế nào?
Đối với nhôm thỏi, thủ tục xuất khẩu nhôm thỏi được quy định tại điều 16 thông tư 38/2015/TT- BTC vào ngày 25/3/ 2015. Nhôm chưa gia công và ở dạng thỏi, tức là thuộc nhóm 7601 có thể xuất khẩu 15% khi xuất khẩu theo loại hình kinh doanh thông thường. Trường hợp nếu như xuất khẩu theo loại hình sản xuất xuất khẩu (SXXK) thì sẽ được không thu thuế xuất khẩu.
Thuế suất đối với xuất khẩu nhôm phế liệu thì bạn nên xác định mã hồ sơ chính xác. Bạn nên tham khảo nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của chính phủ về danh mục hàng hóa, biểu thuế xuất khẩu, mức thuế tuyệt đối… Trường hợp, nếu mặt hàng xuất khẩu không được quy định cụ thể thì bạn làm theo hướng dẫn được quy định tại khoản 2, công văn số 9744/TCHQ – TNXK vào ngày 12/10/2016 của cục hải quan.
Ngoài ra nếu như hàng hóa của bạn thuộc loại sản phẩm sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lí chất thải theo quy định số 134/2016/NĐ- Cp ngày 1/9/2016 của Chính Phủ thì sẽ được miễn thuế theo quy định tại khoản 19 điều 16 luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Thủ tục xuất khẩu đồng phế liệu
Căn cứ theo nghị định số 12/2016/NĐ- CP vào ngày 23/01/2006 có quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, các hoạt động đại lí mua, bán gia công hoặc quá cảnh hàng hòa với nước ngoài.
Đối với những thương nhân Việt Nam, Giấy phép xuất khẩu đồng phế liệu không có vốn đầu tư nước ngoài thì mặt hàng đồng phế liệu thuộc danh mục phế liệu được phép xuất khẩu. Vì vậy, công ty sẽ được xuất khẩu đồng thông thường theo quy định. Đối với đồng phế liệu, bạn có thể tham khảo mã số HS 7404.00.00 “Đồng phế liệu và mảnh vụn”;
Thủ tục xuất khẩu đồng phế liệu
Bạn có thể căn cứ dựa vào điểm II mục I phần B thông tư 112/2005/TT- BTC vào ngày 15/12/2005 của Bộ tài chính về hướng dẫn thủ tục hải quan kiểm tra giám sát hải quan. Hồ sơ hải quan khi thực hiện thủ tục hải quan, người khai hải quan nộp cho cơ quan hải quan gồm các giấy tờ sau: hồ sơ cơ bản gồm 2 bản chính .
Giấy phép xuất khẩu đồng phế liệu gồm những gì?
- Hàng hóa xuất khẩu có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất: thì bản sao kê chi tiết hàng hóa sẽ gồm 1 bản chính với 1 bản sao.
- Hàng hóa cần phải có giấy phép xuất khẩu: thì gồm giấy phép xuất khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Mặt hàng xuất khẩu thuộc danh mục nhập nguyên liệu xuất khẩu hàng gia công: thì cần có bản định mức sử dụng nguyên liệu của mã hàng hóa cùng với các chứng từ khác có liên quan mà pháp luật có quy định.
Tham khảo: Hướng dẫn thủ tục và điều kiện nhập khẩu phế liệu
Thủ tục xuất khẩu thép phế liệu
Mặt hàng phế liệu sắt thép không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu hoặc xuất khẩu cần có giấy phép được quy định tại nghị định số 187/2013/NĐ – CP vào ngày 20/11/2013 của Chính Phủ nên thủ tục xuất khẩu thép phế liệu sẽ làm theo thủ tục thông thường.
Quy trình về thủ tục hải quan xuất khẩu phế liệu sắt thép được thực hiện theo Điều 16 và Điều 18 của thông tư số 38/2015/TT – BTC được ban hành vào ngày 25/3/2015 Bộ Tài Chính.
Phế liệu của sắt thép hợp kim bạn nên tham khảo nhóm HS 7204 để áp mã số thuế thì cần phải căn cứ vào hàng hóa xuất khẩu của công ty ở thời điểm xuất khẩu dựa trên cơ sở doanh nghiệp cung cấp toàn bộ giấy tờ, tài liệu kĩ thuật có liên quan.
Các trường hợp cần lưu ý
Ngoài ra, nếu như hàng hóa của bạn thuộc sản phẩm được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lí chất thải được quy định tại Nghị định 134/2016/NĐ- Cp thì thủ tục xuất khẩu thép phế liệu sẽ được miễn thuế theo quy định tại Khoản 19 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu và Thuế nhập khẩu.
Mã HS thép phế liệu được Tổng cục hải quan quy định tại công văn số CVN- LOGPL-2015-07 . Căn cứ vào thông tư số 156/2011/TT-BTC vào ngày 14/11/2011 thì phế liệu và mảnh vụn của thép hợp kim bằng thép không gỉ thuộc mã HS 7204.21.00.ùy thuộc vào liệu phế liệu sẽ có mã cụ thể.
XEM THÊM: Mẫu hợp đồng mua bán phế liệu mới nhất theo quy định pháp luật
Xuất khẩu phế liệu ra nước ngoài là việc làm giúp doanh nghiệp thu được một nguồn lợi nhuận cao, mà còn giảm thiểu chi phí tránh ô nhiễm môi trường. Chính vì thế trong những năm gần đây, cán cân xuất khẩu phế liệu của nước ta đang ngày càng tăng mạnh.