
Viêm tai giữa là bệnh lý có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy vậy trẻ em thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bệnh viêm tai giữa không nguy hiểm nhưng rất dễ để lại biến chứng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tai giữa? Triệu chứng thường gặp nhất là gì và nên điều trị thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất? Hi vọng bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin bệnh lý và cách chữa trị cho người đọc.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tai giữa
Có 2 nguyên nhân phổ biến gây viêm tai giữa: vi rút và vi khuẩn. Các mầm bệnh này xâm nhập theo con đường qua vòi nhĩ, nằm ở thành sau họng.
Viêm tai giữa ở người lớn
- Do đường hô hấp trên tiếp xúc nhiều với khói bụi, khói thuốc lá
- Không chú ý lau sạch gây chấn thương nước lọt vào tai khi tắm gội
- Viêm đường hô hấp, viêm amidan, cúm,… dễ dẫn đến viêm tai giữa. Nguyên nhân là vì tai, mũi, họng là những cơ quan có quan hệ mật thiết với nhau. Khi mũi, họng bị viêm nhiễm thì tai cũng dễ bị ảnh hưởng
Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ
Có nhiều lí do khiến trẻ bị viêm tai giữa:
- Không khí, môi trường sống ô nhiễm, thay đổi thời tiết
- Không vệ sinh sạch sẽ khi tai bị tổn thương, nước lọt vào tai khi tắm gội
- Biến chứng của bệnh viêm V.A, viêm amidan, viêm họng, các bệnh lý về viêm nhiễm đường hô hấp
- Hệ thống bạch huyết vùng hầu họng còn yếu, hay bị viêm
Có những loại viêm tai giữa nào và biểu hiện của chúng ra sao?
Có 2 loại viêm tai giữa: Viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa mạn tính. Nếu không được chăm sóc, điều trị kịp thời viêm tai giữa cấp tính sẽ biến chuyển thành mạn tính.
Viêm tai giữa cấp tính (Thường gặp ở trẻ nhỏ)
- Viêm tai giữa cấp tính mủ (viêm tai giữa có mủ): Biểu hiện viêm tai giữa có mủ ở trẻ rõ rệt như quấy khóc, khó ngủ, bỏ bú, khóc khi chạm vào tai. Sau khi vỡ mủ cần dùng thuốc viêm tai giữa, chăm sóc đúng cách sẽ không để lại di chứng.
- Viêm tai giữa cấp tính hoại tử: Thường gặp ở trẻ nhỏ có cơ địa yếu, sau khi bị bệnh nhiễm khuẩn nặng. Bệnh dễ tiến triển thành viêm tai xương chũm, dễ gây các biến chứng thần kinh, tai trong.
Viêm tai giữa mạn tính (Gặp ở mọi lứa tuổi)
- Viêm tai giữa mạn tính mủ (Có tổn thương xương): Tai chảy mủ, có mùi hôi, đôi khi lẫn với máu. Bệnh kéo dài, dai dẳng, dễ gây nên nhiều biến chứng như nghe kém, điếc, ù tai, choáng váng và đau tai tăng sau mỗi lần viêm
- Viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy: Tai chảy mủ và chảy tăng lên sau những lần viêm mũi, họng. Mủ không tan trong nước, không thối. Bệnh diễn biến từng đợt kéo dài qua nhiều năm, ảnh hưởng đến khả năng nghe của người bệnh
Hướng điều trị
Thuốc điều trị tại chỗ
Việc điều trị viêm tai giữa phải được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng. Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc vì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm (câm, điếc).
- Thuốc nhỏ tai cho trường hợp viêm tai không thủng màng nhĩ là cortiphenicol, polydexa, cồn boric ấm, otipax,… Với trường hợp viêm tai có thủng màng nhĩ, bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân dùng những thuốc nhỏ tai được bào chế bằng những kháng sinh có tính an toàn cao cho ốc tai như effexin, rifamycin,…
- Thuốc nhỏ mũi: dùng thuốc chống sung huyết, co mạch, chống viêm, giảm phù nề,… để làm sạch hốc mũi, trả lại sự thông thoáng cho tai giữa và mũi, họng. Các loại thuốc này giúp phục hồi niêm mạc viêm trong tai giữa và dẫn lưu dịch mủ từ tai giữa ra ngoài dễ dàng qua đường vòi tai. Các loại thuốc hay được sử dụng là otrivin 0,05%, collydexa, sunfarin, naphazolin, xylometazolin,…
Thuốc điều trị toàn thân
- Uống hoặc tiêm kháng sinh đường
- Thuốc hạ sốt, giảm đau: paracetamol, dùng theo hướng dẫn trên vỏ hộp hoặc chỉ định của bác sĩ
- Thuốc chống viêm corticoid ngắn ngày (7 – 10 ngày) hoặc thuốc kháng viêm non-steroid, thuốc chống viêm giảm phù nề,… để ngăn chặn tiến triển viêm, phục hồi cấu trúc mô bị tổn thương, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây viêm
Tóm lại vấn đề
Trên đây là thông tin cần biết về bệnh viêm tai giữa để người đọc có thể tham khảo. Khi có dấu hiêu viêm tai giữa, tốt nhất bệnh nhân vẫn nên đi khám với các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để có phương án điều trị đúng và kịp thời.