
Vải Acrylic là một loại vải nhân tạo được tạo ra từ các acrylic tổng hợp chuỗi dài gồm ít nhất 85% acrylonitrile. Với đặc điểm độ bền cao nên vải acrylic thường được dùng trong ngành may mặc và các đồ dùng gia dụng như thảm, vải bọc. Nhằm giúp các bạn hiểu chi tiết hơn về vải acrylic. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin hay nhất về chất liệu này.
Khái niệm vải acrylic
Vải acrylic được tạo nên từ các sợi acrylic. Loại vải nhân tạo tổng hợp này được sản xuất với mục đích ban đầu là thay thế cho chất liệu len. Chất liệu vải này được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp dệt kim.
Sợi acrylic được chế tạo từ acrynonitrile – một loại hóa dầu trong đó acrynonitrile thường được kết hợp với một lượng nhỏ các loại hóa chất khác để cải thiện tính năng hấp thụ thuốc nhuộm của vải tấm acrylic thành phẩm
Sợi vải acrylic được ra đời vào năm 1941 bởi Dupont. Đây là gã khổng lồ trong ngành công nghiệp dệt may. Đến năm 1950 thì chất liệu này đã được sản xuất với số lượng rất nhiều.
Nguồn gốc của vải acrylic
Lần đầu tiên nó được xuất hiện trong phòng thí nghiệm của DuPont vào năm 1941. Khi đó một nhà khoa học ở đây đang nghiên cứu cách cải thiện sợi rayon thì ông phát hiện ra sợi polymer acrylic và tên ban đầu được gọi là “sợi A”. Sau đó, nó được đăng ký thương hiệu với tên Orlon.
DuPont đã định sử dụng sợi acrylic này để thay thế sợi len nhưng gặp phải vấn đề trong quá trình kéo sợi và nhuộm vải. Đồng thời ở lúc này, DuPont đã có sự bùng nổ mạnh mẽ của nylon và polyester nên công ty đã ngưng sản xuất sợi acrylic. Sau khi những vấn đề được giải quyết, DuPont đã tiến hành sản xuất áo len bằng sợi này vào giữa những năm 1950.
Hiện nay, tại vùng Viễn Đông, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Mexico, và Nam Mỹ là những nơi tập trung cho việc sản xuất sợi acrylic.
Quy trình sản xuất
Sợi acrylic được làm từ Acrylonitrile. Đây là một loại chất lỏng không màu có gốc gác từ nhựa polypropylene. Chất này sẽ được kết hợp với các hóa chất khác rồi đem vào quy trình kéo sợi.
Sau đó toàn bộ hỗn hợp này sẽ được bơm vào bình chứa đầy không khí rồi sấy khô hoặc phun nước vào và làm ướt để định hình sợi.
Các sợi acrylic thu được sẽ đem rửa cho sạch rồi sấy khô. Tiếp theo uốn nếp rồi quấn thành cuộn và đưa đến quá trình dệt vải.
Phân loại vải Acrylic
Lastrile
Lastrile được tạo ra bằng cách phối trộn diene với acrylonitril. Loại vải này được phổ biến tương đương như Acrylic nhờ vào độ đàn hồi cao.
Modacrylic
Đây là một biến thể của sợi acrylic bao gồm một phần acrylonitril nhưng có sử dụng thêm nhiều polyme khác trong sản xuất như vinylidene clorua. Chất liệu này có độ mềm dẻo, chống nhăn tốt, độ bền tốt hơn so với acrylic nguyên chất. Đặc biệt, modacrylic có khả năng chống mài mòn, chống cháy tốt hơn so với Acrylic thường. Trang phục vải modacrylic cũng giữ được form dáng tốt hơn nhiều.
Nytril
Khác với acrylic, nytril có thành phần phần lớn là vinylidene clorua. Chúng xuất hiện trên thị trường Mỹ từ năm 1960 nhưng vẫn được sản xuất tại châu Á trước đó. Do đặc điểm khó nhuộm, chất liệu này không được phổ biến trên toàn thế giới.
Đặc tính vải Acrylic
Ưu điểm
Bên cạnh đó vải acrylic còn cho khả năng khô nhanh khi sấy. Có thể ngăn lại các vết bẩn, các nếp nhăn và tia cực tím.
Vải acrylic có trọng lượng nhẹ, ấm. Chính vì thế chất liệu này là phương pháp thay thế vải len cực kỳ hữu hiệu.
Loại vải này có thể nhuộm được nhiều tông màu sáng khó tính cũng độ bền cực kỳ ấn tượng.
Bên cạnh đó vải acrylic cũng được nhắc đến với khả năng kiểm soát độ ẩm cực tốt cùng khả năng đàn hồi và giữ nguyên hình dạng của nó trong suốt quá trình sử dụng. Đem lại cảm giác tuyệt vời khi dùng.
Sơ với các sợi tự nhiên khác thì giá cả của sợi acrylic rẻ hơn rất nhiều. Chính vì vậy các sản phẩm sử dụng loại chất liệu này dần phổ biến hơn.
Khả năng chịu nhiệt của vải acrylic cực kỳ ấn tượng. Nó đứng thứ 2 trong danh sách những sợi tổng hợp có thể chịu nhiệt tốt nhất.
Vải Acrylic còn có khả năng ngăn lại các loại sâu bướm, một số loại dầu, loại bỏ những hóa chất. Đồng thời khó bị oxy hóa dưới ánh nắng mặt trời.
Nhược điểm vải Acrylic
Trong tất cả các loại vải, acrylic là chất liệu không có khả năng chống mài mòn nhất. Nên trong bất kỳ ứng dụng nào từ chất liệu này đều phải dùng thêm chất liệu chống mài mòn để hỗ trợ.
So với các chất liệu khác thì acrylic thiếu đi sự mềm mại cần có và có thể gây dị ứng da ở một số trường hợp.
Đặc tính kỵ nước của vải acrylic cũng là một nhược điểm lớn. Vì vải sẽ dễ bị tích điện và bám dính trong suốt quá trình sử dụng. Thành phần của vải acrylic chủ yếu là nhựa nên vải đặc biệt dễ cháy và khó có thể dập tắt được.
Đối với môi trường thì vải acrylic cũng là một mối nguy hại vô cùng lớn. Nguyên nhân chủ yếu là do thành phần polymer để tạo ra chất liệu này rất khó phân hủy. Bằng chứng là các nhà khoa học đã chứng minh rằng vải acrylic có thể tồn tại đến 200 năm sau khi được thải ra ngoài môi trường sống.
Ứng dụng vải Acrylic
Chúng ta có thể nhận thấy sự xuất hiện của vải acrylic ở hầu hết các thứ có mặt trong gia đình từ quần áo đến các đồ nội thất.
Các loại trang phục
Acrylic được dùng để sản xuất áo len, các loại quần áo dệt kim, đồ thể thao đến quần áo trẻ em.
Các đồ dùng trong nhà
Vải acrylic được dùng để sản xuất các loại chăn, thảm, vải bọc, vali đựng hành lý đến mái hiên hay dụng cụ bảo quản đồ gỗ ngoài trời.
Ứng dụng khác
Bên cạnh những ứng dụng phổ biến ở trên thì sợi acrylic còn được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác như sản xuất các loại khăn lau. Hoặc dùng để thay thế bê tông và vữa tăng cường được dùng trong ngành công nghiệp.
Cách vệ sinh bảo quản
Để vải acrylic luôn bền chắc trong suốt quá trình sử dụng. Thì quá trình vệ sinh, bảo quản phải được thực hiện đúng cách như sau.
Giặt các sản phẩm từ vải acrylic bằng tay cùng với nước ấm. Để làm giảm bớt sự tích điện từ sợi vải này nên dùng nước để làm mềm vải trong lần giặt thứ ba hoặc thứ tư.
Sau khi giặt hãy dùng tay với lực vừa đủ để vắt. Xong sử dụng móc treo không gỉ để treo và phơi khô.
Nếu giặt vải acrylic bằng máy hãy sử dụng nước ấm để giặt. Nên dùng nước làm mềm vải trong lần xả cuối cùng.
Ta nên hạn chế việc sấy khô các sản phẩm từ vải acrylic. Nếu bắt buộc phải là hoặc ủi sản phẩm hãy sử dụng ở mức nhiệt vừa phải.
Lời kết
Acrylic là một loại vải khá nóng và không đảm bảo được sự an toàn tuyệt đối cho người dùng. Chính vì vậy bạn nên xem xét kỹ khi quyết định lựa chọn các sản phẩm từ chất liệu này. Hãy chắc chắn rằng các sản phẩm bạn sử dụng được làm từ chất liệu cao cấp và an toàn.
Xem thêm: Vải gấm là gì? Tất tần tật về vải gấm