Trích lục khai sinh – Những thông tin bạn cần biết

0
3480
Trích lục khai sinh

Trích lục khai sinh là một mẫu văn bản cần thiết để hoàn thành nhiều loại hồ sơ quan trọng có thể kể đến như: hồ sơ thừa hưởng tài sản, hồ sơ du học, hồ sơ chuyển nhượng đất, hồ sơ nhập tịch,…. Nơi làm trích lục giấy khai sinh ở đâu? Những loại hồ sơ và thủ tục trích lục như thế nào? Những câu hỏi thường gặp đều được chúng tôi giải đáp cụ thể trong bài viết “Trích lục khai sinh – Những thông tin bạn cần biết” dưới đây.

Những điều cần biết về trích lục khai sinh

Khái niệm trích lục khai sinh 

Theo khoản 9 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định về trích lục khai sinh là:
“Trích lục khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện khai sinh của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục khai sinh được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục khai sinh bao gồm bản sao trích lục được cấp từ Cơ sở dữ liệu khai sinh và bản sao trích lục được chứng thực từ bản chính.”
Hiểu đơn giản thì trích lục giấy khai sinh chính là “lấy lại” những thông tin trên giấy khai sinh đã được cấp từ phía cơ quan Nhà nước. Để được cơ quan nhà nước cấp bất trích lục thì công dân phải có nghĩa vụ soạn thảo hồ sơ trích lục. Sau khi đã nhận đủ hồ sơ trích lục khai sinh hợp lệ thì phía cơ quan Nhà nước sẽ cấp giấy tờ hộ tịch, ghi vào sổ hộ tịch và lưu giữ hồ sơ gốc. Việc trích lục khai sinh là hành động cơ quan đã cấp giấy tiến hành tra soát và đối chứng thông tin khai sinh trong hồ sơ gốc của người có yêu cầu.

Giá trị pháp lý của trích lục khai sinh

Theo Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định:
“Chỉ bản sao được cấp từ sổ gốc mới có giá trị như bản chính, do vậy khi cần sử dụng Giấy khai sinh thì phải trích lục khai sinh từ sổ gốc chứ không thể chứng thực từ bản trích lục giấy khai sinh.”
Thủ tục cấp lại, trích lục Giấy khai sinh đều áp dụng theo một quy trình thống nhất do Nhà nước ban hành, không có cách nào để rút ngắn thủ tục này.
Trường hợp người được ủy quyền là ông, mẹ, bà, cha, con, vợ, chồng, em ruột, anh, chị của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền.
Nếu ủy quyền có người khác thực hiện trích lục cần lưu ý: những văn bản ủy quyền phải được công chứng và chứng thực theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ cần chuẩn bị cho trích lục khai sinh

Để thực hiện thủ tục cấp trích lục khai sinh, những hồ sơ cần chuẩn bị như sau:

  • Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền.
  • Văn bản yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch nêu rõ lý do trong trường hợp người yêu cầu là cơ quan, tổ chức.
  • Tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch theo mẫu đối với trường hợp người yêu cầu là cá nhân.
  • Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch.

Bên cạnh những giấy tờ phải nộp, cần phải xuất trình hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc những giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân để chứng minh nhân thân với cơ quan Nhà nước.
Trích luật khai sinh hay dùng nhất

Quy trình thủ tục xin cấp trích lục khai sinh

  • Bộ Tư pháp;
  • Cơ quan đăng ký hộ tịch bao gồm: Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Cơ quan đại diện
  • Cơ quan khác được giao thẩm quyền theo quy định của pháp luật: Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự….
  • Bộ Ngoại giao;

Lệ phí cấp trích lục khai sinh

  • Người khuyết tật hoặc người trong gia đình được công nhận là hộ nghèo, gia đình có công với cách mạng.

Lệ phí cấp trích lục khai sinh là 8.000 đồng/bản. Khi được cấp trích lục giấy khai sinh, người yêu cầu sẽ nộp khoản lệ phí này cho cơ quan cấp trích lục
XEM THÊM: Thủ tục làm giấy khai sinh cho con

Mẫu trích lục khai sinh – Tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch

Tỉnh……………………………..         CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Thành phố…………………..                            Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

UBND…………………………….                                     ————————
Số: …………../TLKS-BS                                       ………, ngày…….tháng ……năm….

TRÍCH LỤC KHAI SINH
(BẢN SAO)

Họ, chữ đệm, tên: …………………………………………………………………….
Ngày, tháng, năm sinh: ………………………. ghi bằng chữ: ……………………
Giới tính: ……………………….. Dân tộc: ………………….. Quốc tịch: …………
Nơi sinh: …………………………………………………………………………………..
Quê quán: ………………………………………………………………………………….
Số định danh cá nhân: ……………………………………………………………………..
Họ, chữ đệm, tên người mẹ: …………………………………………………………….
Năm sinh: ……………………. Dân tộc: …………….. Quốc tịch: …………………
Nơi cư trú: …………………………………………………………………………………
Họ, chữ đệm, tên người cha: …………………………………………………………
Năm sinh: …………….. Dân tộc: …………………… Quốc tịch: …………………..
Nơi cư trú: ………………………………………………………………………………..
Đăng ký khai sinh tại…………………………………………………………………….
Số ……………………. ngày ………../………../……….
Ghi chú: (Có thể điền Thực hiện việc trích lục khai sinh từ Sổ đăng ký khai sinh)
………………………………………………………………………………………………………..

NGƯỜI KÝ TRÍCH LỤC
(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên, chức vụ, đóng dấu)……………………

 

Tóm lại vấn đề

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về trích lục khai sinh. Những câu hỏi thường gặp nhất về vấn đề này đã được chúng tôi giải đáp cụ thể trong bài viết này. Hi vọng JES đã cung cấp những thông tin hữu ích mà bạn đọc đang tìm kiếm

5/5 - (100 bình chọn)