Tràn dịch khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

0
1116
Tràn dịch khớp gối

Dịch trong ổ khớp là thành phần quan trọng có tác dụng bôi trơn và giảm ma sát cũng như giúp nuôi dưỡng các sụn trong khớp. Tuy nhiên, đôi lúc lượng dịch trong ổ khớp gia tăng quá mức sẽ dẫn đến tình trạng dịch tràn khớp gối gây hạn chế vận động, thậm chí phá hủy khớp. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm hiện tượng tràn dịch khớp gối rất cần thiết để điều trị sớm và phòng ngừa các biến chứng.

Tràn dịch khớp gối là gì?

Bình thường trong các ổ khớp nói chung, luôn chứa một lượng nhỏ chất dịch có tác dụng bôi trơn, giảm ma sát giúp cho các khớp vận động trơn tru và dễ dàng hơn. Khi lượng chất dịch khớp này tiết ra quá nhiều, dẫn đến dư thừa và tích tụ bên trong hoặc xung quanh khớp thì được gọi là tràn dịch khớp.
Tình trạng tràn dịch khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trên cơ thể. Tuy nhiên, khớp gối là nơi thường gặp nhất. Tràn dịch khớp gối sẽ sưng phù, gây đau nhức, trở ngại trong việc đi lại và vận động. Nghiêm trọng hơn, nếu bị nhiễm trùng, khớp gối có thể bị hỏng hoàn toàn và ảnh hưởng tới khả năng đi lại của người bệnh.

Tràn dịch khớp gối là gì
Khái niệm tràn dịch khớp gối là gì?

Nguyên nhân tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp thường là kết quả từ vận động quá mức, chấn thương hoặc thậm chí có thể là biến chứng của một bệnh lý khác. Các nguyên nhân tràn dịch khớp gối phổ biến là:

1. Chấn thương khớp

Một số chấn thương do tai nạn như gãy xương, đứt dây chằng khớp gối, rách sụn chêm khớp gối, bong gân hoặc do tham gia thể thao… là nguyên nhân phổ biến gây tràn dịch khớp gối. Khi có những tác động mạnh đột ngột, có thể sản sinh ra lượng dịch nhiều hơn để bảo vệ khớp. Do đó, tình trạng dư thừa chất dịch có thể diễn ra.

2. Nhiễm khuẩn khớp

Một số trường hợp đặc biệt như người có bệnh đái tháo đường, người cao tuổi, người mới phẫu thuật khớp gần đây,… có thể bị tràn dịch khớp gối do nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có thể tấn công khớp gối do nhiễm khuẩn qua đường máu hoặc xâm nhập qua các vết thương hở. Nấm, ký sinh trùng, virus cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh dịch tràn khớp gối.

3. Vận động quá mức

Ngoài chấn thương, thì các đối tượng thường xuyên có hoạt động nặng (do tính chất nghề nghiệp, các hoạt động thể thao…) đều có nguy cơ cao mắc tràn dịch khớp gối. Lý do là khi gối chịu nhiều áp lực sẽ dẫn đến những bao hoạt dịch bị ảnh hưởng mạnh. Từ đó rất dễ sản sinh thêm dịch khớp.

4. Thừa cân, béo phì

Trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ tạo thêm gánh nặng lên đầu gối, khiến khớp gối bị mài mòn. Khi đó, khớp gối bắt buộc phải tiết ra nhiều dịch hơn để làm giảm ma sát khi chúng ta hoạt động và vận động.

5. Các bệnh về khớp

Bên cạnh các nguyên nhân được nhắc trên, thì một số bệnh lý có thể dẫn đến tràn dịch khớp bao gồm: thoái hóa khớp gối, viêm khớp gối, bệnh gout, viêm khớp dạng thấp, rối loạn đông máu… Những bệnh lý này nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến mạn tính và nguy cơ biến chứng cao, điển hình là chứng bệnh tràn dịch khớp gối.

Nguyên nhân tràn dịch khớp gối
Những nguyên nhân dẫn đến tràn dịch khớp gối

Triệu chứng tràn dịch khớp gối

Các triệu chứng tràn dịch khớp gối có thể khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của từng người. Nhìn chung, ở giai đoạn đầu khi mới bị tràn dịch khớp gối thì các triệu chứng tương đối giống nhau và dễ nhận biết bằng mắt thường cũng như người bệnh dễ cảm nhận.
Một vài dấu hiệu và triệu chứng gồm:

  • Sưng: dịch khớp dư thừa sẽ bị ứ đọng thành bọng dịch làm cho khớp bị sưng phồng và phù mề.
  • Cứng khớp: khó khăn trong việc leo cầu thang hoặc khi đi lại hoặc gấp duỗi gối.
  • Đau: cơn đau có thể kéo dài âm ỉ hoặc đau nhói, đặc biệt là khi đè nặng lên gối.
  • Đỏ vùng da xung quanh khớp gối: có cảm giác mềm và nóng ấm khi chạm vào.
  • Kích thước gối bị tràn dịch: lớn hơn khi so sánh với bên gối còn lại.
  • Tràn dịch khớp gối do chấn thương: có thể kèm theo bầm tím, chảy máu trong khoang khớp.

Đa số bệnh nhân đều sẽ có một trong các biểu hiện lâm sàng trên. Tuy nhiên, đặc điểm và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng còn bị ảnh hưởng bởi nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối.

Triệu chứng tràn dịch khớp gối
Những triệu chứng điển hình của tràn dịch khớp gối

Các phương pháp điều trị tràn dịch khớp gối

Việc lựa chọn phương pháp điều trị tràn dịch khớp gối còn phụ thuộc vào mức độ và giai đoạn của bệnh nhưng thường có các phương pháp phổ biến dưới sau:

1. Điều trị bằng thuốc

Bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau khi có nguy cơ bị nhiễm khuẩn và thuốc kháng viêm corticosteroid uống hoặc trực tiếp tiêm vào khớp gối. Tuy nhiên, quá trình sử dụng thuốc cần được bác sĩ điều trị theo dõi nghiêm ngặt, đặc biệt là đối với thuốc có tác dụng phụ như corticoid.

2. Điều trị xâm lấn

Việc lượng dịch tồn đọng trong khớp không chỉ gây ảnh hưởng đến chức năng vận động mà còn làm bệnh nhân đau đớn và khó chịu. Vì vậy, việc chọc hút sẽ giúp giảm nhẹ các triệu chứng tràn dịch khớp gối. Chọc hút có thể kết hợp cùng tiêm corticoid để điều trị.
Ngoài ra, nội soi khớp giúp chẩn đoán và điều trị các tổn thương như dây chằng, sụn hoặc thoái hóa khớp. Cuối cùng khi tổn thương thoái hóa khớp trở nên nặng, bệnh nhân cần được phẫu thuật để điều trị

2. Tự chăm sóc khi bị tràn dịch khớp gối

Bệnh nhân cần được thư giản và nghỉ ngơi, tránh đi lại nhiều nhằm giảm tải trọng mà khớp gối phải chịu đựng, chườm đá và kê cao chân sẽ giúp tuần hoàn phía chi dưới được thuận lợi, đồng thời giảm sưng nề.
Ngoài ra, để phát hiện và điều trị kịp thời tràn dịch khớp gối, bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Thăm khám định kỳ để phát hiện các bệnh lý mạn tính như thoái hóa khớp gối hay viêm khớp dạng thấp, gout.
  • Dùng thuốc điều trị nguyên nhân trực tiếp gây nên tràn dịch khớp gối hoặc có thể đeo nẹp theo yêu cầu điều.
Hút dịch tràn dịch khớp gối
Hút dịch tràn dịch khớp gối là phương pháp điều trị đang được áp dụng hiện nay

Hỏi đáp liên quan tràn dịch khớp gối

1. Viêm khớp gối tràn dịch có nguy hiểm không?

Tràn dịch khớp gối ở giai đoạn sớm hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm mà không gây ra nhiều biến chứng. Tuy nhiên, thực tế nhiều người bệnh chủ quan với bệnh lý này của mình khiến tình trạng bệnh sau này trở nên trầm trọng.
Ngoài gây, dịch tràn khớp gối còn hạn chế vận động khớp gối do tình trạng sưng viêm, các biến chứng có thể gặp như: nhiễm trùng khớp do chọc hút dịch khớp nhiều lần, khớp bị phá hủy và ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể bệnh nhân.

2. Những ai dễ mắc bệnh

Thông thường, bệnh tràn dịch khớp gối gặp nhiều ở người trung niên và người cao tuổi. Nhưng cũng có thể gặp ở một số đối tượng khác như sau:

  • Người lao động nặng

Khi phải thường xuyên lao động nặng nhọc bao gồm đi lại quá nhiều, bê vác đồ nặng… sẽ khiến cho khớp gối bị tổn thương nặng và lâu ngày có thể dẫn đến hiện tượng tràn dịch.

  • Người thừa cân, béo phì

Cân nặng của cơ thể càng mạnh thì sẽ tạo áp lực càng lớn và gây tổn thương cho hệ thống xương khớp. Người thừa cân, béo phì sẽ đối mặt với nguy cơ cao về các bệnh xương khớp, trong đó có các bệnh liên quan về khớp gối.

  • Người chơi thể thao

Việc tập luyện và chơi thể thao là rất tốt nhưng đối với một số môn như quyền anh, điền kinh, tennis, bóng đá… thì các vận động viên cũng sẽ có nguy cơ tổn thương về khớp gối cao hơn người bình thường.

Những ai dễ mắc bệnh tràn khớp dịch khớp
Những đối tượng dễ mắc bệnh tràn dịch khớp gối

TÌM HIỂU THÊM: Top 8 thuốc bổ xương khớp của Mỹ tốt nhất hiện nay
Tràn dịch khớp gối là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị cũng như dịch tràn khớp gối có nguy hiểm không? Với những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đọc đã hiểu hơn về nội dung này.

Rate this post