Tóm tắt điều lệ trường mầm non văn bản 04 – VBHN mới nhất

0
13448
Điều lệ trường mầm non cập nhật mới nhất

Bạn muốn tìm thông tin về điều lệ trường mầm non? Nội dung sửa đổi, bổ sung mới nhất của văn bản hợp nhất 04 – VBHN/BGDĐT đều được JES tổng hợp trong bài viết “Tóm tắt điều lệ trường mầm non văn bản 04 – VBHN mới nhất” dưới đây.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————o0o——————-

ĐIỀU LỆ TRƯỜNG MẦM NON
(Ban hành kèm theo Quyết định số 14 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Điều lệ Trường mầm non quy định về: Vị trí, nhiệm vụ, tổ chức vàquản lý trường mầm non, trườngmẫu giáo, nhà trẻ; Chương trình và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Tàisản của trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ,nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập;Giáo viên và nhân viên; Trẻ em; Quan hệ giữa trường mầm non, trườngmẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáođộc lập với gia đình và xã hội.
Điều lệ này áp dụng đối với trường mầm non và trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập; Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục mầm non.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

  • Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầmnon do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
  • Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiệnnhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
  • Huy động, quản lý, sử dụng các nguồnlực theo quy định của pháp luật.
  • Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầuchuẩn hoá, hiện đại hoá hoặc theoyêu cầu tối thiểu đối với vùng đặc biệt khó khăn.
  • Huy động trẻ em lứa tuổi mầmnon đến trường; Tổ chức giáo dục hoànhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ emkhuyết tật.
  • Phối hợp với giađình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiệnhoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
  • Tổ chức cho cánbộ quản lý, giáo viên, nhân viên vàtrẻ em tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.
  • Thực hiện kiểm định chất lượngnuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ emtheo quy định.
  • Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạnkhác theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Các loại hình của trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
Trường mầmnon, trườngmẫu giáo (sau đây gọi chung là nhà trường), nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập được tổ chứctheo các loại hình: công lập, dân lập và tư thục.

  • Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáocông lập do cơ quan Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảmkinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.
  • Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáodân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phíhoạt động và được chính quyền địa phương hỗ trợ.
  • Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tưthục do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinhtế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng nguồnvốn ngoài ngân sách nhà nước.

Điều 4. Phân cấp quản lý nhà nước đối với nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

  • Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thànhphố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) quản lý nhà trường, nhà trẻ cônglập trên địa bàn.
  • Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) quảnlý nhà trường, nhà trẻ dân lập; nhà trường, nhà trẻ tư thụcvà các nhóm trẻ, lớp mẫu giáođộc lập trên địa bàn.
  • Phòng giáo dục và đào tạothực hiện chức năng quản lý nhà nước vềgiáo dục đối với mọi loại hình nhàtrường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáođộc lập trên địa bàn.

Điều 5. Tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo dân lập; nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục; giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Tổ chức và hoạtđộng của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫugiáo dân lập; nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục; giáo dục hoà nhậptrẻ khuyết tật thực hiện theo các quyđịnh của điều lệ trường mầm non này và Quy chế tổ chức, hoạt động của trường mầm non dân lập; Quy chế tổ chức, hoạt động của trườngmầm non tư thục; Quy định về giáo dục hoà nhậpdành cho người tàn tật, khuyết tật do Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo ban hành.

Chương II
VỊ TRÍ, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON, TRƯỜNG MẪU GIÁO, NHÀ TRẺ
Điều 6. Vị trí, nhiệm vụ của nhà trường, nhà trẻ

  • Nhà trường, nhà trẻ có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.
  • Nhà trường, nhà trẻ hỗ trợ các nhómtrẻ, lớp mẫu giáo độc lập trên cùng một địa bàn theo sự phân công của cấp có thẩm quyền và thực hiện các nhiệm vụ nêu tại Điều 2 của điều lệ trường mầm non này.

Điều 7. Tên nhà trường, nhà trẻ; biển tên nhà trường, nhà trẻ
1.Tên nhà trường, nhà trẻ được quy định như sau:
Trường mầmnon (hoặc trường mẫu giáo hoặc nhà trẻ) và tên riêngcủa nhà trường, của nhà trẻ.
Không ghi loại hình nhà trường, nhà trẻ công lập, dân lập hay tư thục.
Tên nhà trường, nhà trẻđược ghi trên quyết định thành lập nhà trường, nhà trẻ, con dấu, biển tên nhà trường, nhà trẻ và các giấy tờ giao dịch.

  • Biển tên nhà trường, nhà trẻ
  • a) Góc trên bên trái

Dòng thứ nhất : Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phốthuộc tỉnh và tên riêng của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó;
Dòng thứ hai: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

  • b)Ở giữa:Tên nhà trường, nhà trẻ theo quy định tại khoản 1 của Điều này;
  • c) Cuối cùng:Địa chỉ, số điện thoại, số quyếtđịnh thành lập hoặc số giấy phép thành lậpcủa nhà tr­ường, nhà trẻ.

Điều 8. Điều kiện thành lập nhà trường, nhà trẻ
Nhà trường, nhà trẻ được cấp có thẩm quyềnquyết định thành lập hoặc cho phép thành lập khi đảm bảo các điều kiện sau:

  • Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, tạo điều kiện thuận lợicho trẻ em đi học. 2. Có từ ba nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trở lên với số lượng ít nhất 50 trẻ em và có không quá 15 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.
  • Có đủ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viêntheo tiêu chuẩn quy định tại các Điều 16, Điều 17 và Điều 38 của Điều lệ này.
  • Có cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định tại Chương IV của điều lệ trường mầm non này.

Điều 9. Thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyếtđịnh thành lập đối với nhà trường, nhà trẻ công lập và cho phép thành lập đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục.

Điều lệ trường mầm non theo văn bản 04 - VBHN

Điều 10. Hồ sơ và thủ tục thành lập nhà trường, nhà trẻ
Hồ sơ đề nghị thành lập hoặc cho phépthành lập nhà trường, nhà trẻ gồm:

  •  Đề án thành lập nhà trường, nhà trẻ;
  •  Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của Uỷ bannhân dân cấp huyện (nếu có);
  •  Ý kiến bằng văn bản của cơ quan có liên quan về việc thành lập nhà trường, nhà trẻ;
  • Tờ trình về Đề án thành lập nhà trường, nhà trẻ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ; Dự thảo quy chế hoạt động của nhà trường, nhà trẻ;
  • Sơ yếu lý lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến làm hiệu trưởng.

2.Thủ tục thành lập nhà trường, nhà trẻ:

  • Uỷ ban Nhân dân cấp xã đối với nhàtrường, nhà trẻ công lập; tổ chức và cá nhân đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1 của Điều này;
  • Trong thời hạn 45 ngàylàm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thànhlập đối với nhàtrường, nhà trẻ công lập hoặc cho phép thành lập đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục theo quy định.
  • Phòng giáo dục và đào tạo nhận hồ sơ, xem xét các điều kiện thành lập nhà trường, nhà trẻ theo quy định tạiĐiều 8 của điều lệ trường mầm non này. Sau khi xem xét, nếu thấy đủ điều kiện, phòng giáo dục và đào tạo có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ thành lập nhà trường, nhà trẻ đến Uỷ ban nhân dân cấp huyện;

Trường hợp chưa quyết địnhthành lập nhà trường, nhà trẻ hoặc chưa chophép thành lập nhà trường, nhà trẻ, Uỷ ban nhân dân cấp huyệncó văn bản thông báo cho phòng giáo dục và đào tạo biết rõ lý do và hướng giải quyết.
Điều 11. Sáp nhập, chia, tách, đình chỉ hoạt động, giải thể nhà trường, nhà trẻ

  • Sáp nhập, chia, tách nhà trường, nhà trẻ
  • Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục;
  • Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội;
  • Góp phần nângcao chất lượng và hiệu quả hoạt độngnuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;
  • Việc sáp nhập, chia, tách nhà trường, nhà trẻ phải đảm bảo các yêu cầu sau:
  • Hồ sơ, trình tự, thủ tụcsáp nhập, chia, tách nhà trường, nhà trẻđể thành lập nhà trường, nhà trẻ mới được thực hiệntheo các quy định tại Điều 10 của điều lệ trường mầm non này.
  • Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyệnra quyết định sáp nhập, chia, tách nhàtrường, nhà trẻ;
  • Bảo đảm quyền lợi của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên;
  • Đình chỉ hoạt động nhà trường, nhà trẻ

Việc đình chỉ hoạt động của nhà trường, nhà trẻ được thực hiện khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

  • Ảnh hưởng đến tínhmạng của trẻ em và cán bộ, giáo viêncủa nhà trường, nhà trẻ;
  • Vi phạm các quy định về xử phạtvi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục ở mức độ phải đình chỉ;
  • Không bảo đảm hoạtđộng bình thường của nhà trường, nhà trẻ.

b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấphuyện ra quyết định đình chỉ hoạt độngcủanhà trường, nhà trẻ.
Trong quyết định đình chỉ hoạt độngcủa nhà trường, nhà trẻ phải ghi rõ lýdo đình chỉ hoạt động, quy định rõthời gian đình chỉ; các biện pháp bảo đảm quyềnlợi của trẻ em, cán bộ, giáo viên và nhân viên.
Quyết định đình chỉhoạt động của nhà trường, nhà trẻ phải được côngbố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;
c) Hồ sơ, trình tự, thủ tục đình chỉ hoạt động hoặccho phép hoạt động trở lại đối với nhà trường, nhà trẻ tuân theo các bước sau:

  • Uỷ ban nhân dân cấp xã lập biên bản gửi phòng giáo dục và đào tạo về việc nhà trường, nhà trẻ vi phạm quyđịnh tại điểm a, khoản 2 của Điều này;
  • Phòng giáo dục và đào tạo tổ chức kiểm tra, xác nhận lý dođình chỉ hoạt động đối với nhà trường, nhà trẻ và trìnhChủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, ra quyết định;
  • Sau thời gian đình chỉ, nếu các nguyên nhân dẫnđến việc đình chỉ được khắc phục thì chủ tịch Uỷ ban nhândân cấp huyện căn cứ vào biên bản xác nhậncủa các cơ quan chức năng để xem xét, quyết định cho phéptrường hoạt động trở lại.

Giải thể nhà trường, nhà trẻ
a) Nhà trường, nhà trẻ bị giải thể khixảy ra một trong cáctrường hợp sau đây:

  • Vi phạm nghiêm trọngcác quy định về quản lý, tổ chức, hoạt độngcủa nhà trường, nhà trẻ, ảnh hưởng đếnchất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ;
  • Hết thời gian đình chỉ mà khôngkhắc phục được nguyên nhân dẫnđến việc đình chỉ;
  • Mục tiêu và nội dunghoạt động trong quyết định thành lậphoặc cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ không còn phù hợpvới yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội;
  • Theo đề nghị chínhđáng của tổ chức, cá nhân thành lậpnhà trường, nhà trẻ;

b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyệnra quyết định giải thể nhà trường, nhà trẻ.
Trong quyết định giải thểphải nêu rõ lý do giải thể, các biện pháp bảođảm quyền lợi của trẻ em, cán bộ, giáo viên và nhân viên.
Quyết định giảithể nhà trường, nhà trẻ phải được công bố côngkhai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Hồ sơ sáp nhập, chia, tách nhàtrường, nhà trẻ bao gồm:

  • Đề án về sáp nhập, chia, tách nhà trường, nhà trẻ;
  • Tờ trình về Đề án sápnhập, chia, tách nhà trường, nhà trẻ;
  • Các văn bản xác nhận về tài chính, tài sản, đất đai, cáckhoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác cóliên quan.

Việc gửi hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ, xử lýhồ sơ thẩm định, thẩm tra về thủ tụcvà hồ sơ, thời hạn giải quyết về sáp nhập, chia, táchnhà trường, nhà trẻ được thực hiện như đối với việc thành lập nhà trường, nhà trẻ.
Điều 12. Điều kiện và thủ tục đăng ký thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập; sáp nhập, chia, tách, đình chỉ, giải thể nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

  • Tổ chức, cá nhân đăng ký thànhlập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độclập được cấp có thẩm quyền cho phép thànhlập khi đảm bảo các điều kiện sau:
  • Có hòngnuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục cho trẻ emvà các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu theoquy định tại Điều 31, Điều 32, Điều 33 của Điều lệ này.
  • Đáp ứng nhucầu gửi trẻ của các gia đình;
  • Thủ tục đăng ký thành lậpnhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập :
  • Phòng giáo dục và đào tạo có ý kiến trả lời bằng vănbản gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã. Việc cho phép thành lập hoặc khôngcho phép thành lập phải được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã trả lời bằngvăn bản trong thời hạn không quá25 ngày làm việc, kể từ ngày nhậnhồ sơ hợp lệ.
  • Tổ chức, cá nhân có hồ sơ đăng kývới Ủy ban nhân dân cấp xã gồm: tờ trình đề nghị thành lập nhóm trẻ, lớp mẫugiáo độc lập kèm theo bảnsao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến phụtrách cơ sở giáo dục đó;
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấpxã tiếp nhận, xem xét hồ sơ và có vănbản gửi phòng giáo dục và đào tạo đề nghịkiểm tra các điều kiện thành lập nhóm trẻ, lớpmẫu giáo độc lập.
  • Có giáo viên theo tiêuchuẩn quy định tại Điều 38 của điều lệ trường mầm non này;
  • Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã cấpphép trên cơ sở có ý kiến bằng văn bản của phòng giáo dục và đào tạo đốivới các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
  • Biển tên lớpmẫu giáo, nhóm trẻ độc lập

Biển tên lớp mẫu giáo, nhóm trẻ độc lậpđược quy định như sau:

  • Góc trên bên trái: Uỷ ban nhân dân xã/ phường, thị trấn vàtên riêng của xã phường, thị trấn đó;
  • Ở giữa: Lớp mẫu giáo, nhómtrẻ và tên riêng của lớp mẫu giáo, nhóm trẻ; Không ghi loại hình lớp mẫu giáo, nhóm trẻ công lập, dânlập hay tư thục.
  • Cuối cùng: Địa chỉ, số điện thoại, số quyết địnhthành lập hoặc số giấy phép thành lập của lớpmẫu giáo, nhóm trẻ.

Sáp nhập, chia, tách, đình chỉ, giải thểnhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
a) Việc sáp nhập, chia, tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lậpphải đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Đáp ứng nhu cầugửi trẻ của các gia đình;
  • Bảo đảm quyền lợicủa giáo viên và nhân viên;
  • Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quảhoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

b) Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp phépsáp nhập, chia, tách nhóm trẻ, lớp mẫugiáo độc lập;
c) Hồ sơ, trình tự, thủ tụcsáp nhập, chia, tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độclập để thành lập trường mới được thực hiệntheo các quy định tại Điều 9 và Điều 10 của điều lệ trường mầm non này;
d) Đình chỉ, giải thểnhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

  • Uỷ ban nhân dân cấp xã lập biên bản gửiphòng giáo dục và đào tạo về việc các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập vi phạm quy định tại Điểm a, Khoản 2 Điều 11 của Điều lệ này; Phòng giáo dục và đào tạo tổ chức kiểm tra, xác nhậnlý do đình chỉ hoạt động đối với các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lậpvà có ý kiến để Uỷ ban nhân dân cấpxã xem xét, ra quyết định đình chỉ hoạt độngcủa nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập;
  • Sau thời gian đình chỉ, nếu các nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã căn cứ vàobiên bản xác nhận của phòng giáo dục và đào tạo để xem xét, quyết định cho phép các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập hoạt động trở lại;
  • Các nhóm trẻ, lớp mẫu giáođộc lập bị giải thể và thu hồi giấy phép hoạt động nếu xảy ra các trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều 11 của điều lệ trường mầm non này.

Điều 13. Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo
1.Trẻ em đ­ược tổ chức theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo.
a) Đối với nhóm trẻ: trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được tổ chức thành các nhóm trẻ. Số trẻ tối đa trong một nhóm trẻ được quy định như sau:

  • Nhóm trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ;
  • Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ;
  • Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ.

b) Đối với lớp mẫu giáo: Trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi được tổ chức thành các lớp mẫu giáo. Số trẻ tối đa trong một lớp mẫu giáo được quy định như sau:

  • Lớp mẫu giáo 3- 4 tuổi: 25 trẻ;
  • Lớp mẫu giáo 4-5 tuổi: 30 trẻ;
  • Lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi: 35 trẻ.

c) Nếu số lượng trẻ em trong mỗi nhóm, lớp không đủ 50% so với số trẻ tối đa được quy định tại Điểm a và Điểm b, Khoản 1 của Điều này thì được tổ chức thành nhóm trẻ ghép hoặc lớp mẫu giáo ghép;
d) Khi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có một trẻ khuyết tật học hòa nhập thì sĩ số của lớp được giảm năm trẻ. Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo không quá hai trẻ cùng một loại tật.
đ) Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có đủ số lượng giáo viên theo quy định hiện hành. Nếu nhóm, lớp có từ 2 giáo viên trở lên thì phải có 1 giáo viên phụ trách chính.
Tuỳ theo điều kiện địa phương, nhà trường, nhà trẻ có thể có thêm nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo ở những địa bàn khác nhau để thuận tiện cho trẻ đến trường, đến nhà trẻ (gọi là điểm trường). Hiệu trưởng phân công một phó hiệu trưởng hoặc một giáo viên phụ trách lớp phụ trách điểm trường. Mỗi trường, mỗi nhà trẻ không có quá 7 điểm trường.
Điều 14. Tổ chuyên môn
Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, người làm công tác thiết bị giáo dục và cấp dưỡng. Tổ chuyên môn có tổ trư­ởng và tổ phó.
Nhiệm vụ của tổ chuyên môn gồm:

  • Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và các hoạt động giáo dục khác;
  • Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;
  • Đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên.
  • Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường, nhà trẻ;
    Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ ít nhất hai tuần một lần.

Điều 15. Tổ văn phòng
Tổ văn phòng gồm các nhân viên làm công tác y tế trường học, văn thư, kế toán và nhân viên khác.
Nhiệm vụ của tổ văn phòng gồm:

  • Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ theo tuần, tháng, năm nhằm phục vụ cho việc thực hiện các hoạt động của nhà trường, nhà trẻ về chăm sóc, dinh dưỡng;
  • Thực hiện bồi d­ưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường, nhà trẻ;
  • Giúp hiệu trưởng quản lý tài chính, tài sản, lưu giữ hồ sơ của nhà trường, nhà trẻ;
  • Tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên.
    Tổ văn phòng sinh hoạt định kỳ ít nhất hai tuần một lần.

Điều 16. Hiệu trưởng
Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà
tr­ường, nhà trẻ.
Hiệu trưởng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm đối với nhà trường, nhà trẻ công lập; công nhận đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư­ thục theo đề nghị của Trưởng phòng giáo dục và đào tạo. Nhiệm kỳ của hiệu trưởng trường công lập là 5 năm; hết nhiệm kỳ, hiệu trưởng được bổ nhiệm lại hoặc luân chuyển sang một nhà trường, nhà trẻ khác lân cận theo yêu cầu điều động.
Sau mỗi năm học, hiệu trưởng được cấp có thẩm quyền đánh giá về công tác quản lý các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường, nhà trẻ.
Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

  • Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý; có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực tổ chức, quản lý nhà trường, nhà trẻ và có sức khoẻ.
  • Có trình độchuẩn được đào tạo làcó bằng trung cấp sư phạm mầm non, có ít nhất 5 năm công tác liên tục trong giáo dục mầm non. Trường hợp do yêu cầu đặc biệt của công việc, người được bổ nhiệm hoặc công nhận là Hiệu trưởng có thể có thời gian công tác trong giáo dục mầm non ít hơn theo quy định;

Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng

  • Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà
    trường, nhà trẻ;
  • Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;
  • Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ; quyết định khen thưởng, phê duyệt kết quả đánh giá trẻ theo các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;
  • Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia các hoạt động giáo dục 2 giờ trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;
  • Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường, nhà trẻ; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;
  • Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị – xã hội trong nhà trường, nhà trẻ hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ;
  • Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
  • Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.

Điều 17. Phó Hiệu trưởng
Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng, do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm đối với nhà trường, nhà trẻ công lập; công nhận đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục theo đề nghị của Trưởng phòng giáo dục và đào tạo.
Trường hạng I có 2 phó hiệu trưởng; trường hạng II có 1 phó hiệu trưởng; được bố trí thêm 1 phó hiệu trưởng nếu có từ 5 điểm trường hoặc có từ 20 trẻ em khuyết tật trở lên. Các hạng I, II của nhà trường, nhà trẻ được quy định tại Thông tư số 71/2007/TTLT- BGDĐT- BNV ngày 28 tháng 11 năm 2007 liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ, hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.
Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm phó hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

  • Có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực quản lý nhà trường, nhà trẻ và có sức khoẻ.
    Nhiệm vụ và quyền hạn của phó hiệu trưởng:
  • Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia các hoạt động giáo dục 4 giờ trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định.
  • Điều hành hoạt động của nhà trư­ờng, nhà trẻ khi đ­ược hiệu trưởng uỷ quyền;
  • Có bằng trung cấp sư phạm mầm non, có ít nhất 3 năm công tác liên tục trong giáo dục mầm non. Trường hợp do yêu cầu đặc biệt của công việc, người được bổ nhiệm hoặc công nhận phó hiệu trưởng có thể có thời gian công tác trong giáo dục mầm non ít hơn theo quy định;
  • Chịu trách nhiệm điều hành công việc do hiệu trưởng phân công;

Điều 18. Hội đồng trường
Hội đồng trường đối với nhà trường, nhà trẻ công lập, Hội đồng quản trị đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục được gọi chung là Hội đồng trường. Hội đồng trường là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, nhà trẻ, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, nhà trẻ, gắn nhà trường, nhà trẻ với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục.
Cơ cấu tổ chức, nội quy hoạt động và thủ tục thành lập Hội đồng trường công lập:
a) Cơ cấu tổ chức:
Hội đồng trường công lập gồm: đại diện tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban giám hiệu (gồm Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng), đại diện Công đoàn, đại diện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đại diện các tổ chuyên môn, đại diện tổ văn phòng.
Hội đồng trường có Chủ tịch, Thư ký và các thành viên khác. Chủ tịch Hội đồng trường không nhất thiết là hiệu trưởng. Số lượng thành viên Hội đồng trường có 7 hoặc 9 người.
b) Nội quy hoạt động:
Hội đồng trường họp thường kỳ ít nhất hai lần trong một năm học. Trong trường hợp cần thiết, khi Hiệu trưởng hoặc ít nhất một phần ba số thành viên Hội đồng trường đề nghị, Chủ tịch Hội đồng trường có quyền triệu tập phiên họp bất thường để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường, nhà trẻ. Chủ tịch Hội đồng trường có thể mời đại diện chính quyền và đoàn thể địa phương tham dự cuộc họp của Hội đồng trường khi cần thiết.
Phiên họp Hội đồng trường được công nhận là hợp lệ khi có mặt từ ba phần tư số thành viên của Hội đồng trường trở lên (trong đó có Chủ tịch hội đồng). Nghị quyết của Hội đồng trường được thông qua và có hiệu lực khi được ít nhất hai phần ba số thành viên có mặt nhất trí. Các nghị quyết của Hội đồng trường được công bố công khai trong toàn nhà trường, nhà trẻ;
– Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ có trách nhiệm thực hiện các nghị quyết hoặc kết luận của Hội đồng trường về những nội dung được quy định tại Khoản 3 của Điều này. Khi Hiệu trưởng không nhất trí với nghị quyết hoặc kết luận của Hội đồng trường, phải kịp thời báo cáo xin ý kiến cơ quan quản lý giáo dục cấp trên.
Trong khi chờ ý kiến của cấp trên, Hiệu trưởng vẫn phải thực hiện theo nghị quyết hoặc kết luận của Hội đồng trường đối với những vấn đề không trái với pháp luật hiện hành và Điều lệ trường mầm non.
c) Thủ tục thành lập:
Căn cứ vào cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Hội đồng trường, Hiệu trưởng tổng hợp danh sách nhân sự do tập thể giáo viên và các tổ chức, đoàn thể nhà trường, nhà trẻ giới thiệu, làm tờ trình đề nghị phòng giáo dục và đào tạo trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập Hội đồng trường.
Chủ tịch Hội đồng trường do các thành viên hội đồng bầu ra; Thư ký hội đồng trường do Chủ tịch hội đồng trường chỉ định. Nhiệm kỳ của Hội đồng trường là 5 năm. Hằng năm, nếu có sự thay đổi về nhân sự, Hiệu trưởng làm văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định bổ sung, kiện toàn Hội đồng trường.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường công lập:

  • Quyết nghị về mục tiêu, chiến lược, các dự án, kế hoạch đầu tư và phát triển của nhà trường, nhà trẻ trong từng giai đoạn và từng năm học;
  • Giám sát các hoạt động của nhà trường, nhà trẻ; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường, nhà trẻ.
  • Quyết nghị về tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản của nhà trường, nhà trẻ; giới thiệu người để bổ nhiệm làm hiệu trưởng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thành phần, cơ cấu tổ chức, thủ tục thành lập và nội quy hoạt động của Hội đồng quản trị đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập; nhà trường, nhà trẻ tư thục được thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non dân lập, Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non tư thục.
Điều 19. Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng tư vấn
Hội đồng thi đua khen thưởng do Hiệu trưởng thành lập vào đầu mỗi năm học. Hiệu trưởng là Chủ tịch hội đồng thi đua, khen thưởng. Các thành viên của hội đồng gồm: Phó Hiệu trưởng, Bí thư Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng.
Hội đồng thi đua khen thưởng giúp Hiệu trưởng tổ chức phong trào thi đua, đề nghị danh sách khen thưởng đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, trẻ em trong nhà trường, nhà trẻ.
Hội đồng thi đua khen thưởng họp vào cuối học kỳ và cuối năm học.
Trường hợp cần thiết, hiệu trưởng có thể thành lập các Hội đồng tư vấn giúp Hiệu trưởng về chuyên môn, quản lý nhà trường. Nhiệm vụ, quyền hạn, thành phần và thời gian hoạt động của các hội đồng tư vấn do Hiệu trưởng quy định.
Điều 20. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam và đoàn thể trong nhà trường, nhà trẻ
Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong trường lãnh đạo nhà trường, nhà trẻ và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ của Đảng.
Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong nhà trường, nhà trẻ theo quy định của pháp luật và Điều lệ của từng tổ chức nhằm giúp nhà trường, nhà trẻ thực hiện mục tiêu giáo dục.
Điều 21. Quản lý tài sản, tài chính
Quản lý tài sản của nhà trường, nhà trẻ tuântheo các quy định của phápluật. Mọi thành viên trongnhà trường, nhà trẻ có tráchnhiệm giữ gìn, bảo vệ tài sản nhà trường,nhà trẻ.
Việc quảnlý thu, chi từ các nguồn tàichính của nhà trường,nhà trẻ thựchiện theo quy định hiệnhành của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
XEM THÊM: Hướng dẫn xây dựng mẫu điều lệ đúng quy định
Mẫu điều lệ trường mần non

Nội dung tóm tắt điều lệ trường mầm non mới nhất

Trường mầm non, trường mẫu giáo (gọi chung là nhà trường), nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập được tổ chức theo các loại hình: công lập, dân lập và tư thục. Cụ thể:

  • Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí hoạt động và được chính quyền địa phương hỗ trợ.
  • Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo công lập do cơ quan Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.
  • Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước.

Việc phân cấp quản lý được thực hiện như sau:

  • Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (cấp xã) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
  • Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (cấp huyện) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ.

Điều kiện thành lập nhà trường, nhà trẻ

Nhà trường, nhà trẻ được thành lập khi có đủ các điều kiện sau:

  • Có đề án thành lập nhà trường, nhà trẻ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  • Đề án thành lập nhà trường, nhà trẻ xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường, nhà trẻ.

Tối đa 25 trẻ trong một lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi

Trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi được tổ chức thành các lớp mẫu giáo. Số trẻ tối đa trong một lớp mẫu giáo được quy định như sau:

  • Lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi: 25 trẻ;
  • Lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi: 30 trẻ;
  • Lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi: 35 trẻ.

Trẻ em được tổ chức theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo. Trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được tổ chức thành các nhóm trẻ. Số trẻ tối đa trong một nhóm trẻ được quy định như sau:

  • Nhóm trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ;
  • Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ;
  • Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ

Trường hợp số lượng trẻ em trong mỗi nhóm, lớp không đủ 50% so với số trẻ tối đa thì được tổ chức thành nhóm trẻ ghép hoặc lớp mẫu giáo ghép và mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có không quá 2 trẻ cùng một loại khuyết tật.

Giáo viên không được:

  • Xuyên tạc nội dung giáo dục;
  • Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp;
  • Bớt xén khẩu phần ăn của trẻ em; Làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
  • Đối xử không công bằng đối với trẻ em;
  • Bỏ giờ; Bỏ buổi dạy; Tùy tiện cắt xén chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục;
  • Ép buộc trẻ học thêm để thu tiền;

 
Nhà trường, nhà trẻ được phép hoạt động giáo dục khi có đủ các điều kiện sau:

  • Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định tại Chương IV của điều lệ trường mầm non, bảo đảm đáp ứng yêu cầu, duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;
  • Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ;
  • Có từ ba nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trở lên với số lượng ít nhất 50 trẻ em và không quá 20 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo;
  • Địa điểm xây dựng nhà trường, nhà trẻ bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy và người lao động;
  • Có đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục mầm non và tổ chức các hoạt động giáo dục theo quy định tại Điều 22, Điều 24 của Điều lệ này;
  • Có Chương trình giáo dục mầm non và tài liệu chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
  • Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ.
  • Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;

Nghiêm cấm giáo viên xức phạm thân thể và cắt xén phần ăn của trẻ

Theo điều lệ trường mầm non, giáo viên mầm non phải có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non. Nhân viên y tế học đường, kế toán phải có bằng tốt nghiệp trung cấp theo chuyên môn được giao. Đối với nhân viên thủ quỹ, thư viện, văn thư, nấu ăn, bảo vệ phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ được giao.

Tóm lại vấn đề

Trên đây là mẫu văn bản 04 với những nội dung bổ sung mới về điều lệ trường mầm non. Đồng thời đã được JES tóm tắt lại nội dung để bạn đọc dễ dàng tham khảo hơn. Hi vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn những thông tin mà bạn đang tìm kiếm.

4.6/5 - (118 bình chọn)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here