Tội trốn thuế bị xử phạt thế nào theo quy định luật hình sự

0
1891
Tội trốn thuế xử phạt thế nào?

Tội trốn thuế được xem là hành vi khai báo gian dối trong sản xuất và kinh doanh. Nhằm mục đích không phải đóng thuế hoặc đóng mức thuế thấp hơn nhiều. Những hành vi trốn thuế đều bị xếp vào những tội sẽ bị xét xử hình sự theo quy định. Vậy tội trốn thuế theo quy định và mức xử phạt tội này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết “Tội trốn thuế bị xử phạt thế nào theo quy định luật hình sự” dưới đây

Những hành vi như thế nào sẽ bị ghép vào tội trốn thuế

STT

Hành vi bị coi là trốn thuế, gian lận thuế

1

Không nộp hồ sơ khai thuế, không nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại luật Quản lý thuế 2006

2

Thực hiện hành vi hủy hóa đơn, làm giảm giá trị vật tư từ đó giảm số tiền thuế phải đóng hoặc tăng số tiền thuế được hoàn sẽ bị xem là tội trốn thuế

3

Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp hoặc sử dụng hóa đơn không có giá trị sử dụng để kê khai thuế từ đó làm giảm số tiền thuế phải đóng hoặc tăng số tiền thuế được hoàn

4

Lập hóa đơn sai số lượng và giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra từ đó làm giảm số tiền thuế phải đóng hoặc tăng số tiền thuế được hoàn

5

Không xuất hóa đơn hàng hoá và dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn thấp hơn giá trị thực tế của hàng hoá, dịch vụ đã bán và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

6

Không ghi chép các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp trong sổ kế toán
Không kê khai hoặc kê khai sai và không trung thực từ đó làm giảm số tiền thuế phải đóng hoặc tăng số tiền thuế được hoàn

7

Sử dụng hàng hóa được miễn thuế và xét miễn thuế không đúng quy định nhưng không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế.

8

Sửa chữa, có dấu hiệu tẩy xoá chứng từ kế toán, sổ kế toán từ đó làm giảm số tiền thuế phải đóng hoặc tăng số tiền thuế được hoàn

9

Sử dụng hóa đơn, chứng từ hoặc tài liệu không hợp pháp trong các trường hợp khác
Khai sai căn cứ tính thuế phát sinh

10

 
Có hành vi hủy bỏ chứng từ kế toán và sổ kế toán từ đó làm giảm số tiền thuế phải đóng hoặc tăng số tiền thuế được hoàn

11

Đang trong thời gian xin tạm dừng kinh doanh nhưng vẫn kinh doanh sẽ bị xem là tội trốn thuế

12

Hàng hóa vận chuyển trên đường nhưng không có hóa đơn và chứng từ hợp pháp.

Quy định về khung hình phạt đối với tội trốn thuế như sau

Những hành vi bị xét vào tội trốn thuế sẽ bị phạt theo những khung hình phạt sau:

  • Khung 1: Phạt tiền từ một đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm
  • Khung 2: Điều luật quy định hình phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm áp dụng đối với trường hợp số tiền trốn thuế từ ba trăm triệu đồng đến dưới sáu trăm triệu đồng hoặc tái phạm về tội này
  • Khung 3: Sẽ phạt tù từ hai năm đến bảy năm áp dụng đối với trường hợp số tiền trốn thuế từ sáu trăm triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác

XEM THÊM: Tội nhận hối lộ bị xử phạt ra sao? Hành vi nào là hối lộ?

Tội trốn thuế

Tội trốn thuế sẽ chịu mức xử phạt như thế nào?

Tội trốn thuế được quy định tại điều 200 của Bộ luật hình sự năm 2015 về các mức xử phạt như sau:
1. Người thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội trốn thuế chưa được xóa án tích mà còn tiếp tục vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

  • Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật;
  • Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
  • Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;
  • Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;
  • Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;
  • Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;
  • Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;
  • Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.
  • Câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;

2. Có những hành vi thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

  • Có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm.

3. Pháp nhân thương mại phạm tội trốn thuế sẽ bị phạt như sau:

  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
  • Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh và cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
  • Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trốn thuế với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội trốn thuế
  • Hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật hình sự sẽ bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

XEM THÊM: Quy định về mức phạt tội rửa tiền

Tóm lại vấn đề

Trên đây là những quy định tại bộ luật Hình sự 2015 về tội trốn thuế, những hành vi nào thì bị xem là trốn thuế. Tất cả những mức phạt đều được liệt kê rõ ở trên. Đối với những hành vi nghiêm trọng, hoặc có những tình tiết đặc biệt nghiêm trọng thì sẽ có những mức phạt nặng hơn dựa trên quyết định của tòa án.

5/5 - (100 bình chọn)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here