Tội rửa tiền là gì? Mức phạt tội rửa tiền theo quy định

0
3412
Rửa tiền là gì? Tội rửa tiền phạt thế nào?

Tội rửa tiền được hiểu là gì? Hành vi nào bị xem là tội rửa tiền? Rửa tiền được xem là một trong những hành vi vi phạm những nguyên tắc cả về đạo đức và pháp luật. Những câu hỏi thường gặp về vấn đề rửa tiền đều sẽ được chúng tôi giải đáp toàn bộ trong bài viết “Tội rửa tiền là gì? Mức phạt tội rửa tiền theo quy định” dưới đây.

Định nghĩa rửa tiền là gì?

Tội rửa tiền là hành vi của những cá nhân, tổ chức chuyển đổi tài sản hoặc lợi nhuận có được từ những khoản bất chính, tham nhũng. Biến chúng thành những tài sản được xem là “hợp pháp”. Khiến cho các cơ quan công quyền không thể truy ra nguồn gốc số tiền phi pháp ấy. Số tiền ấy thường được sử dụng dưới những hình thức tích lũy tài sản, chẳng hạn như mua bán bất động sản, đầu tư chứng khoán, đầu tư dự án, công trình, tiết kiệm,…..
Những khoản tiền sau khi được rửa sẽ được cất dấu, phân chia thật cẩn thận và sử dụng theo những chiến lược “an toàn” để bị phát giác. Bởi những tổ chức tội phạm và cá nhân tham nhũng luôn muốn che giấu nguồn gốc của khoản tiền thu được từ những hoạt động bất hợp pháp để cơ quan chức năng không nghi ngờ

Tiền bẩn và rửa tiền có quan hệ như thế nào?

Tiền bẩn có thể hiểu là số tiền nhận được từ những hoạt động phi pháp, cụ thể:

  • Các giao dịch trốn thuế chính phủ.
  • Buôn bán ma túy, vũ khí, khủng bố, mại dâm, bán hàng giả hoặc hàng ăn cắp, hàng lậu.
  • Các hoạt động khác như tham nhũng, nhận hối lộ.
  • Các giao dịch ở chợ đen hoặc hoạt động kinh tế ngầm của các quốc gia nhằm trốn tránh các biện pháp trừng phạt kinh tế hoặc của tội phạm.

Tội rửa tiền là những hành vi hợp pháp hóa tiền bẩn bằng giao dịch tài chính, ngân hàng,….

Những đối tượng thường xuyên thực hiện rửa tiền

  • Những người buôn lậu
  • Các tổ chức khủng bố
  • Cá nhân tham nhũng
  • Những người muốn tránh thuế, các đối tượng muốn giữ kín thu nhập thật sự của mình nói chung.

Những đối tượng trên thực ra không hoàn toàn biệt lập: tham nhũng, tội rửa tiền, và kinh doanh bất chính có rất nhiều chỗ giống nhau, cấu kết với nhau, và tiếp sức cho nhau.

Rửa tiền được thực hiện qua ba giai đoạn

Giai đoạn 1: sắp xếp

Những cá nhân và tổ chức tìm cách đưa tiền bẩn vào hệ thống tài chính để hợp pháp hóa tiền bẩn. Những hình thức thường được sử dụng nhất bao gồm:

  • Chia nhỏ tiền gửi vào các ngân hàng nhiều lần để lượng tiền mỗi lần giao dịch đủ nhỏ, không phải khai báo;
  • Mua hàng xa xỉ đắt tiền;
  • Chuyển lậu tiền ra nước ngoài.

Giai đoạn 2: phân tán

Sau khi đưa tiền vào hệ thống tài chính thành công, những đối tượng này sẽ tiến hành giao dịch:

  • Chuyển tiền đến các tài khoản ngân hàng nội địa
  • Chuyển tiền ra nước ngoài
  • Đầu tư dự án, xây dựng, chứng khoán, mua bán bất động sản
  • Mục đích là nhằm tạo ra các giao dịch phức tạp và khó lần dấu vết.

Giai đoạn 3: quy tụ

Khi tiền bẩn đã được “làm sạch” hoàn toàn và trở nên hợp pháp, những cá nhân, tổ chức sẽ sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
Quy trình rửa tiền điển hình

Hậu quả đối với nền kinh tế của việc rửa tiền
Tội rửa tiền là hành vi gây ảnh hưởng xấu đến xã hôi:

  • Ảnh hưởng sâu sắc đến phân bố thu nhập (tạo bất công) và làm chao đảo sự tín nhiệm của xã hội vào các thị trường tài chính.
  • Làm sai lệch các thống kê kinh tế
  • Gây lãng phí nguồn lực kinh tế của xã hội, bóp méo sự phân bố các nguồn lực này

Rửa tiền không chỉ vi phạm những nguyên tắc đạo đức trong xã hội mà còn có tác động tiêu cực đến hoạt động của nền kinh tế và của toàn xã hội. Do vậy, chúng ta cần chung tay ngăn chặn hành vi rửa tiền dưới mọi hình thức.

Quy định về mức phạt đối với tội rửa tiền

Theo điều 324 Bộ luật hình sự 2015, quy định về tội danh tội rửa tiền, tài sản sẽ bị chịu mức phạt như sau:

Điều 324. Tội rửa tiền
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

  • Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;
  • Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có.
  • Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ Sở để biết là do người khác phạm tội mà có;
  • Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

  • Có tổ chức;
  • Phạm tội rửa tiền 02 lần trở lên;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
  • Tiền, tài sản phạm tội trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

  • Tiền, tài sản phạm tội trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia.

Người chuẩn bị phạm tội rửa tiền, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

  • Những trường hợp quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g và h khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;
  • Thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;
  • Những trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;
  • Tội rửa tiền thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
  • Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

XEM THÊM: Tội hối lộ sẽ bị xử phạt thế nào

Thực trạng rửa tiền tại Việt Nam

Luật phòng chống rửa tiền quy định như thế nào

Đối tượng áp dụng

  • Tổ chức tài chính.
  • Những tổ chức, cá nhân Việt Nam; người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có giao dịch tài chính, giao dịch tài sản khác với tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan.
  • Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến phòng, chống rửa tiền.

Nguyên tắc về phòng, chống rửa tiền

1. Việc phòng, chống rửa tiền phải thực hiện theo quy định của pháp luật trên cơ sở bảo đảm chủ quyền, an ninh quốc gia; bảo đảm hoạt động bình thường về kinh tế, đầu tư­; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
Chống lạm quyền, lợi dụng việc phòng, chống rửa tiền để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Các biện pháp phòng, chống rửa tiền phải được thực hiện đồng bộ, kịp thời; các hành vi rửa tiền phải được xử lý nghiêm minh.

Chính sách của Nhà nước về phòng, chống rửa tiền

  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống rửa tiền.
  • Tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống rửa tiền được Nhà nước khen thưởng.
  • Phòng, chống rửa tiền là trách nhiệm của Nhà nước và các cơ quan nhà nước. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia, hợp tác, tài trợ cho hoạt động phòng, chống rửa tiền.
  • Ban hành chính sách thúc đẩy hợp tác quốc tế trong phòng, chống rửa tiền.

Những hành vi bị cấm

  • Thiết lập hoặc duy trì tài khoản vô danh hoặc tài khoản sử dụng tên giả.
  • Tổ chức, tham gia hoặc tạo điều kiện thực hiện hành vi rửa tiền.
  • Cung cấp trái phép dịch vụ nhận tiền mặt, séc, công cụ tiền tệ khác hoặc công cụ lưu trữ giá trị và thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng tại một địa điểm khác.
  • Thiết lập và duy trì quan hệ kinh doanh với ngân hàng được thành lập tại một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhưng không có sự hiện diện hữu hình tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó và không chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan quản lý có thẩm quyền.
  • Cản trở việc cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống tội rửa tiền.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong phòng, chống rửa tiền xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
  • Đe dọa, trả thù người phát hiện, cung cấp thông tin, báo cáo, tố cáo về hành vi rửa tiền.

XEM THÊM: Tội trốn thuế bị xử phạt thế nào theo quy định luật hình sự

Tóm lại vấn đề

Trên đây là những thông tin về khái niệm tội rửa tiền là gì? Bao gồm những thông tin xác đáng mà bạn đọc cần biết về vấn đề này. Những câu hỏi thường gặp nhất về rửa tiền cũng đã được chúng tôi giải đáp cụ thể ở trên. Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin thật sự hữu ích.

5/5 - (100 bình chọn)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here