
Tội nhận hối lộ quy định trong Bộ luật hình sự như thế nào? Sẽ bị xử phạt ra sao? Những mức phạt về hành vi hối lộ. Tất cả những thông tin bạn cần biết đều được JES tổng hợp trong bài viết “Tội nhận hối lộ bị xử phạt ra sao? Hành vi nào là hối lộ?” dưới đây
Hành vi nào bị cấu thành tội hối lộ?
Về hành vi
- Có hành vi đưa của hối lộ dưới bất kỳ hình thức nào cho những người có chức vụ, quyền hạn.
- Trên thực tế có trường hợp bên đưa hối lộ không có thỏa thuận trước với người có chức vụ, quyền hạn nhưng thực hiện việc đưa của hối lộ đồng thời với việc đưa ra yêu cầu đối với người có chức vụ, quyền hạn và người đó đã chấp nhận.
- Việc đưa hối lộ có thể thực hiện một cách trực tiếp, nhưng cũng có thể thực hiện một cách gián tiếp (qua người môi giới).
- Thời điểm hoàn thành tội nhận hối lộ tính từ thời điểm người có chức vụ, quyền hạn chấp nhận đề nghị của bên đưa hối lộ, đây cũng đồng thời là thời điểm hoàn thành tội nhận hối lộ.
- Thời điểm hoàn thành tội phạm này được tính từ thời điểm một bên chấp nhận đề nghị hoặc yêu cầu của bên kia.
- Việc đưa của hối lộ có thể là do người phạm tội chủ động đưa cho người có chức vụ, quyền hạn nhưng cũng có thể đưa của hối lộ theo gợi ý, đòi hỏi của người có chức vụ, quyền hạn.
Dấu hiệu khác
- Hành vi phạm tội xâm phạm đến những hoạt động đúng đắn của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế nhà nước.
- Giá trị của hối lộ phải có từ hai triệu đồng trở lên dưới hai triệu đồng nhưng việc đưa hối lộ đó sẽ phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là dấu hiệu cơ bản cấu thành tội nhận hối lộ
- Cố ý đưa và nhận hối lộ
- Mục đính của việc đưa hối lộ là để ngưòi có chức vụ, quyền hạn chấp nhận làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người phạm tội.
- Chủ thể của người đưa hối lộ là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định
Tội nhận hối lộ sẽ bị xử phạt như thế nào
Tội hối lộ được ghép vào tội phạm tham nhũng được quy định tại khoản 1 điều 354 Bộ Luật Hình sự 2015, cụ thể như sau:
Điều 354. Tội nhận hối lộ
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Lợi ích phi vật chất.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- Có tổ chức;
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
- Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
- Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.
3. Phạm tội nhận hối lộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
- Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.
- Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
- Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
- Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
5. Người phạm tội nhận hối lộ còn bị cấm đảm nhiệm những chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm và có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Người có chức vụ và quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.
Thực tiễn cho thấy, người có chức vụ nhận quà biếu sau khi đã làm đúng chức trách của mình thì có phải đã nhận hối lộ không? Về vấn đề này đã có những quan niệm sau:
- Nếu nhận quà biếu thường xuyên, có hệ thống, tuy không có thỏa thuận giữa người tặng quà và người nhận quà, giá tri quà biếu lớn, người đưa quà biếu ngầm hiểu quà biếu ấy là của hối lộ thì coi là phạm tội nhận hối lộ.
- Giữa người có chức vụ và người đưa quà biếu không có bất kỳ thỏa thuận nào về việc tặng quà biếu, người nhận quà biếu thực hiện công việc của mình đúng chức năng, quyền hạn, vô tư thì quà biếu được như sự biết ơn, có trước có sau, là tấm lòng, đạo đức của người Việt nam.
- Nối với những công việc, những ngành có quy định cấm nhận quà dưới bất kỳ hình thức nào, giá trị nào thì việc nhận quà biếu coi như nhận hối lộ.
XEM THÊM: Tội rửa tiền chịu mức phạt thế nào?
Tội đưa hối lộ sẽ bị xử phạt như thế nào?
1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ và quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi:
- Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
- Lợi ích phi vật chất.
2. Phạm tội hối lộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Có tổ chức;
- Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
- Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;
3. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, lợi ích vật chất, tài sản khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
4. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm.
5. Người nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này.
6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
7. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, sẽ được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
XEM THÊM: Tội trốn thuế bị xử phạt thế nào theo quy định luật hình sự
Tóm lại vấn đề
Trên đây là những hình phạt dành cho tội nhận hối lộ, tội đưa hối lộ theo quy định bộ luật Hình sự do JES tổng hợp. Những hành vi nào được xem là hành vi hối lộ cũng đã được liệt kê ở trên. Chắc hẳn bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích mà bạn đang tìm kiếm.