
Thủ tục bảo lãnh người thân, vợ chồng sang Nhật Bản để thăm hay sinh sống trong khoảng thời gian làm việc, học tập hiện nay đang được rất nhiều người quan tâm tới. Nhưng để có thể đưa được một người thân của mình sang đất nước Nhật Bản cùng sinh sống lại không phải là một việc đơn giản và phải cần có nhiều thủ tục khác nhau. Đây cũng chính là những điều đang được nhiều người tìm hiểu và thắc mắc. Tìm hiểu về thủ tục bảo lãnh sang Nhật Bản cho vợ chồng, người thân để có thể biết được chính xác mình cần làm những gì để có thể hoàn thành thủ tục một cách nhanh chóng và chính xác.
Những đối tượng có thể bảo lãnh được người thân sang Nhật Bản
Visa đoàn tụ gia đình là một loại visa cấp cho con, vợ, chồng của những người đang lưu trú tại đất nước Nhật Bản. Những người có thể sử dụng quyền này để bảo lãnh sang Nhật Bản cho người thân phải đang làm trong những ngành nghề như giáo sư, nghệ thuật, tôn giáo, truyền thông báo chí, kinh doanh – quản lý, luật – kế toán, y tế, nghiên cứu, giáo dục, visa lao động, chuyển công tác nội doanh nghiệp, kỹ năng, hoạt động văn hóa, du học. Trong đó, tư cách lưu trú của những người Việt Nam sang Nhật thường nằm ở 2 loại là visa du học và visa lao động.
Tên gốc của loại visa này là tạm trú theo gia đình. Theo một quy định được bộ tư pháp Nhật Bản công bố thì những người có thể được bảo lãnh trong diện này sẽ là vợ chồng đã đăng ký kết hôn, con ruột hoặc con nuôi có giấy tờ hợp pháp. Còn với những học sinh đi du học thì phải có từ Senmon trở lên và phải được kết hôn trên 6 tháng. Và với những người kỹ sư khi đi sang Nhật thì có thể bảo lãnh được vợ con sau khoảng nửa năm sang Nhật.
Xem thêm: Thời gian bay từ Việt Nam sang Nhật Bản mất bao lâu?
Hạn chế của người được bảo lãnh
Những người có visa không chỉ có thể đoàn tụ với người thân trong cuộc sống hàng ngày mà còn có thể đi học tại các trường tiếng, trường đại học, trường senmon,… Nhưng bắt buộc những người này không được tham gia bất cứ một hoạt động kiếm tiền nào. Và nếu như muốn được làm việc thì những người đó cần phải đi đăng ký tư cách lưu trú tại các cục xuất nhập cảnh tại địa phương. Nhưng dù được đăng ký thì những người đó cũng chỉ có thể làm được 28 tiếng một tuần và còn bị hạn chế công việc.
Những tiêu chuẩn để có thể bảo lãnh sang Nhật Bản
Khi xét để cấp visa cho một gia đình nào đó thì điều được chú trọng nhiều nhất sẽ chính là thu nhập của những người bảo lãnh sang Nhật Bản. Những người này nhất định phải chứng minh được mình có đầy đủ kinh tế để có thể nuôi được những người mình đã bảo lãnh sang Nhật Bản. Do đó, trong hồ sơ bảo lãnh nhất định phải có các giấy tờ có thể chứng minh được khả năng tài chính của bản thân. Vì vậy, nếu như những người bảo lãnh sang Nhật Bản là những người sử dụng visa lao động chậm thuế hoặc thu nhập của người đó dưới 18 vạn yên/ năm thì chắc chắn việc xin được visa là rất khó khăn.
Nếu như người bảo lãnh là những người đi du học thì hãy chuẩn bị số dư trong tài khoản của mình đủ để trang trải cuộc sống tối thiểu ít nhất là 6 tháng. Đối với những du học sinh có học bổng thì giấy tờ chứng minh số học bổng nhận được sẽ được tính với tác dụng chứng minh được cho khả năng tài chính của bản thân.
Những giấy tờ cần thiết để xin visa đoàn tụ gia đình
Là một trong những thủ tục khá phức tạp giúp cho những người thân của mình được sinh sống tại Nhật thì mọi người cũng sẽ phải chuẩn bị nhiều loại giấy tờ khác nhau như giấy chứng nhận tư cách lưu trú, một phong bì có sẵn tem trị giá 392 yên và được ghi rõ địa chỉ, giấy từ chứng minh quan hệ với người bảo lãnh, giấy tờ tùy thân của người bảo lãnh, giấy tờ chứng minh công việc và thu nhập của người bảo lãnh.
Có nhiều loại giấy tờ khác nhau để mọi người có thể hoàn thành được hết mọi thủ tục cho việc xin visa đoàn tụ gia đình. Mỗi loại giấy tờ thì mọi người lại có thể xin được tại các nơi khác nhau. Tìm hiểu rõ mọi loại giấy tờ để có thể hoàn thành công việc thật tốt, tránh những sai phạm ảnh hưởng đến quá trình xin visa.
Những lưu ý khi tiến hành làm thủ tục bảo lãnh người sang Nhật
– Người Nhật Bản có tính rất cẩn thận, tỉ mỉ những những hồ sơ của mọi người làm phải có tính trung thực, chính xác, giấy tờ được xếp gọn gàng không để bị gấp hay nhàu. Hồ sơ làm không lem nhem, không tẩy xóa nếu lỡ có bị ghi sai thì nên làm lại tờ khác.
– Mỗi tờ giấy A4 thì chỉ được photo duy nhất một mặt và để nguyên tờ giấy như vậy không được gấp hay cắt nhỏ. Những giấy tờ như giấy khai sinh, kết hôn,… cũng phải làm y nguyên như vậy.
– Với visa này là kiểu visa đoàn tụ, dành cho những người đứng ra bảo lãnh đang làm việc và học tập tại Nhật. Do đó, những người có visa vĩnh trú tại Nhật Bản khi kết hôn với người Việt Nam thì phải làm visa theo một dạng khác.
– Những giấy tờ sử dụng còn hiệu lực.
– Thời gian mọi người làm giấy tờ sẽ là 1 tuần và đại sứ quán cũng sẽ có thể yêu cầu cung cấp thêm giấy tờ.
– Loại visa này sẽ có hiệu lực trong vòng 3 tháng.
Xin visa đi Nhật chưa bao giờ dễ dàng
Không có bất cứ một tiêu chuẩn nào có thể chắc chắn được việc xin visa của mọi người sẽ thành công; và với những trường hợp dưới đây hoàn toàn có khả năng sẽ bị từ chối:
- Thứ nhất là nếu như người đứng ra bảo lãnh đang làm việc tại một công ty quá tệ, đang làm ăn thua lỗ. Hoặc có quá ít nhân viên thì trường hợp này rất có thể sẽ bị từ chối.
- Thứ 2 là do người đứng ra bảo lãnh không chứng minh được một khả năng kinh tế tốt, lương thấp chỉ khoảng dưới 17 man 1 tháng.
- Thứ 3, trong những trường hợp người được bảo lãnh, người đứng ra bảo lãnh và công ty của người bảo lãnh có những hành vi vi phạm pháp luật tại Nhật như tiền án tiền sự, trốn thuế hay công ty đó có nhiều người vi phạm pháp luật thì cũng rất có thể sẽ bị cục xuất nhập cảnh từ chối.
Xem thêm: Lịch làm việc và địa chỉ của Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội và TPHCM
Để có thể xin được visa đoàn tụ gia đình là một điều không hề đơn giản, đòi hỏi mọi người phải có nhiều giấy tờ chứng minh được quan hệ, thu nhập và kèm theo đó cũng là nhiều quy định khác nhau dành cho những người được bảo lãnh. Tìm hiểu về những thủ tục bảo lãnh vợ/chồng, người thân sang Nhật Bản để có thể biết được chính xác mình cần làm gì để có thể hoàn thành được chính xác mọi công việc cần làm, giúp gia tăng tỷ lệ được cục xuất nhập cảnh chấp nhận.