
Thông tư 01 bộ nội vụ nêu rõ những quy định về việc bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật được Bộ trưởng bộ nội vụ ban hành. Vậy thông tư này gồm có những nội dung gì? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây, để hiểu hơn về vấn đề này.
BỘ NỘI VỤ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2020/TT-BNV |
Hà Nội, ngày 16 tháng 4năm 2020 |
THÔNG TƯ
BÃI BỎ MỘT SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ BAN HÀNH
Căn cứ vào Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ vào Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết về một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ vào Nghị định số 34/2017/NĐ-CP ngày 3 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ vào Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về công tác văn thư;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Văn thư, Lưu trữ nhà nước;
Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 01 bộ nội vụ về bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành.
Điều 1. Bãi bỏ toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật
Bãi bỏ toàn bộ những văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành sau đây:
1. Thông tư số 01/2011/TT-BNV vào ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức văn bản, kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
2. Thông tư số 07/2012/TT-BNV vào ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn quản lý văn bản, lập hồ sơ, nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan.
3. Thông tư số 01/2019/TT-BNV vào ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Bộ Nội vụ quy định quy trình trao đổi, lưu trữ và xử lý tài liệu điện tử trong công tác văn thư, những chức năng cơ bản của Hệ thống quản lý tài liệu điện tử trong quá trình xử lý công việc của các cơ quan và tổ chức.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Thông tư 01 bộ nội vụ này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2020.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Thủ trưởng của các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ và các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc Chính phủ; – HĐND, UBND các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương; – Văn phòng Trung ương và Ban của Đảng; – Văn phòng Tổng Bí thư; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Hội đồng Dân tộc và UB của Quốc hội; – Văn phòng Quốc hội; – Viện kiểm sát nhân dân tối cao; – Tòa án nhân dân tối cao; – Kiểm toán Nhà nước; – Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; – Ngân hàng Chính sách xã hội; – Ngân hàng Phát triển Việt Nam; – Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; – Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; – Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); – Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; – Công báo; – Cổng thông tin điện tử Bộ Nội vụ; – Bộ Nội vụ: Bộ trưởng, các Thứ trưởng; – Lưu: VT, VTLTNN. |
BỘ TRƯỞNG Lê Vĩnh Tân |
XEM THÊM: Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh
TÓM LẠI VẤN ĐỀ: Với những chia sẻ trên đây, Thông tư 01 bộ nội vụ nêu rõ việc bãi bỏ những văn bản vi phạm pháp luật. Hy vọng bài viết này, sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nội dung này.