
Tai biến và đột quỵ khác nhau như thế nào, đây có lẽ là thắc mắc chung của nhiều gia đình và bệnh nhân? Họ thường gặp các thuật ngữ này khi được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán hoặc đề nghị cần phòng tránh bệnh. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết sau để có câu trả lời cho vấn đề này nhé.
Tai biến và đột quỵ khác nhau như thế nào?
Nhiều người vẫn hay nhầm lẫn đây là hai căn bệnh khác nhau nhưng thực chất, đột quỵ và tai biến mạch máu não là tên gọi của cùng một căn bệnh. Đây là 2 cụm từ để chỉ tình trạng bệnh lý cấp tính, gây ra bởi cơn thiếu máu đột ngột của một phần hoặc toàn bộ não bộ. Khi bị thiếu máu não, chất dinh dưỡng và oxy nuôi dưỡng não sẽ không đến được các tế bào não, khiến các tế bào não chết dần đi.
Điều này dẫn đến hậu quả nghiêm trọng trong ý thức, vận động và cảm giác của những vùng cơ thể được chi phối bởi phần não bị tổn thương, khiến một bộ phận cơ thể bị yếu, tê, liệt nửa người hoặc hôn mê, thậm chí dẫn đến tử vong do máu tràn vào não với 2 dạng chính là xuất huyết não (vỡ mạch máu não) và nhồi máu não (tắc mạch máu não).
Nếu thuật ngữ tai biến mạch máu não nhằm chỉ ra nơi khởi phát tai biến là tại các mạch máu nuôi não bộ khi một mạch máu trong não bị vỡ hoặc dòng máu bị chặn lại thì cụm từ đột quỵ nói lên sự cấp tính của bệnh.
Dù vậy, cả 2 cách gọi này đều thể hiện tính chất nguy hiểm của bệnh và nói chung là đều có thể khiến một người đang bình thường bỗng có thể ngã gục, hôn mê, đối mặt với các di chứng tàn tật, thậm chí là tử vong. Căn bệnh này có khả năng xảy ra ở bất kỳ nghề nghiệp, bất kỳ ai. Nhiều người cho rằng bệnh thường gặp ở người cao tuổi nhưng kể cả những người trẻ tuổi, thậm chí trẻ em cũng có thể bị đột quỵ não.
Làm sao để phòng tránh đột quỵ (tai biến mạch máu não)?
Do bệnh lý có những diễn biến cực kỳ nhanh, nguy cơ dẫn đến tử vong cao nên việc chủ động phòng chống đột quỵ (tai biến mạch máu não) từ sớm là điều rất quan trọng và cần thiết lúc này. Để không phải hối tiếc khi đã quá muộn, bạn có thể áp dụng các biện pháp phòng tránh hiệu quả dưới đây:
- Kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ
Kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện kịp thời các bệnh lý gây tăng nguy cơ đột quỵ như: bệnh đái tháo đường, bệnh lý tim mạch, thừa cân, béo phì, tăng huyết áp… và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Thay đổi lối sống
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và khoa học (rau, ăn nhiều trái cây, cá, ngũ cốc, phẩm sữa ít chất béo, tránh những thức ăn quá béo, ngọt, thịt chế biến sẵn, món ăn quá mặn…); vận động thường xuyên (chạy bộ, đi bộ, đạp xe…); tránh mất ngủ, stress, căng thẳng; hạn chế bia rượu và không hút thuốc lá.
- Chủ động chăm sóc não, bảo vệ tế bào tim mạch và thần kinh
Đây được xem là phương pháp bền vững dự phòng nguy cơ đột quỵ não và kiểm soát các gốc tự do.
Bên cạnh đó, việc sử dụng thực phẩm chức năng chống đột quỵ của Mỹ cũng được xem là cách hữu hiệu lựa chọn trong phòng và hỗ trợ điều trị bệnh được nhiều chuyên gia sức khỏe thế giới khuyên dùng.
XEM THÊM: Top 7 viên uống chống đột quỵ của Mỹ hiệu quả tốt nhất
Tai biến và đột quỵ khác nhau như thế nào? Với những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đọc đã hiểu hơn nội dung này.