Sổ tiết kiệm được phân chia như thế nào?

0
866

Di sản thừa kế là sổ tiết kiệm của vợ chồng thì sau khi 1 trong 2 người mất, sổ tiết kiệm này sẽ được định đoạt như thế nào? Các con có quyền được hưởng chúng không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết mà chúng tôi cung cấp dưới đây.

Câu hỏi:

Luật sư tư vấn giúp tôi về trường hợp như sau: Cô bác tôi có 1 sổ tiết kiệm ở ngân hàng với tổng số tiền là 2 tỷ. Sổ tiết kiệm này hình thành trong thời kỳ hôn nhân của cô bác nhà tôi. Bác tôi mất đột ngột không để lại di chúc,  nhà bác tôi có 2 người con. Luật sư cho tôi hỏi rằng, trong trường hợp này 2 người con của bác tôi có được hưởng phần từ sổ tiết kiệm đó không? Chồng của dì có quyền định đoạt tất cả số tiền này hay không?

Trả lời:

Chào bạn, về câu hỏi sổ tiết kiệm được chia như thế nào sau khi 1 trong 2 người mất, Luật sư chúng tôi trả lời như sau:

Thứ nhất : Tại khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về tài sản chung như sau:

“Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ và chồng tạo ra, thu nhập do lao động, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức, hoạt động sản xuất phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, loại trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được nhận thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận sẽ là tài sản chung”.

Như vậy, sổ tiết kiệm của cô với bác hình thành trong thời kỳ hôn nhân nên được xác định là tài sản chung của 2 người. Di sản thừa kế sẽ được xác định trong trường hợp của con cô bạn sẽ là 1/2 giá trị sổ tiết kiệm, 1/2 giá trị còn lại thuộc sở hữu của bác bạn.

Thứ hai: Căn cứ vào quy định tại điểm a khoản 1 Điều 676 của Bộ luật dân sự năm 2005 có quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ/ chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”.

Và tại khoản 2 Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 có quy định : “Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau”.

Như vậy, bác  bạn và 2 con của dì sẽ được hưởng giá trị bằng nhau trên nửa giá trị sổ tiết kiệm trên (500 triệu/1 tỷ).

Thứ ba, tại khoản 1 Điều 32 của Luật hôn nhân gia đình 2014: “Trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ/ chồng là người đứng tên tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó.”. Sổ tiết kiệm ngân hàng là một trường hợp đặc biệt, nếu bác bạn là người đứng tên trong sổ tiết kiệm thì chú bạn có quyền tự mình xác lập thực hiện giao dịch .

Xem thêm: Tư vấn thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm

Tuy nhiên:

– Nếu di sản thừa kế trên chưa được cơ quan khai nhận di sản thừa kế, thì theo quy định tại Điều 32 Luật hôn nhân gia đình ở trên, bác  bạn có quyền trong việc sử dụng tài sản trên mà không cần hỏi ý kiến của các con.

– Nếu di sản thừa kế trên đã được thực hiện kê khai ghi nhận di sản thừa kế tại cơ quan công chứng, thì khi sổ tiết kiệm trên sẽ thuộc sở hữu chung theo phần của chú bạn, 2 người con của cô bác của bạn theo quy định tại khoản 1 Điều 216 Bộ luật dân sự năm 2005: “ Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung ”.

Trường hợp này bác  bạn chỉ có quyền định đoạt phần tài sản thuộc sở hữu của mình trong khối tài sản trên mà không có quyền tự ý lấy toàn bộ số tiền trên để sử dụng vào mục đích khác , nếu không có sự đồng ý của 2 người con của chú dì bạn theo quy định tại khoản 1 Điều 223 Bộ luật dân sự năm 2005: “1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần đó có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, như chúng tôi đã phân tích như trên đây, đây là tài sản chung của cô bác bạn, nên sau khi cô mất 2 người con của cô cũng có quyền thừa hưởng. Tuy nhiên, số tiết kiệm là trường hợp đặc biệt, nếu như phần di sản thừa kế cô để lại chưa được kê khai, thì sau khi dì mất, trên sổ tiết kiệm đứng tên bác, bác vẫn có quyền rút tiền trong sổ tiết kiệm ra để sử dụng mà không sự đồng ý của các con đâu nhé.

Hy vọng JES đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.
 
 
 
 

5/5 - (100 bình chọn)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here