
Shophouse là gì? Được biết đây là xu hướng đầu tư hấp dẫn trên thị trường bất động sản. Tuy nhiên, nhiều người lại nhầm lẫn shophouse với nhà liền kề – một loại hình có một số điểm tương đồng với shophouse. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về shophouse là gì? Và những đặc điểm mà bạn nên biết để phân biệt được shophouse và nhà liền kề?
Shophouse là gì?
Shophouse là loại nhà ở liền kề, được xây dựng ở những trục đường phố, khu vực thương mại, dịch vụ theo quy hoạch được duyệt. Shophouse còn được xem là nhà phố thương mại. Hiểu một cách đơn giản shophouse là một hình thức căn hộ kết hợp với cửa hàng thương mại. Mặc dù loại hình shophouse chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam cách đây chưa lâu nhưng chúng lại nhận được sự quan tâm lớn của giới đầu tư, cũng như người tiêu dùng.
Không giống với việc thuê mặt bằng có giá thành đắt đỏ từ chủ đầu tư, và cũng chỉ được thuê trong khoảng thời gian ngắn hạn. Sở hữu một căn shophouse đồng nghĩa với việc bạn được cấp đủ các giấy tờ chứng nhận quyền lợi và có thể thoải mái làm điều bạn muốn.
Shophouse sở hữu nhiều lợi thế về diện tích và không gian vị trí, thường chỉ có mặt ở các trung tâm thương mại hoặc ở các thành phố lớn, những nơi có khu dân cư đông đúc sầm uất. Vô cùng thuận tiện cho việc kinh doanh buôn bán hoặc có thể cho thuê bởi luôn có sẵn một lượng khách hàng đông đảo chính là cư dân sinh sống trong khu dân cư.
Ưu điểm của shophouse
Tích hợp được hai chức năng
Ưu điểm lớn nhất của shophouse là tích hợp cả 2 chức năng: vừa để ở và vừa để kinh doanh. Thay vì phải mất tiền thuê mặt bằng kinh doanh và vừa phải mất tiền thuê/mua nhà thì chỉ cần shophouse, mua 1 được 2 chức năng.
Hầu hết các căn shophouse đều có thiết kế đẹp và đáp ứng được nhu cầu ở, kinh doanh hoặc có thể cho thuê kinh doanh. Shophouse được xây dựng từ 2 tầng trở lên và tầng trệt được thiết kế để kinh doanh, từ tầng 2 trở lên được thiết kế nhằm phục vụ sinh hoạt gia đình.
Shophouse luôn có vị trí đắc địa
Chính bởi mục đích của shophouse là vừa kinh doanh và vừa ở nên chủ đầu tư luôn ưu tiên cho shophouse ở những vị trí đẹp. Tại đây có giao thông thuận tiện cũng như mặt đường đông đúc. Vị trí của shophouse có thể đặt ở trục đường lớn hoặc là đặt ngay dưới chân các tòa nhà sang trọng.
Tính thanh khoản cao
Trong những chung cư hay khu dân cư hiện nay thì số lượng shophouse khá ít. Hoặc thậm chí chỉ có một vài dự án hiện nay có shophouse. Theo một thống kê gần đây thì số lượng nhà phố thương mại chỉ chiếm khoảng từ 2-3% trên tổng số lượng căn hộ, đối với những dự án lớn hơn như khu đô thị thì số lượng shophouse chiếm khoảng 5%. Cũng chính nhờ số lượng hạn chế nên shophouse có tính thanh khoản khá cao. Các nhà đầu tư dễ dàng mua đi bán lại hoặc có thể đầu tư cho thuê để kinh doanh và nhanh chóng.
Nhược điểm của shophouse
Với nhiều ưu điểm vượt trội, bên cạnh đó shophouse đang nhận được sự quan tâm lớn từ phía nhà đầu tư. Tuy nhiên, loại hình này vẫn còn tồn tại các nhược điểm:
Giá thành cao
Vì có vị trí đắc địa nhất trong những chung cư cùng với số lượng ít ỏi trong khi nhu cầu mua sắm ngày càng tăng nhằm đã đẩy giá bán của shophouse cao hơn so với các căn hộ cùng tòa nhà.
Phụ thuộc vào cộng đồng dân cư
Một yếu tố quan trọng nhất để shophouse để kinh doanh thành công chính là cộng đồng dân cư sinh sống. Các shophouse tọa lạc tại những dự án đông dân cư sinh sống thì sẽ mang lại khả năng sinh lợi cao.
Nếu dự án của chủ đầu tư có được vị trí tốt và không chỉ có sức hấp dẫn với cư dân sống tại dự án mà còn thu hút được nhiều khách hàng bên ngoài, thì việc kinh doanh sẽ giúp bạn thành công hơn. Ngược lại, nếu khu dân cư thưa thớt, hay chưa hình thành thì việc kinh doanh sẽ gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, trước khi đầu tư vào shophouse, ngoài chất lượng, dịch vụ thì các nhà đầu tư cũng cần tìm hiểu về cộng đồng dân cư tại dự án mà mình sắp mua.
Thời gian sở hữu ngắn
Thường thì một căn shophouse sẽ được cấp sổ đỏ. Tuy vậy, hiện nay sổ đỏ bị giới hạn trong vòng 50 đến 70 năm theo chính sách của từng địa phương cấp phép kinh doanh.
Phân biệt Shophouse và nhà liền kề
Điểm giống nhau
Điểm tương đồng lớn nhất của shophouse và nhà liền kề đều là mẫu căn hộ nhà mới, và có thiết kế giống nhau. Cả hai đều là những dãy nhà liền kề, tức là những căn nhà xây dựng sát nhau, liên tiếp và không có khoảng trống hay sân vườn ngăn cách nhà – nhà.
Tất nhiên trong thiết kế cũng không hẳn giống nhau hoàn toàn 100%. Nếu như các căn liền kề được tối ưu cho một không gian sinh hoạt gia đình tiện nghi thì shophouse lại được cân bằng giữa không gian buôn bán, cũng như sinh hoạt riêng.
Sự khác biệt
Shophouse chú trọng đến công năng ngôi nhà là kết hợp giữa an cư, kinh doanh, trong khi đó nhà liền kề chỉ thiết kế nhằm mục đích phục vụ việc sinh hoạt gia đình.
Vì kết hợp giữa kinh doanh, cũng như làm nhà ở nên mặt bằng dưới tầng 1 của shophouse thường được tối ưu hơn và không gian sử dụng nhiều hơn. Nơi ở thường được thiết kế từ tầng 2 trở lên và mật độ xây dựng thường là 100%.
Shophouse thường nằm trong một khu đô thị có quy hoạch hoàn chỉnh, đồng thời tiếp giáp với tuyến đường nội bộ của khu đô thị, được quy hoạch cứng không thể điều chỉnh nhưng cũng không thể thay đổi cấu trúc. Nhà mặt phố thì khác, nhà đầu tư có thể xin cấp phép về thay đổi cấu trúc cũng như xây dựng lại một cách độc lập và không ảnh hưởng đến cấu trúc và quy hoạch của những ngôi nhà kế bên. Điều này làm cho nhà liền kề dễ dàng điều chỉnh công năng sử dụng cao hơn shophouse như trở thành trụ sở văn phòng, cơ sở đào tạo và kể cả kinh doanh.
Vì sao nên đầu tư shophouse?
Trong những năm trở lại đây, mô hình shophouse bắt đầu xuất hiện, đồng thời trở thành sản phẩm được các nhà đầu tư săn đón tại thị trường bất động sản ở Việt Nam, điều đó được minh chứng được việc nhiều dự án ngay từ khi ra mắt có sức hút mạnh mẽ.
Với hạ tầng hiện đại tích hợp với nhiều lợi ích và mô hình shophouse đang dần trở thành sự lựa chọn thay thế cho mẫu nhà phố truyền thống/nhà liền kề. Theo phân tích của các chuyên gia quy hoạch, shophouse thường đặt ở những khu đô thị cao cấp và được đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ cùng mật độ dân cư lớn. Bên cạnh đó là những lợi thế về vị trí đắc địa và thiết kế thông minh sẽ giúp sản phẩm này luôn được các nhà đầu tư để mắt ngay khi dự án mới được công bố.
XEM THÊM: 8 điều không nên bỏ qua khi mua nhà lần đầu
TÓM LẠI VẤN ĐỀ: Shophouse là gì? So với nhà liền kề thì shophouse có những ưu điểm và nhược điểm ra sao? Hy vọng với bài chia sẻ này, bạn đọc sẽ có được câu trả lời ưng ý nhất.