Home Sức khỏe Sán dây lợn: Những thông tin và một số lưu ý bạn cần biết

Sán dây lợn: Những thông tin và một số lưu ý bạn cần biết

Sán dây lợn: Những thông tin và một số lưu ý bạn cần biết

Sán dây lợn là một trong những loại sán phổ biến. Loài sán này ký sinh trong ruột non người, bám vào niêm mạc ruột để hấp thụ các chất dinh dưỡng có sẵn. Vậy, sán dây lợn ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe con người?

Thông tin chung

Sán dây lợn hay còn gọi là sán dải heo (Taenia Solium), là bệnh có thể lây sang người. Ký chủ trung gian của chúng là heo, người là ký chủ vĩnh viễn. Sán tồn tại trong cơ thể người từ 20 đến 25 năm.
Hình dạng:

  • Trứng sán có hình cầu, lớn từ 20 – 50 micromet, vỏ rất dày, màu nâu sẫm, nhân có 6 vết móc
  • Sán dây lợn trưởng thành dẹt, màu trắng đục hoặc hơi vàng, hình sợi dây, dài từ 4 đến 8m, có khoảng 900 đốt

Đặc điểm sinh sản:

  • Trong đốt sán có cả bộ phận sinh dục đực và cái, đốt sán già chứa trứng sán
  • Mỗi đốt chứa từ 50.000 – 80.000 trứng
  • Đốt già rụng từng khúc 5 – 6 đốt, theo phân thải ra ngoài, không di động

Quá trình phát triển của sán dây lợn

Chu kì phát triển theo thứ tự như sau:

  • Như đã đề cập, sán sinh sản bằng cách rụng đốt. Đốt già rụng ra khỏi thân sán rồi theo phân thải ra ngoài. Đốt già ra ngoài môi trường bị thối rữa, giải phóng trứng
  • Lợn ăn phải đốt sán hoặc trứng sán. Đốt sán vào dạ dày lợn, dưới tác dụng cơ học giải phóng trúng, trứng nở thành ấu trùng. Ấu trùng chui qua thành ống tiêu hóa vào máu, tới các cơ vân và tạo kén ở đó (gọi là lợn gạo)
  • Người ăn phải lợn gạo có chứa ấu trùng chưa được nấu chín sẽ bị nhiễm bệnh sán dây lợn
  • Ấu trùng vào ruột người, nở thành sán dây trưởng thành. Sán lớn bằng cách hút chất dinh dưỡng trong ruột. Chúng sinh đốt mới ở cổ, ký sinh ở ruột non nhưng đoạn cuối xuống tận ruột già, tiếp tục sinh sản bằng rụng đốt
  • Người ăn phải trứng sán dây lợn sẽ bị bệnh người gạo. Hoặc có thể mắc do đốt sán già ở ruột trào ngược lên dạ dày, tại đây, trứng được giải phóng. Trứng trôi xuống ruột nở thành ấu trùng, ấu trùng chui qua thành ruột vào máu rồi tới cơ vân, não, mắt để ký sinh

Sán dây lợn: Những thông tin và một số lưu ý bạn cần biết

Con đường lây lan chủ yếu

Có 3 kiểu lây sán thường gặp, đó là:

  • Tự nhiễm do người nhiễm sán trưởng thành bị nôn rồi nuốt đốt sán già vào dạ dày
  • Lây chủ yếu qua đường ăn uống. Do ăn phải thịt lợn có nang ấu trùng chưa được nấu chín gây nên bệnh sán dây lợn
  • Ngoài ra, ăn phải trứng sán dây lợn có trong rau, hoa quả tươi, nước uống hay tay có nhiễm trứng sán

Dấu hiệu nhiễm sán dây lợn

Theo Bộ Y tế, để xác định có nhiễm bệnh hay không cần dựa vào các biểu hiện như đau bụng, đi ngoài ra đốt sán, rối loạn tiêu hóa… kèm với kết quả xét nghiệm. Người bệnh nên đi xét nghiệm nếu có các biểu hiện:

  • Xuất hiện các triệu chứng đau bụng kéo dài, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài ra đốt sán,…
  • Khi có dấu hiệu ấu trùng sán trên da (nổi sần, nổi cục)
  • Xuất hiện các cục tại mi mắt, hốc mắt, trong kết mạc, thủy tinh thể…
  • Khi có dấu hiệu mà bác sĩ nghi ngờ do ấu trùng sán gây ra trong não như: đau đầu, co giật, động kinh, liệt tay chân hoặc tứ chi, nặng hơn có thể hôn mê

Các biện pháp phòng ngừa

Để tránh bệnh sán dây lợn ảnh hưởng lên sức khỏe cách tối đa, tuân thủ các yêu cầu sau:

  • Ăn chín, uống sôi. Không ăn thịt lợn tái, nem chua sống
  • Không sử dụng thịt lợn bị bệnh để chế biến thực phẩm
  • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Tẩy giun sán 6 tháng một lần cho trẻ từ 2 tuổi trở lên
  • Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống cho người và vật nuôi
  • Không nuôi lợn thả rông và tẩy giun sán cho lợn
  • Không sử dụng phân tươi để tưới cây hoa màu
  • Quản lý nguồn chất thải của lợn và người đúng cách
  • Người có sán trưởng thành trong ruột không được phóng uế bừa bãi

Sán dây lợn: Những thông tin và một số lưu ý bạn cần biết

Thuốc điều trị

Sán dây lợn là bệnh có thể chữa được, bằng cách sử dụng một trong các loại thuốc sau:

  • Uống thuốc tẩy sán lợn – đây là biện pháp đơn giản và ít tốn phí
  • Dùng Praziquantel và Niclosamide với bệnh sán có con trưởng thành
  • Mắc ấu trùng sán lợn cần điều trị phức tạp và dài ngày hơn. Có thể dùng Praziquantel hoặc Albenzadole

Tóm lại, nhờ vào trình độ y khoa tiên tiến, sán dây lợn hoàn toàn có thể được điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, cũng phải giữ thói quen ăn uống sạch sẽ, khoa học để tránh bệnh sán dây lợn nói riêng và các bệnh về đường tiêu hóa nói chung. Luôn nhớ rằng phòng bệnh lúc nào cũng tốt hơn chữa bệnh nhé!