
Phụ cấp xăng xe có tính thuế TNCN hay không? Đây chắc hẳn là thắc mắcđược nhiều người lao động quan tâm. Phụ cấp xăng xe là khoản tiền hỗ trợ đi lại cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp và tùy thuộc vào chế độ của doanh nghiệp mà có quy định về khoản phụ cấp này hay không. Vậy, phụ cấp xăng xe có tính thuế thu nhập cá nhân và có cần phải đóng bảo hiểm xã hội? Chúng tôi xin mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Thứ nhất, về việc đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH):
Căn cứ theo tại Khoản 2, Điều 30 của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH có quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành vài điều của Luật bảo hiểm xã hội về BHXH bắt buộc (sau đây gọi là Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH), tiền lương tháng tính đóng bảo hiểm gồm có:
Tiền lương = Mức lương + Phụ cấp lương + Các khoản bổ sung khác
- Mức lương: Bắt buộc và là tối thiểu.
- Phụ cấp lương cụ thể như: Phụ cấp chức danh, chức danh; Phụ cấp trách nhiệm; Phụ cấp nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại; Phụ cấp thâm niên; Phụ cấp lưu động; Phụ cấp khu vực; Phụ cấp thu hút và những phụ cấp có tính chất tương tự (Khoản 1 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH).
- Các khoản bổ sung khác: Là những khoản xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương được thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ được trả lương.
Do đó: không phải mọi khoản phụ cấp đều tính đóng bảo hiểm. Bởi vì phụ cấp xăng xe không thuộc các loại phụ cấp được quy định tại Khoản 1 Điều 30 nêu trên nên không cần phải đóng BHXH. Cũng căn cứ tại quy định tại Khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không gồm các khoản hỗ trợ xăng xe.
Như vậy: dù là phụ cấp xăng xe hay là tiền hỗ trợ xăng xe thì đều không phải tính đóng BHXH.
Thứ hai, về việc tính đóng thuế TNCN
Căn cứ tại quy định Điều 3 của Thông tư 111/2013/TT-BTC, các khoản thu nhập được miễn thuế TNCN không gồm có phụ cấp xăng xe.
Và căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập chịu thuế TNCN không bao gồm tiền hỗ trợ xăng xe.
Như vậy, phụ cấp xăng xe vẫn được tính vào nguồn thu nhập chịu thuế TNCN của NLĐ và NLĐ không phải tính đóng thuế TNCN đối với các khoản hỗ trợ xăng xe.
Thứ ba, về chi phí được trừ khi tính thuế TNDN
Căn cứ vào Điều 4 của Thông tư 96/2015/TT-BTC và căn cứ tại Khoản 2 Điều 3 của Thông tư 25/2018/TT-BTC. Trong trường hợp công ty có trả phụ cấp xăng xe dựa theo mức cố định hàng tháng, ghi cụ thể điều kiện được hưởng, mức được hưởng tại một trong các hồ sơ của doanh nghiệp (Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tập đoàn, Tổng công ty;…) thì thu nhập này được tính là chi phí được khấu trừ khi tính thuế TNDN.
Cũng căn cứ vào Điều 4 của Thông tư 96/2015/TT-BTC, chi phí đi lại cho người lao động sẽ được tính vào chi phí được trừ khi xác định nguồn thu nhập chịu thuế TNDN nếu có đầy đủ hoá đơn và chứng từ hợp pháp.
XEM THÊM: Cách tính thuế thu nhập cá nhân đúng quy định
Như vậy, khoản phụ cấp xăng xe có tính thuế TNCN, có phải đóng BHXH hay không? Với những chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu hơn về nội dung này.