
Phụ cấp độc hại là khoản phụ cấp mà người sử dụng lao động dành cho người lao động nhằm bù đắp một phần tổn hại về sức khỏe, tinh thần và thậm chí là suy giảm khả năng lao động. Mỗi ngành nghề hay lĩnh vực đều có những tính chất đặc thù riêng. Chính vì vậy, mức phụ cấp sẽ phụ thuộc vào từng đối tượng lao động đối với những công việc khác nhau. Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết “Phụ cấp độc hại: Cách tính và điều kiện theo quy định mới”
Cách tính phụ cấp độc hại mới nhất
Đối với cán bộ, công chức, viên chức
Theo quy định tại Thông tư 07/2005/TT-BNV, phụ cấp độc hại đối với cán bộ, công chức và viên chức được chia thành 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3, 0,4 so với mức lương cơ sở.
Từ 01/7/2020, mức lương cơ sở là 1,6 triệu đồng/tháng. Do đó, mức phụ cấp độc hại hàng tháng của cán bộ, công chức, viên chức nhận được như sau:
- Mức 1: Hệ số 0,1 = 160.000 đồng/tháng;
- Mức 2: Hệ số 0,2 = 320.000 đồng/tháng;
- Mức 3: Hệ số 0,3 = 480.000 đồng/tháng;
- Mức 4: Hệ số 0,4 = 640.000 đồng/tháng.
Loại phụ cấp này được tính dựa theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm, và được trả cùng kỳ lương hàng tháng
Nếu làm việc dưới 4 giờ/ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc và nếu làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính bằng cả ngày làm việc.
Đối với người lao động trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu
Cách tính phụ cấp độc hại đối với những đối tượng này được hướng dẫn tại Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH. Cụ thể tại khoản 1 Điều 11:
Mức phụ cấp đối với nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:
- Thấp nhất bằng 5%
- Cao nhất bằng 10%
Mức phụ cấp đối với nghề, công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:
- Thấp nhất bằng nhất 7%
- Cao nhất bằng 15%.
Các mức phụ cấp nêu trên được so với mức lương của nghề và công việc có độ phức tạp tương đương. Trong điều kiện lao động bình thường.
Thời gian tính phụ cấp độc hại cho những lao động này cũng được thực hiện tương tự như đối với cán bộ, công chức và viên chức nêu trên.
Đối với những lao động còn lại
Điều 102 Bộ luật Lao động 2012 có nêu rõ, chế độ phụ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thoả thuận trong hợp đồng lao động , và thoả ước lao động tập thể hoặc quy định trong quy chế của người sử dụng lao động.
Như vậy, nếu người lao động làm việc thuộc danh mục nghề công việc nặng nhọc và độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mức phụ cấp độc hại sẽ tùy theo thỏa thuận khi giao kết hợp đồng lao động.
Đối tượng được áp dụng phụ cấp độc hại
Căn cứ vào Thông tư 08/2010/TT-BTTTT quy định về chế độ phụ cấp độc hại và nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với công chức, viên chức và người lao động làm việc trong lĩnh vực phát thanh và truyền hình, tại Điều 2 Nghị định này nêu rõ đối tượng áp dụng như sau:
1. Cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị) và viên chức thuộc biên chế nhà nước hưởng lương theo các bảng lương được ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ;
2. Viên chức quản lý, viên chức chuyên môn và nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ và người lao động của doanh nghiệp xếp lương theo bảng lương ban hành theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ.
Tại Điều 3 Thông tư 08/2010/TT-BTTTT thì chế độ phụ cấp độc hại có hệ số 0,1 áp dụng đối với công chức, viên chức và người lao động làm các công việc:
- Vận hành, điều khiển và sửa chữa máy phát thanh công suất dưới 50KW.
- Vận hành, điều khiển, sửa chữa máy phát hình hay máy phát thanh FM, máy phát sóng viba và vận hành trạm truyền dẫn tín hiệu vệ tinh có công suất dưới 5KW.
- Ghi hình, dựng hình trong trường quay, phòng dựng và phòng thu, ghi, dựng hình, đạo diễn âm thanh và hình trên xe phát thanh, xe truyền hình lưu động (phát thanh và truyền hình lưu động).
- Vận hành, điều khiển và sửa chữa máy phát điện công suất từ 20KVA đến dưới 500KVA.
- Ghi hình, lồng tiếng, thu nhạc, truyền dẫn tín hiệu âm thanh và tín hiệu truyền hình trong trường quay (Studio).
- Vận hành trong các phòng tổng khống chế trung tâm truyền hình cáp.
- Quản lý kho phim, băng, bảo quản hay sao chép tư liệu bằng băng từ, đĩa hình, đĩa tiếng, xử lý kỹ thuật hồ sơ tài liệu lưu trữ, vận hành máy chiếu phim và tu sửa phục hồi phim điện ảnh.
- Phóng viên, biên tập viên tổ chức sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình, đạo diễn hay biên tập chương trình trên xe phát thanh, truyền hình lưu động.
- Phát thanh viên và biên tập viên dẫn chương trình trong trường quay, phòng dựng.
- Điều hành và kiểm soát phòng phát thanh, truyền hình quốc gia.
- Lắp đặt và sửa chữa đường dây phi-đơ anten, móng néo cột anten ở các đài phát sóng, phát thanh và truyền hình có tổng công suất từ 100 KW trở lên.
- Lắp đặt, vận hành và sửa chữa hệ thống cung cấp điện cho đài phát thanh, truyền hình và trung tâm kỹ thuật phát thanh, truyền hình.
XEM THÊM: Cách tính bảo hiểm thất nghiệp mới nhất
Tóm lại vấn đề “Phụ cấp độc hại”
Đối với những đối tượng, làm trong những ngành nghề khác nhau, thì sẽ được hưởng mức phụ cấp độc hại tương ứng. Hy vọng bài viết này, sẽ cung cấp cho người đọc những thông tin hữu ích nhất.