
Hàng hóa khi xuất kho thường được kê khai trong phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Nhằm lưu lại thông tin dùng cho việc đối chiếu, quản lý sau này. Tuy nhiên, những chứng từ này cũng cần tuân theo quy định. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ là gì?
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ là chứng từ đi kèm với hàng hóa, để làm căn cứ lưu thông trên thị trường. Mẫu phiếu nêu rõ tên công ty/ tổ chức, cá nhân lập phiếu, người đảm nhận vận chuyển, phương tiện vận chuyển, xuất nhập tại kho nào.
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ được in và phát hành như hóa đơn. Do đó, doanh nghiệp phải đăng ký phát hành, quản lý và báo cáo tình hình sử dụng phiếu xuất kho với cơ quan thuế như là hóa đơn.
Việc quản lý phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ còn có ý nghĩa trong việc hợp thức hoá hàng trên đường vận chuyển.
Mẫu phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo mẫu mới nhất
Tên tổ chức, cá nhân:……………… Địa chỉ:……………………………. |
Mã số thuế:…………………………………. Ký hiệu:………………..Số:……………….. |
PHIẾU XUẤT KHO KIÊM VẬN CHUYỂN NỘI BỘ
Liên 1: Lưu
Ngày….tháng….năm….
Căn cứ lệnh điều động số ………… Ngày…tháng…năm…của …….. về việc …………………….
Họ tên người vận chuyển …………………….. Hợp đồng số ………………………………………….
Phương tiện vận chuyển:………………………………………………………………………………
Xuất ở kho:……………………………………………………………………………………………….
Nhập ở kho: ……………………………………………………………………………………………..
TT | Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hóa) | Mã số | Đơn vị | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | |
Thực xuất | Thực nhập | ||||||
1 | |||||||
2 | |||||||
3 | |||||||
Tổng cộng: |
Người lập (Ký và ghi rõ họ tên) |
Thủ kho xuất (Ký và ghi rõ họ tên) |
Người vận chuyển (Ký và ghi rõ họ tên) |
Thủ kho nhập(Ký và ghi rõ họ tên) |
(Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ)
Trường hợp được sử dụng mẫu phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Không phải lúc nào phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ cũng được sử dụng. Chúng được sử dụng trong một số trường hợp xuất sau:
- Hàng đi gia công.
- Hàng hóa cho doanh nghiệp nhận bán hàng đại lý.
- chuyển hàng hóa giữa các đơn vị, chi nhánh hạch toán phụ thuộc với nhau.
- Hàng giao cho doanh nghiệp nhận ủy thác nhập khẩu.
- Hàng hóa để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu.
- Xuất hàng trả ủy thác nhập khẩu khi hàng hóa chưa nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu.
Khi xuất hàng hóa cho chi nhánh hạch toán phụ thuộc có sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, cần lưu ý các vấn đề sau:
- Nếu chi nhánh phụ thuộc không thực hiện hạch toán kế toán khai thuế GTGT về trụ sở chính, khi xuất hàng hóa bằng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (không xuất hóa đơn). Định kỳ chi nhánh (cửa hàng) lập bảng kê tiêu thụ hàng hóa về trụ sở chính để trụ sở chính xuất hóa đơn cho khách hàng ghi doanh thu.
- Khi chi nhánh phụ thuộc tự kê khai thuế GTGT tại địa phương thì khi xuất hàng cho chi nhánh/ trụ sở chính có thể xuất hóa đơn hoặc phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Nếu trụ sở chính xuất hàng cho chi nhánh bằng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ thì phải xuất lại hóa đơn GTGT để chi nhánh có căn cứ khấu trừ và kê khai.
Mức phạt khi đánh mất phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Mức Xử phạt theo quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế toán
Điều 12 Nghị định số 105/2013/NĐ -CP ban hành ngày 16/09/2013. Đối với hành vi làm mất mát tài liệu trong thời gian lưu trữ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 VNĐ đến 1.000.000 VNĐ.
Mức xử phạt theo quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hóa đơn.
Mức xử phạt theo quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hóa đơn.
Theo Nghị định 49/2016/NĐ-CP. Đối với hành vi làm cháy, mất, hư hỏng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ đã phát hành hoặc đã được lập. Hoặc chưa lập sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 VNĐ đến 8.000.000 VNĐ.
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ có cần đóng dấu
Điểm b, khoản 3, điều 4 thông tư số 39/2014/TT-BTC quy định:
b. Trừ trường hợp nếu người mua là đơn vị kế toán yêu cầu người bán lập hóa đơn có đầy đủ các nội dung. Thì các trường hợp sau không bắt buộc phải có đầy đủ các nội dung hình thức về hình thức:
- Đối với tem, vé: Trên tem, vé có mệnh giá in sẵn thì không nhất thiết phải có chữ ký người bán, dấu của người bán; tên, địa chỉ, chữ ký người mua và mã số thuế
- Hóa đơn tự in của tổ chức trung tâm thương mại, kinh doanh siêu thị, được thành lập theo quy định của pháp luật. Không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký của người mua và dấu của người bán.
- Đối với doanh nghiệp sử dụng hóa đơn với số lượng lớn, chấp hành tốt thuế, phương thức tổ chức bán hàng, căn cứ đặc điểm hoạt động kinh doanh, cách thức lập hóa đơn dựa trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp. Cục thuế cân nhắc và có văn bản hướng dẫn hóa đơn không nhất thiết phải có dấu của người bán.
Điểm 4 phụ lục 1 thông tư 39 quy định như sau:
Các chứng từ được pháp luật quản lý như hóa đơn gồm:
- Phiếu xuất kho gửi bán hàng đại lý
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển hàng hóa nội bộ
Vậy trường hợp mẫu phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ không có tiêu thức dấu của người bán. Doanh nghiệp có thể tiến hành đóng dấu mộc treo tại góc trái tờ phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
Trên đây là những thông tin cần biết khi sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất.