
Ngày nay, những chiêu lừa đảo trong mua bán nhà đất ngày càng nhiều và tinh vi hơn. Nếu không thận trọng và kỹ lưỡng, bạn rất có thể rơi vào những màn kịch mà chúng đã chuẩn bị sẵn. Hãy cùng mình điểm nhanh qua những chiêu trò phổ biến hay gặp trong mua bán nhà đất, và cách thức để phòng tránh những chiêu trò này ra sao?
Những chiêu lừa đảo phổ biến trong mua bán nhà đất
Nhiều người cùng đứng tên một bất động sản
Trong số những chiêu trò lừa đảo trong mua bán nhà đất thì đây có lẽ là hình thức thường gặp nhất. Chỉ cần người mua lơ là cảnh giác và không chú ý là dễ dàng rơi vào bẫy. Với chiêu trò này, đầu tiên đối tượng sẽ đăng tin rao bán với giá tương đối thấp so với thị trường. Trong đó, có hình ảnh sổ đỏ, giấy tờ nhà đất rõ ràng, đi kèm với lời mời gọi hấp dẫn…
Sau khi tiếp cận được “con mồi”, kẻ lừa đảo dụ dỗ họ xuống tiền đặt cọc. Hoặc chồng một phần tiền với cam kết chỉ bằng giấy tay. Sau khi nhận được tiền chúng “biến mất” như bọt xà phồng và người mua chịu cảnh điêu đứng.
Lừa đảo bằng sổ giả, giấy tờ giả
Không riêng gì người mua, kể cả người bán cũng có thể dính vào hình thức này. Đối với người bán, kẻ lừa đảo sẽ cho người mua nhà cần xem sổ và lấy thông tin sổ để xác thực, cũng như lợi dụng thông tin đó để làm một cuốn sổ, hồ sơ giả. Sau đó, chờ thời cơ đánh tráo giữa sổ giả và sổ thật.
Ngược lại với người mua, kẻ lừa đảo sẽ đóng vai là người bán làm nhiều bộ hồ sơ, giấy tờ giả để bán cho nhiều người cùng lúc.
Lừa đảo bằng cách lợi dụng lòng tin
Đây là hình thức lừa đảo trong mua bán nhà đất khi chủ nhà đất có nhu cầu vay tiền. Nhưng vì lý do nào đó phải nhờ người khác đứng ra vay giúp mình. Đối tượng lừa đảo sẽ lợi dụng lòng tin của chủ đất, để buộc chủ nhà phải làm hợp đồng mua bán nhà đất để cam kết tạm thời. Hoặc để đối tượng dùng tài sản đó thay bạn để vay ngân hàng. Và cuối cùng kẻ lừa đảo dùng tài sản vừa được chủ nhà đất ủy quyền để chiếm đoạt tài sản đó.
Lừa đảo qua vi bằng
Lừa đảo qua vi bằng xuất hiện rất nhiều trong khoảng thời gian gần đây. Lợi dụng kiến thức hạn hẹp về hình thức lập vi bằng của người dân. Một số đối tượng đã tiến hành phân lô trái phép, hoặc có thể bán đất không đủ pháp lý thông qua hợp đồng mua bán nhà đất viết tay. Đi kèm là lời cam kết đã có vi bằng do cơ quan chức năng cấp, đồng thời dẫn đến người mua có thể bị lừa trắng tay.
Đưa ra thông tin mập mờ để lừa đảo
Hình thức lừa đảo này được áp dụng khi đối tượng cố tình làm mờ, hay thậm chí thay đổi thông tin bất lợi trên sổ, hoặc giấy tờ sở hữu nhà đất khi cho người mua xem.
Các thông tin này bao gồm: Đất nằm trong diện quy hoạch, hoặc bị sửa sở hữu có thời hạn sang lâu dài…đây tất cả đều là những chiêu lừa đảo trong mua bán nhà đất mà chúng ta nên thận trọng.
Đóng vai người mua bán nhà đất để đẩy giá lên cao
Hình thức lừa đảo này được áp dụng khi người mua còn đang phân vân, lưỡng lự về căn nhà/miếng đất vì giá của nó cao hơn nhiều so với thị trường. Thì đột nhiên có người đến hỏi mua lai chính mảnh đất đó với giá cao hơn rất nhiều so với giá mà người mua đang trả cho bất động sản đó. Thậm chí còn đặt cọc để tạo sự tin tưởng. Vậy là người mua sập bẫy mua liền bất động sản đó mà không hề hay biết rằng mình đã dính vào một trong những chiêu trò lừa đảo trong mua bán nhà đất.
Làm sao để tránh sập bẫy lừa đảo trong mua bán nhà đất
Loại bỏ ngay những thói quen sai lầm trong mua bán nhà đất
Mua nhà đất theo tâm lý đám đông
Nhiều người sẵn sàng xuống tiền mua bán nhà đất ở TPHCM dưới 1 tỷ chỉ vì những lời đồn thổi rằng sẽ đem lại hiệu quả cao hay lợi nhuận tốt. Và tin rằng người này người nọ đã đầu tư và đã lời lớn…. Nghe quen và cảm thấy “bùi tai”, nên sẵn sàng bỏ số tiền lớn ra đầu tư với hy vọng sẽ có lợi nhuận như họ.
Không tìm hiểu kỹ thông tin về nhà đất
Đây là thói quen mà nhiều người hay gặp khi mua bán bất động sản. Là nguyên nhân dẫn đến việc bị lừa đảo trong mua bán nhà đất, gây thiệt hại nặng nề. Đặc biệt là khi mua bán nhà đất với người quen mà không cập nhật giá nhà đất hoặc thủ tục, quy định mới nhất của pháp luật hiện hành,…
Không chú ý các điều khoản trong hợp đồng mua bán nhà đất
Thêm một sai lầm nữa là người mua ký kết hợp đồng một cách vội vã. Mà bỏ qua bước chú ý những điều khoản trong hợp đồng mua bán nhà đất. Thực tế, việc kiểm tra mọi chi tiết trong hợp đồng xem có đúng những gì hai bên đã thỏa thuận hay không là bước hết sức quan trọng của quá trình mua bán. Nếu không kiểm tra kĩ bạn sẽ rơi vào cảnh “vườn không nhà trống”.
Cập nhật ngay kiến thức pháp luật và thủ tục mua bán nhà đất
Một trong những điều quan trọng mà bạn nên nhớ khi mua bán nhà đất là nên cập nhật thường xuyên những kiến thức pháp luật, thủ tục mua bán nhà đất mới nhất theo đúng pháp luật. Bởi khi đã am hiểu về điều này bạn sẽ tránh được các chiêu lừa đảo trong mua bán nhà đất.
Thủ tục mua bán nhà đất theo đúng quy định mới nhất của pháp luật hiện hành
Hồ sơ yêu cầu công chứng khi mua bán bất động sản gồm:
- 1 bộ hồ sơ yêu cầu công chứng cho văn phòng công chứng:
- Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, hay giao dịch theo mẫu;
- Dự thảo hợp đồng (nếu có);
- Bản sao giấy tờ tuỳ thân;
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng theo pháp luật quy định phải có.
Hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất gồm:
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Giấy tờ khác, như chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của hai bên…
Những vấn đề xoay quanh hợp đồng mua bán nhà đất
Hợp đồng mua bán nhà đất là căn cứ pháp lý quan trọng nhất trong các giao dịch bất động sản. Trước khi ký hợp đồng mua bán nhà đất bạn cần lưu ý các điều sau để tránh những lừa đảo trong mua bán nhà đất:
- Các thông tin về tài sản của hợp đồng mua bán nhà đất
Người mua cần xác định được tài sản dùng trong giao dịch phải là tài sản không thuộc diện bị cấm chuyển nhượng hoặc tranh chấp hay vướng mắc về pháp lý. Người bán cần chứng minh được đó là tài sản thuộc sở hữu của mình hoặc mình được ủy quyền mua bán chuyển nhượng đất đai.
- Các điều khoản liên quan đến giá trị của mẫu hợp đồng
Người mua cần chú ý đến những nội dung như sau, biết đâu đó lại là những thủ đoạn lừa đảo trong mua bán nhà đất: Tổng số tiền là bao nhiêu, đồng tiền thanh toán, số tiền này đã cố định hay chưa…Trường hợp, giao dịch bằng ngoại tệ, cần lưu ý về giá trị quy đổi của ngoại tệ chính xác là bao nhiêu, đồng thời được ghi rõ trong hợp đồng mua bán nhà đất.
- Các điều khoản liên quan đến phương thức thanh toán
Việc thanh toán có thể là bằng tiền mặt trực tiếp hoặc có thể chuyển khoản. Trường hợp đồng mua bán nhà đất có liên quan đến nước ngoài thì cần lưu ý các quy định pháp luật dành riêng cho trường hợp này.
- Quyền và nghĩa vụ các bên liên quan trong mẫu hợp đồng mua bán nhà đất
Bên bán có quyền nhận đủ tiền và phải có nghĩa vụ bàn giao tài sản nhà đất đúng thời hạn đã bàn. Địa điểm với thông tin chính xác như trong hợp đồng và bảo đảm quyền sở hữu đối với tài sản đem bán… Bên mua phải có nghĩa vụ trả đủ tiền và đúng thời gian. Có quyền yêu cầu bên bán, chuyển nhượng tài sản nhà đất đúng thời hạn cũng như đúng địa điểm như trong hợp đồng. Mọi thứ cần phải thực hiện rõ ràng để tránh vướn vào những chiêu lừa đảo trong mua bán nhà đất.
Hợp đồng mua bán nhà đất chỉ được thực hiện nếu thỏa các điều kiện sau đây:
- Đất không có tranh chấp.
- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sổ hồng. Trừ các trường hợp pháp luật quy định cho phép chuyển nhượng không cần sổ hồng.
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để thực hiện án.
- Đất còn trong thời hạn sử dụng.
- Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất hay góp vốn bằng quyền sử dụng đất,…
- Phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai, đồng thời có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Các loại thuế, phí, lệ phí phải đóng khi mua bán nhà đất
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì những khoản phí, lệ phí khi thực hiện thủ tục, chuyển quyền sử dụng đất và ký mẫu hợp đồng mua bán bất động sản gồm có:
- Thuế thu nhập cá nhân:
XEM CHI TIẾT: Cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất
- Lệ phí trước bạ:
XEM CHI TIẾT: Lệ phí trước bạ là gì? Cách tính và quy định ra sao?
- Các loại phí khác:
Lệ phí công chứng: Mức thu lệ phí chứng thực hợp đồng và các giao dịch liên quan đến bất động sản được xác định theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch.
Lệ phí địa chính: Tùy thuộc vào tình hình kinh tế và chính sách phát triển của từng địa phương. Mà có mức thu sao cho phù hợp đúng theo đúng quy định của pháp luật.
Lệ phí thẩm định: 0,15% giá trị chuyển nhượng (tối thiểu 100.000 đồng, tối đa 5.000.000 đồng).
TÓM LẠI VẤN ĐỀ: Với những chia sẻ trên chúng tôi hy vọng bạn sẽ tránh được những chiêu lừa đảo trong mua bán nhà đất phổ biến nhất hiện nay. Hãy tự mình bảo vệ lợi ích của chính mình bằng cách cập nhật thêm những thông tin hữu ích nhé.