Người bị bệnh thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

0
690
Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không

Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không, đây có lẽ là vấn đề mà những ai đang gặp bệnh lý này đều thắc mắc. Bởi, để điều trị được bệnh thoái hóa khớp gối hiệu quả, người bệnh cần thiết lập cho mình một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, kết hợp với luyện tập một số môn thể thao tốt cho sức khỏe. Vậy người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không, hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!

Hiểu đúng về thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh lý thường gặp nhất về thoái hóa xương. Và đa số đối tượng mắc bệnh này là những người cao tuổi. Đây là tình trạng mất cân bằng cơ học và sinh học dẫn đến tổn thương sụn khớp gốixương dưới sụn. Tại đây, gây ra các phản ứng viêm, sưng, giảm dịch khớp gối. Khi khớp gối bị thoái hóa, các lớp sụn khớp bị hư hỏng và trục xương cong vào trong.
Người bệnh sẽ cảm thấy rất đau đớn khi sụn khớp bị hao mòn, không thể che phủ toàn bộ đầu xương, dẫn đến tình trạng cọ xát giữa xương chày và  xương đùi xảy ra. Khi bị thoái hóa khớp gối, người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám và điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Hiểu đúng về thoái hóa khớp gối
Hiểu đúng về bệnh thoái hóa khớp gối

Khi bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

Đi bộ hay tập yoga đều là những bộ môn thể dục nhẹ nhàng tốt cho sức khỏe, tạo sự dẻo dai, linh hoạt cho cơ thể. Tập thể dục đúng cách sẽ hỗ trợ tích cực trong điều trị bệnh nhanh chóng đạt hiệu quả. Nhất là các bộ môn thể dục dễ sinh sẽ rất tốt cho người già vì các động tác được thực hiện thật chậm rãi, giúp hơi thở đi theo động tác của tay chân. Tuy nhiên, để vừa đem lại lợi ích cho sức khỏe và vừa không làm ảnh hưởng tới tình trạng bệnh, bạn nên tập thể dục đúng cách và lành mạnh.
Những bệnh bị thoái hóa khớp gối ở giai đoạn nặng thì hạn chế đi lại hoặc nên chuyển qua các môn thể thao khác như đạp xe, tập dưỡng sinh. Đặc biệt, hạn chế những động tác mạnh như cúi gập người, xoay gối, bẻ lưng, thậm chí chạy nhảy tại chỗ, bởi đây là những động tác rất hại cho các khớp.
Tại sao vận động mạnh lại dẫn đến đau khớp gối?
Nguyên nhân là khi vận động mạnh, đi đứng nhiều sẽ tạo ra một sức đè ép lên các mặt sụn khớp đã bị thoái hóa. Lớp sụn đó có tác dụng hấp thụ lực đè ép, nhưng nay tác dụng này giảm hoặc không còn nên sẽ tạo các cơn sang chấn trên hai đầu xương, gây ra tình trạng thoái hóa khớp gối.
Từ đó, dẫn đến cơn đau khớp khi bệnh nhân đi hay đứng. Vì thế với những bệnh nhân này, người ta khuyến cáo nên hạn chế đi lại. Nếu bệnh nhân càng đi lại nhiều sẽ càng làm khớp hư thêm.

Bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không
Người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

Một số bài tập thể dục cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối

1. Đi bộ đúng cách

Trong giai đoạn bệnh đã xuất hiện các cơn đau thì việc tìm hiểu phương pháp đi bộ khoa học cũng nên được quan tâm. Việc đi bộ là cần thiết nhưng người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ với tần suất cao hay không?
Theo các nghiên cứu từ các chuyên gia sức khỏe cho rằng, thời gian đi bộ phù hợp nhất chính là buổi chiều và buổi sáng. Người bệnh không nên đi bộ nhiều (khoảng 30 – 60 phút/ngày tùy cơ địa mỗi người) và có thể chia nhỏ thời gian đi bộ trong ngày ra 2-3 lần.
Khi đi bộ, bệnh nhân phải giữ tư thế thoải mái, thu giản nhất, nhẹ nhàng, chậm rãi, cố gắng giữ lưng thẳng và hít thở đều. Tuyệt đối tránh các bước chân quá nhanh, quá dài vì nó sẽ tạo thêm áp lực lên sụn khớp, phần xương dưới sụn,… nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp gối nặng hơn.
Lưu ý đặc biệt: khi người bệnh thoái hóa khớp gối đang đi bộ mà xuất hiện các cơn đau nhiều, tâm lý không thoải mái, khớp sưng tấy… thì nên dừng việc đi bộ mà hãy ngồi lại nghỉ ngơi, thư giản.

Đi bộ đúng cách
Đi bộ đúng cách giúp cải thiện tình trạng thoái hóa khớp gối hiệu quả

2. Tập yoga nhẹ nhàng, khoa học

Yoga là bộ môn luyện tập nhẹ nhàng nhưng tác dụng đem đến cho cơ thể, đặc biệt là những bệnh nhân thoái hóa khớp gối rất hiệu quả. Dưới đây là 3 bài tập yoga hiệu quả mà người bệnh thoái hóa khớp gối có thể áp dụng tại nhà.
Thứ nhất: Bài tập làm khỏe cơ mặt trước đùi

  • Hãy chuẩn bị một chiếc ghế, sau đó ngồi trên ghế với hai bàn chân đặt sát mặt đất, gối gấp 90°.
  • Từ từ duỗi thẳng chân trái, nâng lên theo hướng nằm ngang song song với mặt đất.
  • Mỗi lần vậy giữ trong 30 giây, sau đó hạ chân xuống từ từ đặt sát mặt sàn.
  • Tiếp tục lặp lại trên chân còn lại và thực hiện bài tập này ít nhất 10 lần/ngày.

Người bệnh ngồi trên ghế với hai bàn chân đặt sát mặt đất, gối gấp 90°.
Bài tập làm khỏe cơ đùi trước mặt

Thứ hai: Bài tập kéo dãn cơ bắp chân, giúp tăng sự linh hoạt của các nhóm cơ chân và khớp gối.
Các bước thực hiện động tác này như sau:

  • Đặt bàn chân trái của bạn cách chân phải vài bước chân. Gập gối trái của bạn, đảm bảo đầu gối của bạn không bị đẩy quá nhiều về phía so với các ngón chân của bạn.
  • Giữ chân phải thẳng, ấn gót chân phải xuống đất để kéo dãn cơ bắp chân phía sau.
  • Giữ trong vòng 30 giây. Lặp lại trên chân đối diện.
  • Thực hiện bài tập này ít nhất 3 lần/ngày.

Bài tập kéo dãn cơ bắp chân
Bài tập kéo dãn cơ bắp chân cho người thoái hóa khớp gối

Thứ ba: Bài tập bước lên bục hoặc 1 bậc cầu thang

  • Đứng trước bục (cao từ 10 – 20 cm), hai chân rộng bằng vai.
  • Bước lên bục bằng chân trái, sau đó với chân phải.
  • Bước xuống ngược lại: Chân phải của bạn chạm đất trước, sau đó là chân trái.
  • Bước theo tốc độ của riêng bạn trong khoảng 30 giây/lần. Có thể kết hợp thanh vịn để giữ thăng bằng.

Bài tập bước lên bục hoặc 1 bậc cầu thang
Bài tập bước lên bục hoặc 1 bậc cầu thang

Bên cạnh đó, việc sử dụng kết hợp viên uống bổ xương khớp cũng giúp bạn cải thiện được tình trạng đau nhức xương khớp hiệu quả, đặc biệt là bệnh lý thoái hóa khớp gối.
XEM NGAY: Top 8 viên thuốc bổ xương khớp của Mỹ bán chạy nhất hiện nay
Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? Chắc hẳn các bạn đã tìm được câu trả lời ưng ý cho bản thân rồi phải không nào?

Rate this post