Mẫu quyết định nghỉ việc dùng cho nhiều trường hợp

0
2024
Quyết định nghỉ việc

Quyết định nghỉ việc là một trong những văn bản biểu mẫu được các doanh nghiệp, công ty hay tổ chức trình bày về vấn đề cho thôi việc đối với cán bộ hay nhân viên của mình theo đúng chuẩn với hợp đồng lao động. Nếu bạn thuộc bộ phận nhân sự của công ty thì chắc hẳn không thể bỏ qua mẫu quyết định thôi việc dưới đây.

Mẫu quyết định nghỉ việc

Mẫu quyết định nghỉ việc dùng cho nhiều trường hợp

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

QUYẾT ĐỊNH

V/v cho nghỉ việc

GIÁM ĐỐC CÔNG TY TNHH/CỔ PHẦN …..
Căn cứ Bộ Luật Lao động;
Hợp đồng lao động đã ký ngày ……………………………………………………………………………………………………..
Xét Đơn xin nghỉ việc của Ông (Bà) …………………………………………………………………………………………………….
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay cho Ông (Bà)………….. giữ chức vụ…………….. được nghỉ việc kể từ ngày………………………
Điều 2: Ông (Bà)………………………………….. và các Ông (Bà) phó giám đốc hành chính, và các bộ phận có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định nghỉ việc này.
                                                                           Giám đốc
Nơi nhận:
………………….

Nội dung cần có trong mẫu quyết định nghỉ việc

Quyết định nghỉ việc là mẫu văn bản với mục đích thông báo, chính vì thế khi thực hiện các bạn nên lưu ý đến nội dung, đồng thời thể hiện ngắn gọn, xúc tích, rõ ràng, ngôn ngữ trang trọng và lịch sự. Tuy nhiên quyết định thôi việc cũng cần đầy đủ những thông tin sau:

  • Thông tin đơn vị (doanh nghiệp) ra quyết định về việc thôi việc.
  • Thông tin của người lao động bao gồm: họ tên, quê quán, ngày sinh, đơn vị làm việc và chức vụ hiện tại.
  • Lý do quyết định cho thôi việc

Mẫu quyết định nghỉ việc
 

Trường hợp doanh nghiệp được cho người lao động nghỉ việc

Được quy định tại Điều 36 Bộ luật Lao động 2012, có 10 trường hợp doanh nghiệp cho người lao động thôi việc được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Đó chính là:

  • Đã hoàn thành công việc theo đúng quy định hợp đồng lao động;
  • Hai bên cùng thoả thuận về việc chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Đủ điều kiện hưởng lương hưu;
  • Người lao động bị tù giam, tử hình hay bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án và quyết định của Toà án;
  • Bị xử lý kỷ luật bị sa thải thì thực hiện quyết định nghỉ việc.
  • Hợp đồng lao động hết hạn, trừ trường hợp người lao động thuộc cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ;
  • Người sử dụng lao động là cá nhân chết hay bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết, cũng như người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
  • Người sử dụng lao động thực hiện đơn phương chấm dứt hợp đồng; cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hay vì lý do kinh tế; sáp nhập, hợp nhất hay chia tách doanh nghiệp
  • Người lao động thực hiện đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Người lao động chết hay bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết;

Hậu quả khi doanh nghiệp cho nghỉ việc trái luật

Khi cho người lao động ra quyết định nghỉ việc, doanh nghiệp cần phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật nếu không muốn chịu hậu quả.
Được quy định tại Điều 42 Bộ luật Lao động 2012 đã nêu rõ nghĩa vụ của doanh nghiệp khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật, cũng như việc phải tiếp tục thực hiện hợp đồng, hay đền bù các tổn hại về vật chất, tinh thần cho người lao động.

  • Với nghĩa vụ tiếp tục thực hiện theo hợp đồng lao động:

Doanh nghiệp phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo đúng hợp đồng lao động đã giao kết, tức là khôi phục lại quan hệ lao động.

  • Với nghĩa vụ đền bù vật chất, tinh thần:

Trước hết, doanh nghiệp phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc. Đồng thời, đền bù tổn thất về tinh thần với mức thấp nhất là hai tháng lương theo hợp đồng lao động.
Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì doanh nghiệp cần phải trả thêm trợ cấp thôi việc khi thực hiện quyết định nghỉ việc
Ngược lại, nếu doanh nghiệp không muốn nhận và người lao động cũng đồng ý về việc này thì ngoài việc đền bù tiền tổn thất về tinh thần và trợ cấp thôi việc. Doanh nghiệp còn phải bồi thường thêm ít nhất hai tháng lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng.
Trường hợp không còn công việc theo hợp đồng mà người lao động vẫn muốn làm việc thì phải sửa đổi và bổ sung hợp đồng lao động.
XEM THÊM: Phụ cấp độc hại – Cách tính và những điều cần lưu ý
KẾT LUẬN: Quyết định nghỉ việc là việc vẫn thường hay gặp ở các doanh nghiệp trong thị trường năng động hiện nay. Chính vì vậy, doanh nghiệp, cũng như người lao động nên nắm rõ các quy định liên quan để không làm mất quyền lợi cũng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

5/5 - (100 bình chọn)